Tâm sự về tính tháp nước!
Khi mình thiết kế cái tháp nước đầu tiên mình cũng đã tham khảo tài liệu và cũng rất băn khoăn là có phải tính động cho tháp nước không ( tháp mình tính toán cao 25m-ở Sài đồng). Theo tiêu chuẩn qui phạm mình xin trích lại điều 1.2 trang 5 về TCXD 2737:1995 về các công trình phải tính gió động như sau:
“1.2 Thành phần động của tải trọng gió phải được kể đến khi tính toán các công trình tháp, trụ, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành lang băng tải, các dàn giáo lộ thiên....., các nhà nhiều tầng cao hơn 40 mét, các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36 mét và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1.5m”.
Khi đọc xong câu này lúc đầu mình cũng nghĩ à tháp của mình phải tính gió động rồi. Nhưng có một chuyện buồn cười thế này làm mình hơi mất mặt. Khi nghiên cứu lý thuyết để tính động cho dạng tháp nước có một bậc tự do và cách xử lý như thế nào khi tính toán gió động trong việc mô tả bài toán theo sơ đồ không gian chứ không phải là bài toán qui về thanh có khối lượng tập trung ở đỉnh. Thấy phức tạp quá mới đến hỏi Sư phụ ở trường ĐHXD xem sư phụ đã tính cái nào chưa thì tư vấn giúp.
Đến khi đưa cho sư phụ xem cái tháp dạng trụ Bê tông cốt thép của mình sư phụ lại bảo ngắn thế này sao lại phải tính động, mình bảo TCXDVN yêu cầu phải tính. Sư phụ bảo mình nói láo thế là mình đưa cho sư phụ xem đoạn mà mình đã trích dẫn ở trên.: “1.2 Thành phần động của tải trọng gió phải được kể đến khi tính toán các công trình tháp, trụ, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành lang băng tải, các dàn giáo lộ thiên....., các nhà nhiều tầng cao hơn 40 mét, các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36 mét và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1.5m” . Sư phụ xem xong liền bảo mình: Theo cậu câu ở trên vị ngữ của câu này ở đâu. Theo các bạn Vị ngữ của câu liệu có phải là phần mình gạch không? . Sau đó Giáo sư còn làm thêm một câu nữa càng tắc tự: Thế cái Cột điện cao 5m ở đầu hồi nhà mình cũng phải tính gió động à? Rồi Giáo sư còn nói mấy điều này nữa: TCXD viết câu cú thế này thì gay thật , đến như cậu còn không rõ thì mấy thằng KS mới ra trường của tớ chắc tiêu mất. Giáo sư lại còn phân tích Tháp ở đây nên nói rõ là Tháp gì ? Tháp ăng ten hay tháp nước theo Giáo sư từ tháp ở đây là ám chỉ các tháp ăng ten vì các tháp ăng ten thường phải có chiều cao lớn . Lý do là cần có diện tích phủ sóng lớn mà càng cao càng tốt, mà cao thì ảnh hưởng của gió động là điều rõ ràng. Thế đấy sau một hồi thì mình xin về Giáo sư còn làm công tác tư tưởng thêm mấy câu nữa : “ Lần sau phải xem xét sự việc cho kỹ rồi hãy làm nếu không thì rất nguy hiểm, nghề của mình không rút kinh nghiệm được đâu em ạ! “
Sau vụ đó mình quyết định là không tính gió động nữa nhưng khi tính gió tĩnh thì lại thấy nội lực tại chân cột bé quá đâm ra lo vì thép tính ra bé quá . Thế là lại chuyển sang tính dạng thanh để xem thép có lớn hơn hay không? Nhưng khi tính thép cho tiết diện hình vành khăn thì mình đố các cậu đọc tiêu chuẩn VN mà tính được thép cho tiết diện hình vành khăn đấy ! Đến bây giờ nếu cậu nào đã tìm được tài liệu bằng tiếng Việt tính được hình Vành khăn thì tư vấn cho mình với nhé! Lúc đó bí qua lại phải qui đổi ra tiết diện chữ I để tính cốt thép cho tháp nước . Nói chung tính tháp nước mệt vô cùng vì nhiều cái phải đọc và tình hiểu . Nhưng khi đã làm xong thì thấy chẳng co gì phải nói cả thế đấy.
Trên đây là một vài tâm sự của mình về tính toán tháp nước mong giãi bày cùng haikcvncc và các bạn .
Khi mình thiết kế cái tháp nước đầu tiên mình cũng đã tham khảo tài liệu và cũng rất băn khoăn là có phải tính động cho tháp nước không ( tháp mình tính toán cao 25m-ở Sài đồng). Theo tiêu chuẩn qui phạm mình xin trích lại điều 1.2 trang 5 về TCXD 2737:1995 về các công trình phải tính gió động như sau:
“1.2 Thành phần động của tải trọng gió phải được kể đến khi tính toán các công trình tháp, trụ, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành lang băng tải, các dàn giáo lộ thiên....., các nhà nhiều tầng cao hơn 40 mét, các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36 mét và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1.5m”.
Khi đọc xong câu này lúc đầu mình cũng nghĩ à tháp của mình phải tính gió động rồi. Nhưng có một chuyện buồn cười thế này làm mình hơi mất mặt. Khi nghiên cứu lý thuyết để tính động cho dạng tháp nước có một bậc tự do và cách xử lý như thế nào khi tính toán gió động trong việc mô tả bài toán theo sơ đồ không gian chứ không phải là bài toán qui về thanh có khối lượng tập trung ở đỉnh. Thấy phức tạp quá mới đến hỏi Sư phụ ở trường ĐHXD xem sư phụ đã tính cái nào chưa thì tư vấn giúp.
Đến khi đưa cho sư phụ xem cái tháp dạng trụ Bê tông cốt thép của mình sư phụ lại bảo ngắn thế này sao lại phải tính động, mình bảo TCXDVN yêu cầu phải tính. Sư phụ bảo mình nói láo thế là mình đưa cho sư phụ xem đoạn mà mình đã trích dẫn ở trên.: “1.2 Thành phần động của tải trọng gió phải được kể đến khi tính toán các công trình tháp, trụ, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành lang băng tải, các dàn giáo lộ thiên....., các nhà nhiều tầng cao hơn 40 mét, các khung ngang nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36 mét và tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1.5m” . Sư phụ xem xong liền bảo mình: Theo cậu câu ở trên vị ngữ của câu này ở đâu. Theo các bạn Vị ngữ của câu liệu có phải là phần mình gạch không? . Sau đó Giáo sư còn làm thêm một câu nữa càng tắc tự: Thế cái Cột điện cao 5m ở đầu hồi nhà mình cũng phải tính gió động à? Rồi Giáo sư còn nói mấy điều này nữa: TCXD viết câu cú thế này thì gay thật , đến như cậu còn không rõ thì mấy thằng KS mới ra trường của tớ chắc tiêu mất. Giáo sư lại còn phân tích Tháp ở đây nên nói rõ là Tháp gì ? Tháp ăng ten hay tháp nước theo Giáo sư từ tháp ở đây là ám chỉ các tháp ăng ten vì các tháp ăng ten thường phải có chiều cao lớn . Lý do là cần có diện tích phủ sóng lớn mà càng cao càng tốt, mà cao thì ảnh hưởng của gió động là điều rõ ràng. Thế đấy sau một hồi thì mình xin về Giáo sư còn làm công tác tư tưởng thêm mấy câu nữa : “ Lần sau phải xem xét sự việc cho kỹ rồi hãy làm nếu không thì rất nguy hiểm, nghề của mình không rút kinh nghiệm được đâu em ạ! “
Sau vụ đó mình quyết định là không tính gió động nữa nhưng khi tính gió tĩnh thì lại thấy nội lực tại chân cột bé quá đâm ra lo vì thép tính ra bé quá . Thế là lại chuyển sang tính dạng thanh để xem thép có lớn hơn hay không? Nhưng khi tính thép cho tiết diện hình vành khăn thì mình đố các cậu đọc tiêu chuẩn VN mà tính được thép cho tiết diện hình vành khăn đấy ! Đến bây giờ nếu cậu nào đã tìm được tài liệu bằng tiếng Việt tính được hình Vành khăn thì tư vấn cho mình với nhé! Lúc đó bí qua lại phải qui đổi ra tiết diện chữ I để tính cốt thép cho tháp nước . Nói chung tính tháp nước mệt vô cùng vì nhiều cái phải đọc và tình hiểu . Nhưng khi đã làm xong thì thấy chẳng co gì phải nói cả thế đấy.
Trên đây là một vài tâm sự của mình về tính toán tháp nước mong giãi bày cùng haikcvncc và các bạn .
Ghi chú