QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lý thuyết cầu cong

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Lý thuyết cầu cong

    hic sao mai mo up duoc file len the nhi!
    Attached Files

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Lý thuyết cầu cong

      Thân gửi anh Hậu
      Lâu quá, tưởng anh nhận được CD Midas rồi.
      Sao không liên lạc, Hôm nay lại gủi nữa vậy, coi như quà Tết nhé.
      Hy vọng đừng mất nữa.Nhận được thì trả lời ngay nhé.
      Nhưng vẫn là bản 6.03 đấy, Tôi chưa có ***** bản mới ngon lành hơn.
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Lý thuyết cầu cong

        Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
        Dầm bản này là bản lỗ rỗng tròn. Khi chia ra thì tất nhiên là chú ý đến các giá trị mô men quán tính Ix, Iy, Ixy sao cho tương đương rồi.
        Cái này tưởng đơn giản, nhưng cần kiểm tra đấy.

        Theo mình, nên làm một số sơ đồ để tính sau:

        1. Sơ đồ dầm chỉ được mô tả bởi 1 phần tử thanh (nếu cong thì nhiều phần tử thanh cong). Cái này có ưu điểm là sau khi xếp tải và tính toán khá dễ dàng. Nhược điểm là với mặt cắt bất kỳ, thì việc tính toán độ cứng chống xoắn không dễ dàng.

        Tuy nhiên, có thể làm được:
        - Nếu dùng MIDAS, dùng chương trình SPC để tính, có thể vẽ mặt cắt bằng AutoCAD và import vào SPC qua dạng file dxf. Sau khi tính đặc trưng hình học xong, có thể nhập vào mô hình thanh đó và tính như bình thường.
        - Nếu không dùng MIDAS và chương trình không hỗ trợ việc tính toán đặc trưng hình học chống xoắn cho mặt cắt bất kỳ, hãy mô tả một đoạn dầm thể hiện mặt cắt đó bằng các phần tử solid, chia càng nhỏ càng tốt, sau đó, liên kết cứng (rigid link) ở hai đầu mặt cắt, một đầu cho ngàm, một đầu tự do, cho mô men xoắn (mô men theo chiều dọc trục dầm) bằng 1 ở đầu đó, tính chuyển vị, và chia ngược lại là ra độ cứng chống xoắn. Mình đã dùng cách này và khi so sánh với MIDAS SPC thì không chênh lệch mấy.

        2. Tính theo mạng dầm.
        Nếu cầu có hai dầm chủ liền nhau và có dầm ngang, có thể dùng cách trên để mô tả cho từng dầm, dầm ngang được mô tả căn cứ vào kích thước của phần dầm ngang và cả bản cánh hẫng phía giữa 2 dầm chủ.
        Chú ý là trọng lượng đã tính ở phần dầm này thì thôi ở phần khác.
        Nếu chỉ có một dầm và dầm có mặt cắt khá rộng, (bản mỏng so với bề rộng) thì có thể chia dầm bản thành một số dầm. Mặt cắt tròn đương nhiên khi qui đổi thành mặt cắt hộp thì sẽ không chính xác, nhưng theo quan điểm của mình thì có thể chấp nhận được, vì sự phân bố ứng suất tiếp của mặt cắt bản rỗng thành dầy là gần như nhau. Nếu chương trình hỗ trợ mặt cắt có lỗ khoét hình lục giác thì sẽ tốt hơn.

        3. Mô tả cả một đoạn dầm bằng các phần tử khối, để xem xét khả năng chịu lực cục bộ của cấu kiện, Còn lại, chỉ dùng phần tử thanh như cách 1 khi tính sự làm việc tổng thể. Trong cái sơ đồ solid, cái khó nhất là mô tả đúng cáp dự ứng lực.

        Về MIDAS version 6.3.0, bản *****: nói chung có thể tính toán được hầu hết các sơ đồ với độ chính xác chấp nhận được. Tuy nhiên, có một số trường hợp không đúng. Ví dụ, với tải trọng nhiệt độ. Có thể, đây chính là do ***** chăng? Nếu có điều kiện thì cũng nên sử dụng, nhất là trong tính toán với mô hình solid. Các vấn đề tải trọng và biểu diễn, xuất kết quả của MIDAS là khá tốt.

        To Hậu: sử dụng SAP9 cũng được. Mình thì không nghiên cứu nhiều về chương trình này, nhưng có một anh bạn nhận xét là chất lượng khá ổn. Nhất là đã có thể mô tả cáp dự ứng lực ngon lành rồi. Còn về việc xây dựng sơ đồ tính, cái này quan trọng hơn, sử dụng các phần mềm thì có cái tiện hơn cái này một chút, còn đúng hay sai là do mình cả mà.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Lý thuyết cầu cong

          Goi anh Hau!

          Cai phan Help cua Midas/Civil anh vao trang web ma down cai online.
          Trong đó có các thí dụ của nó nữa, chỉ rất chi tiết. Tôi đang dịch phần greeting Start cua Mi, cũng vừa xong, để hôm nào vào SG, tôi sửa lại 1 tí rồi gởi cho anh cùng cả nhà cho ý kiến.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Lý thuyết cầu cong

            Thật là khó mà giải thích về nội lực thứ cấp trong vài dòng ở đây.
            tôi sẽ gửi cho anh 1 Chương trong sách Kết cấu BTCT Dự ứng lực sắp xuất bản của tôi vậy. Nhưng bây giờ vội quá, để mai nhé.
            GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
            ĐT: 0913 555 194

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Lý thuyết cầu cong

              Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
              Cảm ơn bác nhé! Nhưng mà tiếc thật, em lại đang ở Huế.
              To anh Linh: Em nghe bộ môn anh đã xuất bản cuốn " Mô hình hóa và tính toán kết cấu bằng Midas/Civil", nhưng không biết em phải mua thế nào đây, vì em ở Huế mà. Em đã tìm trên tiệm sách Minhkhai.com rồi mà vẫn chưa thấy. Liệu bên anh có tác động gì được không?
              To bac Hong Linh: Em đã vào nhưng tìm không thấy. Vả lại cái Help trong phần mềm nó HD chi tiết cách sử dụng chứ ở dây nói công dụng vậy thì khó lắm.
              Gởi anh Hậu,

              Trong phần help thì không bao giờ nói kĩ về công dụng đâu mà thường mình làm thí dụ sẽ rút ra. Nhân dịp này tôi xin gởi phần Greeting Start của Midas mà tôi vừa dịc cho anh tham khảo và góp ý nhé (vì trình độ có hạn nên không tránh 1 số trường hợp dịc không sát) rất mong cả nhà cho ý kiên. Xin loi file nang qua de toi tim cach goi len sau.
              thanks.
              Last edited by Truong Hong Linh; 13-02-2006, 12:12 PM.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Lý thuyết cầu cong

                Hiện nay các KS thiết kế đều dùng pp PTHH để tính toán kết cấu và cầu cong cũng vậy. Tôi có tìm trên internet và thấy có mô hình "7 bậc tự do", trong khi đó hiện nay chúng ta thường tính theo mô hình 6 bậc tự do. Bác nào có tài liệu hướng dẫn về "7 bậc tự do" hay tài liệu về pp "Ma trận chuyển" thì cho mình mượn copy với.
                Cảm ơn nhiều!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Lý thuyết cầu cong

                  [QUOTE=HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C]To anh Linh: Em nghe bộ môn anh đã xuất bản cuốn " Mô hình hóa và tính toán kết cấu bằng Midas/Civil", nhưng không biết em phải mua thế nào đây, vì em ở Huế mà. QUOTE]

                  Hiện tại mới chỉ in có 1000 cuốn, ở trường GT vẫn còn. Nếu chỗ bạn có ai tiện đi công tác ra ngoài này, liên lạc với mình, mình sẽ gửi cho.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Lý thuyết cầu cong

                    Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                    Em đã nhận được rồi và em đang tranh thủ tìm cách sử dụng. Hy vọng em sẽ có nhiều chuyện để bàn với thầy và mọi người. Nhưng mà em không hiểu vì sao F1 (phần help) lại không hoạt động được. Bác nào có file help Midas/Civil này cho em xin với.
                    File Help có đuôi dạng .chm, bạn copy vào thư mục cài đặt của MIDAS/Civil, khi đó sẽ nhấn F1 là được.

                    [QUOTE]
                    To anh Linh: anh có thể nói kỹ hơn về sự biến đổi hình lỗ tròn sang hình lỗ vuông để có thể mô phỏng trong Midas hay là tính toán các đặc trưng hình học của nó rồi mô phỏng bằng Solid có được không(cái solid này sau khi Render ra thấy không mê và thuyết phục cho lắm bác nhỉ!).
                    [QUOTE]

                    Về hình dạng mặt cắt chưa có lỗ tròn, bạn có thể dùng hình loại mặt cắt PSC-nCell để mô tả, nhìn tương đối thôi, nếu muốn tính đặc trưng hình học chính xác thì hãy dùng SPC và nhập kết quả tính cho mặt cắt PSC-nCell.

                    Có phải ý của bạn là tính đặc trưng hình học xong, dùng solid model chỉ để...nghía thôi, đúng không. Theo mình không nhất thiết phải làm như vậy, ta cũng thường chỉ quan sát mặt ngoài của cấu kiện thôi mà. Bản MIDASCivil2006 cho phép tính và biểu diễn với mặt cắt bất kỳ...

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Lý thuyết cầu cong

                      Đó là một lỗi ở bản 6.3.0 *****...Hê hê..

                      Để tính được, có thể copy một file SPC của bản có khóa và dùng thay thế. Bản 6.7.1 chẳng hạn.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Lý thuyết cầu cong

                        Chao anh HAU
                        Toi ban qua nen khong kip chuan bi tim file can than de gui cho anh.
                        Thoi thi xem tam file tu lieu da dich tu sach tieng Anh vay nhe
                        Nho la de tham khao thoi
                        Attached Files
                        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                        ĐT: 0913 555 194

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Lý thuyết cầu cong

                          Tôi mới upload một tài liệu có nói chút ít về cầu cong trong chủ đề "cầu chéo". Các bác xem thử.
                          dai_bang_do cùng đồng bọn

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Lý thuyết cầu cong

                            Nguyên văn bởi khanhtedisouth
                            Hiện nay các KS thiết kế đều dùng pp PTHH để tính toán kết cấu và cầu cong cũng vậy. Tôi có tìm trên internet và thấy có mô hình "7 bậc tự do", trong khi đó hiện nay chúng ta thường tính theo mô hình 6 bậc tự do. Bác nào có tài liệu hướng dẫn về "7 bậc tự do" hay tài liệu về pp "Ma trận chuyển" thì cho mình mượn copy với.
                            Cảm ơn nhiều!
                            to anh khantedisouth,
                            cau hoi cua anh ve mo hinh 7 bac tu do rat hay, toi cung mong co bac nao hieu sau ve van de nay len tieng truoc de doi chung voi kien thuc ban than nhung lau qua khong thay ai, so cau hoi nay bi roi vao quen lang nen toi man phep noi vai loi vạy
                            Thu nhat, so bac tu do co the hieu la so an toa do can thiet de xac dinh mot diem cua phan tu (node) trong khong gian. Mo hinh 6 bac tu do ma chung ta quen dung gom 3 bac xac dinh vi tri x,y,z va 3 bac xac dinh goc xoay theo 3 truc Ox,Oy,Oz. Vay la dung 6 bac tu do. Trong bai toan phang thi thu gon lai con 4. Nhu vay neu voi 6 bac tu do ma van chua du de xac dinh vat trong khong gian thi nguoi ta co the bo xung them. Vi du nhu truong hop dam cao "thick beam". Khi do cac gia thiet cua Bernouilli khong con dung nua ma phai dung theo cac gia thiet Timosenko trong do phai xet anh huong cua ca luc cat. Hien ly thuyet ve van de nay toi cung chua nam chac lam nen cung mong hoc hoi them o cac thay trong forum nay.
                            Ngoai ra toi cung phan van khong biet y hoi cua anh Khanh ve van de bac tu do thu 7 co phai la viec bo sung them mot goi chong xoan trong tinh toan cau cong khong! Neu vay thi toi di lac de qua, sorry nhe!

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Lý thuyết cầu cong

                              Anh huce ọi
                              Nhanh pót len cho tui em tham khao voi

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Lý thuyết cầu cong

                                Đúng là mô hình này dùng để tính cho cầu cong. 6 bậc tự do thì ta vẫn thường dùng, bậc tự do thứ 7 chính là xét đến góc xoắn. Toi6 có thấy bài báo viết về lịch sử cầu thép tiết diện chữ I có đề cập tới vấn đề này, trong đó tác giả dùng phần mềm ABAQUS để tính toán. Tôi đã tìm rất nhiều rất nhiều trên mạng nhưng vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào chi tiết về lý thuỵết này. Các bác có biết ai tỏ tường về món này hay có tài liệu thì chỉ cho tôi với. Do hiện nay tôi đang nghiên cứu về món này.
                                Cảm ơn nhiều nhiều!

                                Ghi chú

                                Working...
                                X