QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán kết cấu hầm theo các tiêu chuẩn của các nước khác nhau

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán kết cấu hầm theo các tiêu chuẩn của các nước khác nhau

    Tôi đang tính toán kết cấu đường hầm cho 1 công trình thủy điện. ở đoạn đầu, đường kính trong hầm là 3.8m và cột nước tác dụng bên trong lớn nhất khoảng 460m, vỏ bọc bêtong cốt thép dày 30 đến 35cm (tùy địa chất và địa hình). Đoạn sau có đường kính 3.0m chịu cột nước tác dụng bên trong lớn nhất đến khoảng 680m, vỏ bọc bằng BTCT có bọc thép bên trong. Khi tính toán có sử dụng SNip 2.06.09-84 của Nga lảm tài liệu thiết kế chính. Bên phía cơ quan thẩm định yêu cầu phải kiểm tra vấn đề đứt gãy thủy lực tại một số vị trí nhất là những chỗ gần mặt đất ( khoảng 50-60m) theo như quan điểm của một số tiêu chuẩn thiết kế đường hầm và giếng của Canada, Nauy, Mỹ. Ở đoạn đầu có chỗ đỉnh hầm cách mặt đất khoảng 60m, cột nước khoảng 175m, độ kiên cố của đá f>10, thì phải bố trí vỏ bọc bêtong ( không cốt thép) và bọc thép dày 15mm bên trong theo tính toán của thẩm định. Trong khi chúng tôi tính toán thì chỉ cần vỏ bọc bêtong cốt thép là đảm bảo mặc dù hàm lượng thép không nhiều lắm. Vấn đề ở chỗ trong quy phạm của Nga không hề đề cập đến vấn đề đứt gãy thủy lực. Theo quan điểm của tôi thì vấn đề kiểm tra đứt gãy thủy lực chỉ áp dụng với đường hầm không có vỏ bọc. Nếu tính toán theo tiêu chuẩn Nga mà vỏ bọc bằng BTCT chịu được là được rồi, không cần phải bọc thép làm gì cho tốn tiền. Vì vậy , tôi đưa vấn đề này ra để mọi người cùng góp ý xem có nhất thiết phải kiểm tra thêm về vấn đề đứt gãy thủy lực như ý kiến của thẩm định hay không? Cám ơn nhiều !

  • #2
    Ðề: Tính toán kết cấu hầm theo các tiêu chuẩn của các nước khác nhau

    Nguyên văn bởi giangsd
    Tôi đang tính toán kết cấu đường hầm cho 1 công trình thủy điện. ở đoạn đầu, đường kính trong hầm là 3.8m và cột nước tác dụng bên trong lớn nhất khoảng 460m, vỏ bọc bêtong cốt thép dày 30 đến 35cm (tùy địa chất và địa hình). Đoạn sau có đường kính 3.0m chịu cột nước tác dụng bên trong lớn nhất đến khoảng 680m, vỏ bọc bằng BTCT có bọc thép bên trong. Khi tính toán có sử dụng SNip 2.06.09-84 của Nga lảm tài liệu thiết kế chính. Bên phía cơ quan thẩm định yêu cầu phải kiểm tra vấn đề đứt gãy thủy lực tại một số vị trí nhất là những chỗ gần mặt đất ( khoảng 50-60m) theo như quan điểm của một số tiêu chuẩn thiết kế đường hầm và giếng của Canada, Nauy, Mỹ. Ở đoạn đầu có chỗ đỉnh hầm cách mặt đất khoảng 60m, cột nước khoảng 175m, độ kiên cố của đá f>10, thì phải bố trí vỏ bọc bêtong ( không cốt thép) và bọc thép dày 15mm bên trong theo tính toán của thẩm định. Trong khi chúng tôi tính toán thì chỉ cần vỏ bọc bêtong cốt thép là đảm bảo mặc dù hàm lượng thép không nhiều lắm. Vấn đề ở chỗ trong quy phạm của Nga không hề đề cập đến vấn đề đứt gãy thủy lực. Theo quan điểm của tôi thì vấn đề kiểm tra đứt gãy thủy lực chỉ áp dụng với đường hầm không có vỏ bọc. Nếu tính toán theo tiêu chuẩn Nga mà vỏ bọc bằng BTCT chịu được là được rồi, không cần phải bọc thép làm gì cho tốn tiền. Vì vậy , tôi đưa vấn đề này ra để mọi người cùng góp ý xem có nhất thiết phải kiểm tra thêm về vấn đề đứt gãy thủy lực như ý kiến của thẩm định hay không? Cám ơn nhiều !
    Bạn có thể đọc đoạn trích từ tài liệu này là có thể có câu trả lời:
    "With respect to leakage control in terms of decreasing hydraulic pressures in rock mass around the tunnel which could cause hydraulic jacking, and in terms of decreasing seepage quantities, a reinforced concrete lining is effective only if it is significantly less permeable than the surrounding rock mass. While a range of permeabilities of the liner may be estimated using assume ***** apertures and spacing, and theories for flow through parallel plates, the permeability of the surrounding rock mass can be highly variable and very difficult to quantify. Also leakage through the rock mass often develops along specific geological features. Therefore, reinforced concrete linings should be considered as only a partial leakage control measure, and when subject to high internal pressures it is advisable that criteria for adequate confinement be satisfied"
    (theo Design guidelines for pressure tunnels and shafts", EPRI, 1987)
    Tạm dịch:
    "Về mặt kiểm soát nước rò rỉ theo khía cạnh giảm áp lực nước có thể gây đứt gãy thủy lực trong khối đá quanh đường hầm, và về khía cạnh giảm lượng thấm, thì lớp bọc bê tông cốt thép chỉ có hiệu quả khi nó kém thấm hơn đáng kể so với khối đá xung quanh. Trong khi có thể giả thiết một loạt giá trị hệ số thấm của lớp bọc bằng cách giả thiết khoảng cách và chiều rộng khe nứt, và bằng giả thiết dòng chảy qua các tấm song song, tính thấm của khối đá xung quanh có thể biến đổi mạnh và rất khó lượng hóa. Thêm nữa rò rỉ nước qua khối đá thường phát triển dọc theo một cấu trúc địa chất nhất định. Vì thế lớp bọc bê tông cốt thép chỉ nên được coi là một biện pháp khống chế rò rỉ một phần, và khi chịu áp lực nước bên trong cao, thì người ta khuyên rằng tiêu chuẩn tầng phủ thích hợp (nghĩa là tầng phủ đảm bảo không sinh đứt gãy thủy lực) được thỏa mãn."
    Theo tôi thì bạn không cần kiểm tra vì cột nước tại điểm có cột nước 175 m thì không cần kiểm tra vì cột nước này không cao lắm. Bạn nên kiểm tra cho đoạn có cột nước 460 m.
    Thực tế thì với đá cứng như tại công trình của bạn thì về mặt kĩ thuật có thể dùng hầm không áo. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào so sánh mặt cắt kinh tế hầm.
    Bạn dùng quy phạm Nga là rất tốt, tuy nhiên nếu bạn kiếm được quyển Hướng dẫn thiết kế đường hầm thủy công do Bộ thủy lợi xuất bản năm 1973 thì sẽ đàm bảo tính pháp lý. Thực ra quyển Snip còn có nhiều thông tin cập nhật hơn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán kết cấu hầm theo các tiêu chuẩn của các nước khác nhau

      To nhim:
      Cám ơn nhim đã quan tâm! Tôi cũng thấy những ý kiến của nhim là hợp lý. Thực tế trong TKKT giai đoạn 2 chúng tôi cũng sẽ xem xét đến khả năng sử dụng đường hầm không vỏ bọc cho một số đoạn của tuyến đường hầm. Chúng tôi cũng sử dụng cả HDTL C3-77 nữa. Nói chung là trên cơ sở của Snip mà ra, được cái có cơ sở pháp lý. Tôi muốn hỏi nhim có tài liệu "Design guidelines for pressure tunnels and shafts", EPRI, 1987 không? Nếu có thì có thể gửi cho tôi với được không? Hiện giờ chúng tôi chưa có tài liệu này và đang tìm để tham khảo thêm. Địa chỉ là: godfather_sdcc@yahoo.com.vn.

      Tôi cũng muốn hỏi thêm một chút ! Theo như tôi được biết trong một số tài liệu của các nước Tây âu có đề cập đến việc phân chia áp lực nước bên trong cho vỏ bê tông và vỏ thép để tính toán riêng, vậy theo quan điểm của nhim thì có thể tính toán cụ thể như vậy không hay chỉ áp dụng như snip là đủ. Quan điểm tính toán của bọn tôi là hạn chế tối thiểu việc sử dụng vỏ bọc thép trên cơ sở đảm bảo điều kiện thi công cho cốt thép bên trong, chứ không phân chia áp lực cho từng vỏ bọc riêng. Tức là khi dùng vỏ bêtong cốt thép không đảm bảo sẽ giả thiết chiều dày vỏ bọc thép, sau đó tính toán lại cốt thép theo như snip.
      Rất mong được trao đổi! Chúc công tác tốt !

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán kết cấu hầm theo các tiêu chuẩn của các nước khác nhau

        Bác cứ theo Snip là đủ cơ sở pháp lý. Trong Snip thực tế cũng có chia áp lực nước cho bê tông, thép, và khối đá (Phụ lục 1).

        Ghi chú

        Working...
        X