QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phân tích nhà cao tầng có kể đến quá trình thi công

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân tích nhà cao tầng có kể đến quá trình thi công

    Không biết nội dung này đã được đề cập đến ở đâu chưa. Nhưng tôi muốn cùng mọi người cùng trao đổi về vấn đề này.
    Việc tính toán building của chúng ta như em được biết là chỉ xét đến kết quả của ngôi nhà đã hoàn thiện(đã đi vào sử dụng), trừ một số trường hợp đặc biệt như thi công tầng hầm thì không nói làm gì.Nhưng thực tế thì phân tích như vậy sẽ cho kết quả tương đối không chính xác trong một số trường hợp (ví dụ: về khả năng biến dạng của vật liệu BT trong quá trình thi công sẽ # với biến dạng đồng thời khi mô hình hóa nó là hoàn thiện, điều này có ảnh hưởng ảnh hưởng đáng kể tới nội lực trong các cấu kiện.Như khi ta xét 1 dầm có 1 đầu kê lên vách có độ cứng lớn, 1 đầu kê lên cột trong nhà cao tầng thì khi mô tả nó là một cái sơ đồ làm việc ở giai đoan sử dụng sẽ # với thực tế trong quá trình thi công từng tầng.Cụ thể đầu kê lên vách thì có chuyển vị Z nhỏ, đầu kê lên cột thì sẽ chuyển vị lớn hơn nhiều-> xuất hiện nội lực cưỡng bức trong dầm.Nhưng thực tế nó có thế đâu???vì đã được khống chế cao độ cột từng tầng trong quá trình thi công rồi-> độ chênh về biến dạng sẽ không xảy ra nhiều như trong mô hình.
    Tôi đề cập vấn đề này để mọi người cùng nhau giải quyết, và có thể áp dụng phân tích quá trình thi công thực trong mô hình của mình.
    Thank everybody!
    Cứng thẳng dễ gãy
    Sạch quá dễ bẩn.

  • #2
    Ðề: Phân tích nhà cao tầng có kể đến quá trình thi công

    Cái này là kinh nghiệm và rất cần thiết cho dân kết cấu.
    Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Phân tích nhà cao tầng có kể đến quá trình thi công

      Nguyên văn bởi leanh
      Việc tính toán building của chúng ta như em được biết là chỉ xét đến kết quả của ngôi nhà đã hoàn thiện(đã đi vào sử dụng), trừ một số trường hợp đặc biệt như thi công tầng hầm thì không nói làm gì.Nhưng thực tế thì phân tích như vậy sẽ cho kết quả tương đối không chính xác trong một số trường hợp (ví dụ: về khả năng biến dạng của vật liệu BT trong quá trình thi công sẽ # với biến dạng đồng thời khi mô hình hóa nó là hoàn thiện, điều này có ảnh hưởng ảnh hưởng đáng kể tới nội lực trong các cấu kiện.Như khi ta xét 1 dầm có 1 đầu kê lên vách có độ cứng lớn, 1 đầu kê lên cột trong nhà cao tầng thì khi mô tả nó là một cái sơ đồ làm việc ở giai đoan sử dụng sẽ # với thực tế trong quá trình thi công từng tầng.Cụ thể đầu kê lên vách thì có chuyển vị Z nhỏ, đầu kê lên cột thì sẽ chuyển vị lớn hơn nhiều-> xuất hiện nội lực cưỡng bức trong dầm.Nhưng thực tế nó có thế đâu???vì đã được khống chế cao độ cột từng tầng trong quá trình thi công rồi-> độ chênh về biến dạng sẽ không xảy ra nhiều như trong mô hình.
      Tôi đề cập vấn đề này để mọi người cùng nhau giải quyết, và có thể áp dụng phân tích quá trình thi công thực trong mô hình của mình.
      Thank everybody!
      thực ra khi thiết kế là các bác giả thiết công trình đã hoàn thiện rồi, đưa vào sử dụng rồi nên khi chất tải trọng là chất một lần đồng loạt trên tất cả các sàn. còn khi thi công thì nhà thầu họ chất tải từng tầng một và có thêm tải trọng thi công (một số trường hợp thiết kế phải kể đến tải trọng này trong thiết kế). đúng là khi thiết kế dầm liên kết vào vách thì thường xuất hiện mômen rất lớn trong dầm nếu không khai báo là liên kết khớp với vách. thường thì khi thiết kế dầm liên kết vào vách thì các bác nên để ý là độ cứng của dầm thường lớn hơn rất nhiều so với tiết diện bê tông vách xung quanh đầu dầm. nếu ta không giải phóng liên kết cho dầm ở vị trí này thì khi có chuyển vị của lõi vách thì vùng bê tông vách, lõi quanh đầu dầm dễ bị nứt. ngoài ra nếu cứ để liên kết ngàm thì nội lực trong dầm rất lớn, cứ lấy nội lực ra mà tính thép thì không đảm bảo được hàm lượng hoặc không bố trí nổi thép trong dầm.
      To leanh: thực tế khi công trình đưa vào sử dụng thì sẽ xuất hiện chuyển vị của vách, cột... dưới tác dụng của tải trọng, luc đó mới xuất hiện độ chênh về biến dạng giữa các cấu kiện có độ cứng khác nhau, chính lúc này mới sinh ra nội lực phụ thêm trong các cấu kiện chứ!

      Ghi chú

      Working...
      X