Đợi mãi, chẳng thấy ai viết bài trong chuyên mục này, tô đành mở màn vậy. Hình như anh em chúng ta chỉ mải mê làm nhưng ngại viết ra những gì mình đã làm thì phải. Thay mặt nhóm thiết kế kết cấu của công trình này, tôi xin viêt mấy dòng.
Công trình: sân vận động Thiên Trường trước đây gọi là sân vận động chùa Cuối, nằm tại đường Trường Chinh, TP Nam Định, trước cửa UBND va tỉnh uỷ Nam Định (cáh 01 hồ nhỏ). Sân vận động này hiện được giới chuyên môn trong làng thể thao đánh giá cao về chất lượng công trình và vẻ đẹp mỹ thuật chỉ đứng sau sân vận động Quốc gia Mỹ đình, thậm chí về chất lượng mặt sân có thời kỳ còn được đánh giá cao hơn sân vận động QG Mỹ Đình do được chăm sóc bảo dưỡng tốt. Nó cũng từng được báo chí đánh giá là "Nhà hát của những giấc mơ".
Về đội ngũ thiết kế kết cấu công trình: là một lực lượng khá đông đảo của XN TVTK kết cấu - Công ty CDC và Xưởng 1 - Công ty TVĐHXD.
Chủ trì kết cấu ban đầu (TKKT) là KS. Lê Văn Chấn, nguyên Xưởng trưởng xưởng KC - CDC, sau này do thay đổi nhân sự lại, có các đ/c sau tham gia:
Chủ trì KC móng toàn công trình: KS. Phạm Như Huy, Chủ trì thiết kế KC phần thân khán đài B, C, D: KS. Nguyễn Trường Thắng, Chủ trì KC phần thân khán đài A là KS. Trần Tuấn Anh.
ban đầu công trình được thiết kế dưới dạng mái vòm BTCT ở khán đài A và B. Sau này theo yêu cầu của Chủ đầu tư nên thay đổi lại: chỉ có mái che cho khán đài A, bỏ mái che khán đài B và mái khán đài A chuyển sang làm kết cấu thép. Chủ trì kết cấu phần mái thép là ThS. Trần Mạnh Dũng, phó CN Bộ môn thép ĐHXD, Xưởng trưởng xưởng 1 - Công ty TVĐHXD.
Toàn bộ công trình có kinh phí đầu tư (kể cả bổ sung) theo QĐ phê duyệt của UBND tỉnh Nam Định là ~ 74 tỷ VN đồng. Sau này quyết toán khoảng 70,5 tỷ VN đồng. Như vậy đây là công trình duy nhất trong số các công trình thể thao phục vụ Sea-game 22 không bị vượt kinh phí đầu tư đã được duyệt. Tổng số chỗ ngồi khoảng 2,2 vạn. (Sân vận động QG Mỹ Đình có số chỗ ngồi là 4vạn (gấp đôi về chỗ ngồi), kinh phí đầu tư khoảng 50 triệu USD, hay khoảng 800 tỷ VN đồng tức gấp sân Thiên Trường hơn 10 lần về kinh phí đầu tư)
Kêt cấu công trình bằng khung BTCT đúc toàn khối nối với nhau bằng các hệ dầm giằng kết hợp làm khán đài, bệ ngồi). Phần CONSON khán đài A, B có nhịp khoảng 7-8 m, trên đầu conson là hệ mái thép.
Móng khán đài A, B dùng cọc ép tiết diện 35x35, sâu đến 60 m (có lẽ đây là công trình dùng cọc ép sâu nhất Việt Nam), độ mảnh của cọc khá lớn, vượt ra ngoài tiêu chuẩn. Thời kỳ đó chưa có máy ép được cọc 40x40 nên phải dùng cọc 35x35 cm, kể ra cũng hơi liều nhưng không còn cách nào khác). Đài cọc là các đài độc lập 4 cọc cho trục phía trong sân và ở giữa, 7 cọc cho trục ngoài cùng. Đài cọc cao 0,80 m và 1,2 m. Dầm móng có kích thước 40x80 cm.
Móng khán đài C, D có tải trọng chân cột nhỏ nên chỉ dùng cọc 20x20 cm và dài 8m. Trên cọc ép khán đài C, D là hệ móng băng giao nhau.
Khi thiết kế Kết cấu phần thân công trình cũng có nhiều điểm thú vị, đề nghị các đ/c chủ trì tuananhcdc và nttcdc nếu có thời gian mô tả kỹ hơn.
Công trình: sân vận động Thiên Trường trước đây gọi là sân vận động chùa Cuối, nằm tại đường Trường Chinh, TP Nam Định, trước cửa UBND va tỉnh uỷ Nam Định (cáh 01 hồ nhỏ). Sân vận động này hiện được giới chuyên môn trong làng thể thao đánh giá cao về chất lượng công trình và vẻ đẹp mỹ thuật chỉ đứng sau sân vận động Quốc gia Mỹ đình, thậm chí về chất lượng mặt sân có thời kỳ còn được đánh giá cao hơn sân vận động QG Mỹ Đình do được chăm sóc bảo dưỡng tốt. Nó cũng từng được báo chí đánh giá là "Nhà hát của những giấc mơ".
Về đội ngũ thiết kế kết cấu công trình: là một lực lượng khá đông đảo của XN TVTK kết cấu - Công ty CDC và Xưởng 1 - Công ty TVĐHXD.
Chủ trì kết cấu ban đầu (TKKT) là KS. Lê Văn Chấn, nguyên Xưởng trưởng xưởng KC - CDC, sau này do thay đổi nhân sự lại, có các đ/c sau tham gia:
Chủ trì KC móng toàn công trình: KS. Phạm Như Huy, Chủ trì thiết kế KC phần thân khán đài B, C, D: KS. Nguyễn Trường Thắng, Chủ trì KC phần thân khán đài A là KS. Trần Tuấn Anh.
ban đầu công trình được thiết kế dưới dạng mái vòm BTCT ở khán đài A và B. Sau này theo yêu cầu của Chủ đầu tư nên thay đổi lại: chỉ có mái che cho khán đài A, bỏ mái che khán đài B và mái khán đài A chuyển sang làm kết cấu thép. Chủ trì kết cấu phần mái thép là ThS. Trần Mạnh Dũng, phó CN Bộ môn thép ĐHXD, Xưởng trưởng xưởng 1 - Công ty TVĐHXD.
Toàn bộ công trình có kinh phí đầu tư (kể cả bổ sung) theo QĐ phê duyệt của UBND tỉnh Nam Định là ~ 74 tỷ VN đồng. Sau này quyết toán khoảng 70,5 tỷ VN đồng. Như vậy đây là công trình duy nhất trong số các công trình thể thao phục vụ Sea-game 22 không bị vượt kinh phí đầu tư đã được duyệt. Tổng số chỗ ngồi khoảng 2,2 vạn. (Sân vận động QG Mỹ Đình có số chỗ ngồi là 4vạn (gấp đôi về chỗ ngồi), kinh phí đầu tư khoảng 50 triệu USD, hay khoảng 800 tỷ VN đồng tức gấp sân Thiên Trường hơn 10 lần về kinh phí đầu tư)
Kêt cấu công trình bằng khung BTCT đúc toàn khối nối với nhau bằng các hệ dầm giằng kết hợp làm khán đài, bệ ngồi). Phần CONSON khán đài A, B có nhịp khoảng 7-8 m, trên đầu conson là hệ mái thép.
Móng khán đài A, B dùng cọc ép tiết diện 35x35, sâu đến 60 m (có lẽ đây là công trình dùng cọc ép sâu nhất Việt Nam), độ mảnh của cọc khá lớn, vượt ra ngoài tiêu chuẩn. Thời kỳ đó chưa có máy ép được cọc 40x40 nên phải dùng cọc 35x35 cm, kể ra cũng hơi liều nhưng không còn cách nào khác). Đài cọc là các đài độc lập 4 cọc cho trục phía trong sân và ở giữa, 7 cọc cho trục ngoài cùng. Đài cọc cao 0,80 m và 1,2 m. Dầm móng có kích thước 40x80 cm.
Móng khán đài C, D có tải trọng chân cột nhỏ nên chỉ dùng cọc 20x20 cm và dài 8m. Trên cọc ép khán đài C, D là hệ móng băng giao nhau.
Khi thiết kế Kết cấu phần thân công trình cũng có nhiều điểm thú vị, đề nghị các đ/c chủ trì tuananhcdc và nttcdc nếu có thời gian mô tả kỹ hơn.
Ghi chú