Từ vụ kính rơi tại quán cafe một toà nhà ở Hà Nội, có mấy điểm cần lưu ý đối với các Kiến trúc sư và Kỹ sư xây dựng khi thiết kế và thi công để tránh gây hậu quả đáng tiếc như vừa rồi.
1. Kính cường lực (Full temper glass): Về mặt lý thuyết, kính cường lực khi vỡ sẽ giải phóng ứng suất và vỡ thành các mảnh nhỏ (to hơn hạt ngô một chút) và không gây sát thương. Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Tấm kính vỡ vẫn tồn tại những mảnh vỡ nhỏ thì bằng bàn tay (xem ảnh), to thì bằng cả cái bàn uống nước. Các hạt vỡ dính với nhau và ko tách rời hết nên khi rơi là cả mảng rơi xuống. Như vậy khi rơi ở tầng cao sẽ gây rủi ro tai nạn chết người.
2. Khi thiết kế và thi công một số hạng mục sau tuyệt đối không được dùng kính cường lực đơn: mái kính, canopy, lan can ngoài trời hoặc lan can thông tầng trong nhà cao tầng, mặt ngoài của hệ mặt dựng hoặc mặt trong đối với những khu vực thông tầng.
3. Có thể sử dụng các loại kính sau để thay thế kính cường lực:
- Kính bán cường lực (Heat strengthen glass): kính này khi vỡ sẽ tạo thành vết nứt dọc tấm kính và găm vào khung mà ko rơi xuống. Tuy nhiên cũng chỉ nên sử dụng đối với trường hợp vị trí kính đứng, không nên sử dụng đối với vị trí kính nằm ngang.
- Kính dán: đây là kính an toàn nhất, nên sử dụng ở các vị trí nêu tại mục 2. Dán 2 tấm kính vào với nhau (có thể dùng kính đơn, kính cường lực, kính bán cường lực) khi vỡ kính được màng phim PVB ở giữa 2 tấm kính giữ lại mà không rơi xuống (như hình kèm theo).
Hiện còn rất nhiều toà nhà đang chọn sai chủng loại kính nên sẽ còn nhiều hiện tượng kính rơi vỡ. Các Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng cần hết sức lưu tâm để tránh gây hậu quả đáng tiếc.
P/s: nguồn ảnh được lấy từ internet
10.5.2024
Bài viết của: NTD
1. Kính cường lực (Full temper glass): Về mặt lý thuyết, kính cường lực khi vỡ sẽ giải phóng ứng suất và vỡ thành các mảnh nhỏ (to hơn hạt ngô một chút) và không gây sát thương. Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Tấm kính vỡ vẫn tồn tại những mảnh vỡ nhỏ thì bằng bàn tay (xem ảnh), to thì bằng cả cái bàn uống nước. Các hạt vỡ dính với nhau và ko tách rời hết nên khi rơi là cả mảng rơi xuống. Như vậy khi rơi ở tầng cao sẽ gây rủi ro tai nạn chết người.
2. Khi thiết kế và thi công một số hạng mục sau tuyệt đối không được dùng kính cường lực đơn: mái kính, canopy, lan can ngoài trời hoặc lan can thông tầng trong nhà cao tầng, mặt ngoài của hệ mặt dựng hoặc mặt trong đối với những khu vực thông tầng.
3. Có thể sử dụng các loại kính sau để thay thế kính cường lực:
- Kính bán cường lực (Heat strengthen glass): kính này khi vỡ sẽ tạo thành vết nứt dọc tấm kính và găm vào khung mà ko rơi xuống. Tuy nhiên cũng chỉ nên sử dụng đối với trường hợp vị trí kính đứng, không nên sử dụng đối với vị trí kính nằm ngang.
- Kính dán: đây là kính an toàn nhất, nên sử dụng ở các vị trí nêu tại mục 2. Dán 2 tấm kính vào với nhau (có thể dùng kính đơn, kính cường lực, kính bán cường lực) khi vỡ kính được màng phim PVB ở giữa 2 tấm kính giữ lại mà không rơi xuống (như hình kèm theo).
Hiện còn rất nhiều toà nhà đang chọn sai chủng loại kính nên sẽ còn nhiều hiện tượng kính rơi vỡ. Các Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng cần hết sức lưu tâm để tránh gây hậu quả đáng tiếc.
P/s: nguồn ảnh được lấy từ internet
10.5.2024
Bài viết của: NTD