QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các bác giúp em tính động đất với

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các bác giúp em tính động đất với

    Em đang tính kết cấu nhà cao tầng với tải trọng động đất nhưng em không biết tính và gán tải trọng loại này như nào các bác giúp em ngay với không thì em lụt mật Cảm ơn các bác nhiều!

  • #2
    Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

    Hi Ban,
    Ban da co ti kien thuc gi ve Seismic Design chua, ban da co UBC97 chua, neu co thi doc de lạm
    Neu khong thi den mot so bai lien quan den dong dat ma doc, toi co mot so bai, neu duoc thi vao ma doc.
    Chao than ai,
    Tung Vo ,M.S.
    Co thac mac gi hoi, toi san sang trong gioi han kienthuc cua minh

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

      Nguyên văn bởi brave
      Em đang tính kết cấu nhà cao tầng với tải trọng động đất nhưng em không biết tính và gán tải trọng loại này như nào các bác giúp em ngay với không thì em lụt mật Cảm ơn các bác nhiều!
      Chao. Bạn đang thiết kế nhà cao tầng tính động đất; Có lẽ bây giờ thiết kế xong rồi phải không???
      theo ý kiến và hiểu biết sơ sài của tôi về động đất thì có lẽ chỉ là bàn luận cùng với bạn về vấn đề này.
      Thiết kế động đất có hai cách :
      Ta có thể thiết kế dạng TAY ; hoặc Máy; nếu bạn tính tay bạn phải cho ra 3 dạng dao động của toàn nhà ; sau đó áp dung các công thức tính động đất để tìm ra lực ngang tác dụng lên công trình ở các tầng ; sau đó lực ngang đó dược phân cho các vách hay lõi chịu ; nếu nhà có TÂM Cứng khong trùng với Tâm tiết diện tổng hợp của các vách thì nhà xẻ bị xoắn tổng thể ; và nó sẻ sinh ra phản lực do xoắn sinh ra ; điều này bạn phải tính toán các phả lực đó ; nếu phải lực đó vô tính làm cho kết cấu ít nguy hiểm hơn thì ta không kể vào ; ngược lại ta phải kể vào ;Còn tính toán theo Máy (computer) thì rất hay ; bạn phải hiểu thế nào là đáp ứng phổ ; thế nào là ứng sử của công trình với dạng dao động của động đất ; và khi sảy ra cộng hưỡng thì mức độ phá hoại sẽ theo mức độ nào ; và bạn phải hiểu PHÔ là gì ; thiết kế phải theo Phổ thiết kế mà các nước đã lập ra; sau khi bạn được cung cấp tài liệu về động đất mà người ta thăm dò tại vùng đất bạn xây dựng; thì những thông số đó là quá trình hoạt động của động đất ; thêm vào đó ; những tài liệu này sẻ cho bạn 1 đồ thị dạng dao động hình SIN; hay nói cách khác là dạng dích dắc ; không theo 1 quy luật nào cả; những kết quả đó người ta đo dược theo tiêu chuẩn của mỹ hay các nước châu âu ucs97 hay 98 gì đó ; sau khi bạn nhập vào sap2000 9.03 dử liệu đó thì tự động máy tính sẽ phân tích đáp ứng phổ cho bạn ; sau đó bạn sẽ có nội lực và tổ hợp theo kiêu sqrt hay các kiểu khác -----
      đó là ý kiến của tôi ; mong góp ý học hỏi
      chao thân ai

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

        Tất cả đều có thể tính bằng máy cả. Chủ yếu là quan niệm tính. Hiện nay ( theo tôi biết ) thì có 2 cách tính cơ bản là tính theo động và tĩnh. Phương pháp động căn cứ vào phổ của động đất, cách này chính xác nhưng tương đối phức tạp. Cách còn lại là tính theo phương pháp tĩnh, nghĩa là tính ra lực động đất tĩnh tương đương rồi phân cho từng tầng theo các dạng dao động của nó ( ở đây là 3 dạng cơ bản ). thường làm tốt nghiệp các bạn làm theo phương pháp này. Phương pháp này các bạn dùng máy để xuất ra chu kỳ.Trong sap có cho nhập lực động đất tại trọng tâm công trình ( lệch 5% tổng chiều dài để tạo mômen xoắn ngẫu nhiên). Sau đó có thể xuất nội lực để tính.
        Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

          Hiện nay có 2 cách tính toán tải trọng do động đất lên công trình, và tiêu chuẩn đc dùng phổ biến là UBC97 hoặc là ASCE-02 . Về cơ bản 2 bộ tiêu tiêu chuẩn này đều tương tự như nhau. Có 2 cách để ước lượng tải trọng do động đất.
          1.Cách thú nhất là xác định lực cắt nên tương đương (static base shear). Tức là tải trọng động đất đc coi là một tĩnh tải tác động lên móng của công trình. Lực cắt này phụ thuộc vào một số đăc trưng sau: Tỷ lệ thuận với khối lượng của công trình, vào khu vực vùng địa chấn (tức là khu vực xây dựng thuộc vùng động đất cấp độ nào - seismic zone), phụ thuộc vào hệ số "tầm quan trọng của công trình" - important factor, phụ thuộc vào loại kết cấu chịu lực ngang của công trình, phụ thuộc vào nên đất nơi xây dựng công trình (mỗi loại đất có khả năng làm giảm nhẹ hoặc tăng cường tác động của lực động đất lên công trình, trận động đất ở Mexico năm 1985 là một ví dụ). Sau khi xác định đc lực cắt tương đương rồi thì bạn tiến hành phân phối lực ngang đó cho các tầng nhà.
          2. Cách thứ 2 là sự dụng "phổ phản ứng". Mổi khu vực bạn thiết kế công trình sẽ có cái gọi là phổ động đất. Cái này đc xây dựng dựa trên cơ sở đo đạc các trận động đát đã từng xảy ra. Việc đó tiến hành như sau.
          - Với một mô hình dao động đơn giản (1 bậc tự do) người ta thay đổi các tần số dao động riêng của nó ứng với mỗi một trận động đât quan sát đc (ứng với mỗi các hệ số damping khác nhau) người ta sẽ xác định đc các chuyển vị (gia tốc, vận tốc) lớn nhất của mô hình đó. Biểu đồ bao của các giá trị đó sẽ cho ta biểu đồ phổ phản ứng (mà ta thường thấy).
          - Việc áp dụng là một quá trình ngược lại. Bạn có tấn số dao động của công trình bạn có thẻ tình ngược lại đc gia tốc phổ, chuyển vị phổ, vận tốc phổ của công trình đó nếu biết cường độ của trận động đất (thường đc đặc trưng bằng gia tốc nền). Việc áp dụng đối với hệ nhiều bậc tự do thì cần một chút kiến thức về dynamic analysis.
          3. Cách thứ tiếp cận thứ 3 là coi động đát là một tác động biến thiên theo thời gian, nghĩa là nếu bạn có đc biểu đồ thể hiện sự biến thiên của chuyển vị của gia tốc nền, vận tốc nên hay chuyển vị nền theo thời gian. Cái này gọi là "time domain analysis".
          You are no one but yourself!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

            đúng là không biết thế nào ma lần cả!Mình học ở trường Thầy Phan Quang Minh cũng bảo là sắp tới thì mới ban hành quy định tính động đất theo tcvn nhưng hiện tại thì vẫn có nhiều vấn đề nan giải lắm!Mà cũng nói thực là vẫn dựa trên cở sở tính toán của nước ngoài là chủ yếu ấy mà!
            University of civil engineering

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

              Bản thảo của TC đông đất mơi do một tập thể các Nhà kH rất có uy tìn tham gia biên soạn và được nhiều GS phản biện. GS Bích chủ trì biên soạn, dụa trên TC EuroCode 8.
              Đã có cuộc họp nghiệm thu rồi. Chắc là sẽ sớm được ban hành.
              NHưng chỉ liên quan đến thiết kế nhà, xưởng là chính.
              Các vấn đề về Công trình Đê, đập và Cầu đường chưa biên soạn.
              Mặt khác, về tính duyệt kết cấu BTCT và Thép chẳng hạn thì lại theo EuroCode, nghĩa là khác hẳn so với TCXDVN hiện nay. Cho nên thiếu tính đồng bộ. Cũng khó mà áp dụng ngay được.
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

                Tôi vừa tìm được bản dự thảo TCXDVN về thiết kế kháng chấn không biết có phục vụ gì được cho các Bác không?
                Attached Files

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Các bác giúp em tính động đất với

                  Em từ trước tới giờ chưa tính toán động đất cho ông trình nào cả lên vẫn còn mơ hồ lắm. Có bác nào có bản thuyết minh về phần tính toán đông đất lên công trình cụ thể không? Nếu có cho em xin một bản.
                  hoangvanhoi@gmail.com

                  Ghi chú

                  Working...
                  X