QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc làm nứt nhà dân

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

    "La peau de vache", tạm dịch là lớp đất da bò.
    Loại này thường hay có tại Bỉ, và nhất là Hà-lan, đó là trường hợp của những ao đầm xưa, được bơm nước đi, và lấp lại bằng đất tốt. Hà-lan là một xứ có rất nhiều ao đầm vì nó thấp hơn mặt biển, do đó họ dùng các quạt gió vận chuyển các quạt nước để làm khô các ao đầm, theo với năm tháng, đất đó chắc lại, rồi được lấp sơ sơ, nó gọi là polder (tiếng Hà-lan).
    Do ơ" điểm này mà ta có một lớp đất bên trên rất tốt khoảng 3m(với nhà nhỏ có thể chịu đến áp suât (hay ứng suất) 1kg/cm²), bên dưới là bùn với sức chịu cao lắm là 0.3 kg/cm², lơp này dày khoảng vài thước đến 10m (cho sự trầm hiện của đất phù sa), và bên dưới là đất tốt.
    Vê phương diện cơ học địa chất, ta không để ngưng đóng cọc ở hai lớp đất bên trên, ma đầu cọc phải chạm vào lớp đất chắc bên dưới (thường là đất sét chặc = compacted argile). Khi ta đào xuống để lấy mực nước ngầm, nó sẽ cho ta nhiều giá trị khác nhau vì mỗi lỗ nằm ở trong một lớp đất sét khác nhau, và khi ta đào sâu, bờ đất ta-luy sẽ không ổn định, có thể nó đứng vững 1 tuần, 2 tuần, rồi sau đó đổ xuống.
    Vì cấu trúc của nó, nếu ta đóng cọc (nhất là cọc nén tĩnh) thì nó làm phình ra hai bên cũng như ta ngồi lên một nệm hơi thì chung quanh phình lên.
    Gọi là "peau de vache " đó là vì bên ngoài là một lớp võ chắc chắn, bên dưới thì mềm xèo, chỉ có vậy thôi.
    Theo tôi nghĩ ở VN cũng có nhiều "peau de vache " lắm, nhưng không biết đó thôi, vì vậy tôi post bài này lên để xin góp ý cùng các bạn.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

      Không biết các bác có tìm hiểu topo và mặt trược của đất trong vùng đó chưa? Mặt trượt có thể xuất hiện xa nguồn chấn động 15m, 30m. Chỉ là góp ý thôi.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

        Nguyên văn bởi Nguyễn-văn-Thu
        "La peau de vache", tạm dịch là lớp đất da bò.
        Loại này thường hay có tại Bỉ, và nhất là Hà-lan, đó là trường hợp của những ao đầm xưa, được bơm nước đi, và lấp lại bằng đất tốt. Hà-lan là một xứ có rất nhiều ao đầm vì nó thấp hơn mặt biển, do đó họ dùng các quạt gió vận chuyển các quạt nước để làm khô các ao đầm, theo với năm tháng, đất đó chắc lại, rồi được lấp sơ sơ, nó gọi là polder (tiếng Hà-lan).
        Do ơ" điểm này mà ta có một lớp đất bên trên rất tốt khoảng 3m(với nhà nhỏ có thể chịu đến áp suât (hay ứng suất) 1kg/cm²), bên dưới là bùn với sức chịu cao lắm là 0.3 kg/cm², lơp này dày khoảng vài thước đến 10m (cho sự trầm hiện của đất phù sa), và bên dưới là đất tốt.
        Vê phương diện cơ học địa chất, ta không để ngưng đóng cọc ở hai lớp đất bên trên, ma đầu cọc phải chạm vào lớp đất chắc bên dưới (thường là đất sét chặc = compacted argile). Khi ta đào xuống để lấy mực nước ngầm, nó sẽ cho ta nhiều giá trị khác nhau vì mỗi lỗ nằm ở trong một lớp đất sét khác nhau, và khi ta đào sâu, bờ đất ta-luy sẽ không ổn định, có thể nó đứng vững 1 tuần, 2 tuần, rồi sau đó đổ xuống.
        Vì cấu trúc của nó, nếu ta đóng cọc (nhất là cọc nén tĩnh) thì nó làm phình ra hai bên cũng như ta ngồi lên một nệm hơi thì chung quanh phình lên.
        Gọi là "peau de vache " đó là vì bên ngoài là một lớp võ chắc chắn, bên dưới thì mềm xèo, chỉ có vậy thôi.
        Theo tôi nghĩ ở VN cũng có nhiều "peau de vache " lắm, nhưng không biết đó thôi, vì vậy tôi post bài này lên để xin góp ý cùng các bạn.
        Có lẽ công trình ở Cần Thơ gặp phải dạng địa chất như bác Thu nói rồi. Vì ở khu vực này là đất bồi phù sa.
        Cám ơn bác Thu nhiều.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

          Đúng như bác Thu nói. Tôi đã thi công một công trình cụ thể, nén tĩnh cọc 35x35 cm sâu 30,5 m
          Địa chất lớp 1 trên cùng là đất sét dẻo cứng khoảng 4-5 m
          Lớp 2 là bùn sét dẻo chiều dầy khoảng từ 6-10 m.
          Lớp 3 là cát và sỏi....
          Trươc khi thi công chúng tôi đã đĩ chụp ảnh và quay phim các công trình nhà lân cận.
          Đã tiến hành ép cừ thép là U200 dài 6m làm một hàng rào bao quanh công trình tuy nhiên trong quá trình thi công vẫn xảy ra một số hiện tượng như sau:
          Trong khoảng cách từ 10 đến 25m là vùng bị ảnh hưởng. Các công trình bị ảnh hưởng (nứt) chủ yếu là các công trình nhà cấp 4, nhà tạm. Các công trình nhà cao tầng 2-3 tầng ít bị ảnh hưởng. Nguyên nhân ảnh hưởng do đất bị đẩy trồi lên, nhìn rất rõ bằng mắt thường.
          Theo ý kiến của cá nhân tôi xin lý giải như sau:
          - Cọc BTCT 35x35 thì 1m dài là khoảng 0,11 khối BT, khi ép vào vùng bùn sét , thì vùng đất này bị chiếm chỗ, công trình khoảng 300 đầu cọc, chiều dày lớp bùn TB khoảng 5 m. Vậy V =300x5x0.11=165m3 thể tích đất bùn bị chiếm chố sẽ di chuyển đi đâu. Lớp bùn bão hòa nước này rất khó bị biến dạng thể tích (khi bị nén) vậy nó bắt buộc phải đẩy sang xung quanh và đẩy trồi lên mặt đất (về phía có thể biến dạng được)
          - Sự đẩy trồi này có tác động trực tiếp đến mặt đất, vồng lên nhìn được bằng mắt thường, và các công trình nhẹ (như nhà cấp 4), còn các công trình nặng và kiên cố áp lực đẩy trồi không thắng được tự trọng bản thân kết cấu ==> ít ảnh hưởng đến công trình cao tầng.
          - Theo tôi ảnh hưởng chủ yếu là tại lớp bùn, một phần vì cường độ yếu, tính linh động cao, độ co ngắn khi chịu nén nhỏ (mô đun biến dang lớn). Như bác Thu nói, nó như 1 túi khí khí bí nén xuống sẽ nỏ sang 2 bên, chỉ có điều đây là túi nước và không thể nở sang 2 bên được mà bắt buộc phải nở lên trên ở vùng xa hơn.
          - Tuy chúng tôi đã cắm một lớp cừ thép sâu 6m xung quanh công trình nhưng ít tác dụng vì chưa tới lớp bùn.
          - Ảnh hưởng đến 100m thì tôi nghĩ một cách chủ quan là không được, nhưng 30-40 m thì có thể, nếu phạm vi gần công trình toàn nhà cao tầng hoặc đất đắp cao áp lực đẩy trồi không giải tỏa ở phạm vi gần được bắt buộc phải phát tán ra xa. Khoảng cách xa được bao nhiêu chắc phụ thuộc vào độ lỏng của lớp bùn và lượng thể tích bị chiếm chỗ (bản thân đoán thế).
          - Đây là một số ý kiến chủ quan của bản thân, mong mọi người có ý kiến
          - He he! Còn một điều nữa là nền móng công trình cũng được san lấp trên một cái hồ cũ (đã nhiều năm).
          Last edited by dinhnghia81; 26-11-2005, 01:41 PM.
          Đời người là một khúc quân hành...
          Tình mình là bài ca năm tháng...

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

            Các ý kiến của các bạn thật muôn màu muôn vẻ
            Nói chung, nếu có điều kiện trước khi thi công chúng ta cần có hồ sơ kiểm định đánh giá chất lượng các công trình lân cận thì tuyệt nhất
            Việc còn lại là giải pháp thiết kế, dùng cừ larsen chắn đất và thiết kế đài cọc không giáp ranh nhà lân cận là ổn

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

              Vậy khi muốn ép cọc qua lớp đất bùn như vậy thì ta có nên khoan một lỗ dẫn bùn lên để cân bằng áp suất không?? Khả thi chứ các bác nhỉ. Vì bùn thừa sẽ bị ép và trào ra ngay chân công trình và ta kiểm soat được nó.

              PT.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

                Nguyên văn bởi phanta
                Vậy khi muốn ép cọc qua lớp đất bùn như vậy thì ta có nên khoan một lỗ dẫn bùn lên để cân bằng áp suất không?? Khả thi chứ các bác nhỉ. Vì bùn thừa sẽ bị ép và trào ra ngay chân công trình và ta kiểm soat được nó.

                PT.
                Thì bạn có những phương pháp dùng cọc khoan nhồi bê-tông, hay barette.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Cọc làm nứt nhà dân

                  Em ngoại đạo, thấy các bác bàn luận em góp vui vậy thôi chứ cũng chưa biết có các pp gì đâu.

                  PT.

                  Ghi chú

                  Working...
                  X