QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

BRP-Phần 2: Đường cho BRP

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • BRP-Phần 2: Đường cho BRP

    Hệ thống xe buýt nhanh- Phần 2: Đường dành cho BRP

    Viêt bởi: Trafficforyou

    Đương dành cho BRP có thể từ dạng đơn giản ít tiền nhất là chạy chung với các phương tiện giao thông khác cho đến những đường xây dựng riêng cho BRP, mọi giao cắt đều khác mức.

    Có 5 dạng đường dành cho BRP, (1) chạy lẫn, không có sự phân biệt (2) chạy trên làn thiết kế cho BRP trong phạm vi đường sát với vỉa hè hoặc sát với làn đường dùng để đỗ xe, (3) Chạy trên làn đương riêng trong phạm vi đường nhưng phân cách với các làn xe khac bằng đá vỉa hoặc rào chắn.dải phân cách trung tâm nếu đường đủ rộng, các chiều đường đựoc phân cách bằng đá vỉa, (4) chạy trên đường xây dựng riêng cho BRP nhưng vẫn giao nhau cùng mức với các đường khác , (5) giống dạng 4 nhưng giao nhau khác mức.

    Dạng 1: đơn giản nhất, rẻ tiền, có thể áp dụng đựoc ngay, tuy nhiên sẽ làm tốc độ của BRP chậm, tính phục vụ đúng giờ giảm, cũng như làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Khi thiết kế tuyến BRP dạng này, nên cố gắng giảm tối đa số lần rẽ của 1 hành trinh BRP. Mặc dù là nhằm phục vụ các điểm có nhu cầu lơn về đi lại như trung tâm buôn bán, khu đô thị đông người hoặc khu công nghiệp, không nên đặt tuyến BRP dạng này vào các đường phố xuyên trung tâm đông đúc, nên đặt tuyến BRP dạng này đi vào các phố gần nhất với các phố trung tâm trên nhưng it đông mật độ xe chạy hơn, khái niêm “ gần” tức là khả năng có thể đi bộ đuợc của hành khách từ phố trung tâm sang các phố có tuyến BRP ( nhỏ hơn 400 m).

    Dạng 2: Tuyến BRP vẫn chạy chung trên đuờng phố, nhưng đựoc thiết kế riêng biệt và phân cách bằng vạch sơn liền ( cấm lấn làn). Tại các chỗ giao nhau nơi các xe khac có thể rẽ phải, các vạch sơn liền chuyển thành vạch sơn đứt. Tuyến BRP dạng này nằm sát với vỉa hè. Dạng tuyến BRP này thích hợp nhất đối với các đường 1 chiều đủ rộng để bố trí 1 làn cho BRP. Chiều rộng tối thiểu cho 1 làn BRP nên từ 3.50-3.75 m. Tuyến BRP dạng này co thể cho phép chạy xuyên tâm đến các trung tâm giao. Tại các nút giao thông, tuyến BRP sẽ được ưu tiên bằng các tín hiệu đèn dành riêng cho nó.

    Vì dạng tuyến BRP này được bố trí trên các đường 1 chiều, nó có thể không thuận tiện cho các hành khách có nhu cầu đi BRP theo hướng ngựơc lại. Để khuyến khích hành khách sử dụng BRP, có thể bố trí tuyến BRP trên đường phố 1 chiều, nhưng hương tuyến ngựoc với dòng giao thông chính. Làn đường vẫn ở bên sát với vỉa hè. Khi đường phố rất rộng, có thể bố trí 2 làn BRP ngược chiều nhau, sát bên vỉa hè. Chú ý là đối với dạng này, đèn tín hiệu giao thông nhất thiết phải thiết kế ưu tiên cho BRP. Khi chưa đáp ứng điều kiện nay, tuyệt đối không nên thiết kế tuyên BRP dạng kể trên. Khi cần thiết, có thể thay vạch sơn liền bằng các đá vỉa thấp, xe co thể leo lên mà không gây nguy hiểm.

    Cần làm cho các làn đường của các tuyến BRP dạng này đặc biệt sao cho một người ngoại tỉnh cũng có thể nhận biết là anh ta đang đi nhầm vào làn đường dành riêng cho xe buýt. Làn BRP dạng này nên dùng thảm bê tông màu sắc khác với các làn xe khác. Vẽ và dùng ký hiệu trên mặt đuờng chỉ rõ lan dành cho xe BRP.

    Để tiết kiệm không gian và tăng năng lực thông hành, có thể cho phép các phương tiện khác sử dụng làn BPR khi không phải giờ cao điểm. Tuy nhiên, nên chỉ cho phép các xe ô tô có từ 4 người trở lên, hoặc taxi được phép sử dụng. Khi tuyến BRP này có hơn 100 bus hoạt động /h, tốt nhất là cấm trong những giờ đó. ( Còn nữa)
Working...
X