QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khí động học công trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khí động học công trình

    Thật ra tôi cũng thấy băn khoăn khi nêu ra một vấn đề khó khăn và phức tạp như thế này. Tôi cũng đã cố công tìm kiếm tài liệu về khí động học công trình nhưng mà đáng tiếc tài liệu về lĩnh vực này rất hiếm hoi. Có lẽ bản thân lĩnh vực này là một lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm và cũng không biết VN chúng ta có bao nhiêu người nghiên cứu về lĩnh vực này. Thử tưởng tượng một trường hợp thế này : khi chúng ta thiết kế một công trình cao tầng có mặt bằng phức tạp như hình chữ V, Z..Thực ra khi gió thổi vào bề mặt công trình sẽ hình thành một vùng gió quẩn và tác động của nó lên công trình thế nào chắc khó mà trả lời bằng lý thuyết mà chỉ có thể đem nó vào phòng thổi khí động để nghiên cứu mà thôi. Hơn nữa hiện nay TCVN về tải trọng gió khi tra hệ số khí động cũng bị hạn chế về hình dạng công trình và chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiết kế. Tôi có được tham khảo đề tài nghiên cứu cấp bộ của thầy Viên trường ĐHXD về phương pháp xác định TTG lên công trình và thấy rất có ích nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để được những khó khăn gặp phải khi thiết kế. Nhân đọc bài về SVĐ thiên trường tôi cũng đang muốn hỏi các bác bên CDC khi tính hệ mái sân lượn sóng như thế thì tải trọng gió tính thế nào? và tính bao nhiêu trường hợp tải trọng gió. Khi các bác so sánh với SVD Mỹ Đình thử hỏi rằng khi đưa cho VN chúng ta thiết kế kết cấu thì hệ mái SVD sẽ phải tính như thế nào khi mà hình dáng của nó không có trong tiêu chuẩn VN nếu không phải là đưa vào phòng thổi khí động???
    Tôi viết bài này mong muốn được trao đổi, học hỏi những kinh nghiêm tính toán tải trọng gió của các bác. Chúng ta có thể nêu ra khó khăn và cùng nhau giải quyết, các bác đồng ý chứ?
    p/s : Nhắn chú ducxd nếu chú chọn đề tài về tháp thép có thể tham khảo đề tài " PP xác định tác dụng của TTG lên công trình" của thầy Viên có thể rất có ích cho chú vì trong ấy có ví dụ rất cụ thể. Có lẽ chú muốn tìm tài liệu phải trực tiếp gặp thầy mới được
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

  • #2
    Phải nói các vấn đề haikcvncc đưa ra toàn thấy là vấn đề hóc búa. Về vấn đề khí động thì hiện tại tôi thấy nước ta chưa có phòng thí nghiệm nào thì phải mà mới nghe nói trên Viện KHCNXD đang xây dựng một phòng thí nghiệm ống thổi khí động. Quả là càng đi sâu vào các vấn đề càng thấy chúng ta thua kém các rất nhiều nước khác. Nhiều phòng thí nghiệm của ta cũ kỹ, lạc hậu, thiếu thốn đủ thứ. Cán bộ Thí nghiệm viên nhiều nơi dễ dàng bị mua chuộc để đưa ra những kết quả sai lệch.
    Như tôi đã viết trong bài, Phần mái sân Thiên Trường do Thầy Trần Mạnh Dũng (ĐHXD) chủ trì thiết kế, việc tính toán tôi phải hỏi lại thầy.
    Chắc mọi người đều mong rằng một tương lai không xa, khi thiết kế các công trình cao tầng, công trình có hình dạng mặt bằng phức tạp sẽ được làm mô hình để thí nghiệm trước khi thi công, chứ không làm "chay" như chúng ta hiện nay, kiểu "điếc không sợ súng". Mà đã làm "chay" rồi lại trên những chương trình "cờ-rắc" nữa mới đáng sợ chứ !!!
    Mong rằng những ai có kinh nghiệm hoặc đã được trực tiếp tham gia làm các thí nghiệm sử dụng ống thổi ở nước ngoài lên tiếng đi cho anh em học tập với.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Có phải là tài liệu về động lực học công trình trong đây em tìm thấy cuốn của thầy nào viết lâu lắc lâu lơ rồi, hình như môn này mấy huynh cao học có học đấy.He he em đây ở TPHCM mà bác kêu em gặp thầy Viên chắc hơi khó.
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        Tải trọng gió

        Chào các bác. Tôi có một vấn đề liên quan đến tải trọng gió- gió đông, muốn hỏi ý kiến nhũng bác có kinh nghiệm về thiết kế công trình. Ví dụ :
        Một công trình có mặt bằng dạng 1/4 đường tròn , cao > 40 mét. Tức là cần tính cả gió tĩnh và gió động. Tôi giả thiết chọn trục toạ độ OXY là tâm đường tròn. Vậy thì hệ số khí động (C) lấy với các mặt, đặc biệt là mặt cong sẽ được lấy như thế nào khi gió thổi theo trục X, Y, theo phương xiên 45 độ. Đặc biệt là khi tính gió động thì liên quan đến chuyển vị của từng phần (tầng) của công trình. Gió tác động theo phương xiên thì ta cần lấy chuyển vị theo phương xiên! (chuối). Trong khi đó các phần mềm mà chúng ta chạy lại chỉ cho chuyển vị theo phương X, Y. Vậy các bác đã giải quyết vấn đề này như thế nào.

        Ghi chú


        • #5
          reply NTN!

          Nguyên văn bởi NTN_CDCC
          Chào các bác. Tôi có một vấn đề liên quan đến tải trọng gió- gió đông, muốn hỏi ý kiến nhũng bác có kinh nghiệm về thiết kế công trình. Ví dụ :
          Một công trình có mặt bằng dạng 1/4 đường tròn , cao > 40 mét. Tức là cần tính cả gió tĩnh và gió động. Tôi giả thiết chọn trục toạ độ OXY là tâm đường tròn. Vậy thì hệ số khí động (C) lấy với các mặt, đặc biệt là mặt cong sẽ được lấy như thế nào khi gió thổi theo trục X, Y, theo phương xiên 45 độ. Đặc biệt là khi tính gió động thì liên quan đến chuyển vị của từng phần (tầng) của công trình. Gió tác động theo phương xiên thì ta cần lấy chuyển vị theo phương xiên! (chuối). Trong khi đó các phần mềm mà chúng ta chạy lại chỉ cho chuyển vị theo phương X, Y. Vậy các bác đã giải quyết vấn đề này như thế nào.
          Tính cái này khó đấy, bọn mình viết bài để trả lời cậu thì mất rất nhiều thời gian. Cách tính mà cậu sư dụng là tính tương đương! Khó quá thì qua CDC giúp cho!

          Ghi chú


          • #6
            Nguyên văn bởi tuananhcdc
            Tính cái này khó đấy, bọn mình viết bài để trả lời cậu thì mất rất nhiều thời gian. Cách tính mà cậu sư dụng là tính tương đương! Khó quá thì qua CDC giúp cho!
            Chào Bác Tuananh- Cám ơn bac có nhã ý giúp đỡ. Thực ra em nghĩ đây cũng là vấn đề mà nhiều anh chị em làm kết cấu đều vướng cả. Công trình thì ngày càng có nhiều dạng loại mà tiêu chuẩn nhà mình thì chưa đi theo kịp. Em nghĩ tiêu chuẩn của Tây thì nói nhiều hơn về hệ số khí động ( ví dụ tiêu chuẩn của Tầu có nói).Giá bác có thể post lên mạng một số tài liệu nói về vấn đề này hoặc nói sơ bộ cách thức thực hiện của bác cho anh em tham khảo trao đổi thì tốt biết mấy. Cám ơn bác trước nhé.

            Ghi chú


            • #7
              Lại vấn đề Khí động học.

              Em cũng thấy rất hứng thú với việc nghiên cứu tải trọng gió, à nói chính xác là ảnh hưởng động của gió tới công trình cầu. Em là dân ngành cầu nên không biết tính mấy cái mái sân vận động của bác nhưng em lại cũng quan tâm đến mô hình dòng gió khi thổi vào công trình. Bác có tài liệu gì cho em xin để tham khảo với.

              Ghi chú


              • #8
                Học cao học tại trường Đại Học Giao Thông Vận tải cũng học môn này, nó gọi là "ổn định và động lực học công trình", gồm hai cuốn mỗi cuốn khoảng 150 trang thôi. Không biết bác cần dùng lắm không, nếu cần tôi có thể photo gửi tặng.

                Ghi chú


                • #9
                  Em thấy anh Hải đưa vấn đề hay đấy khí động học công trình em thấy nên đưa vào học cao học chăng? Tiếc tài liệu VN khá hiếm ah em có ý kiến qua hỏi mấy bác hàng không chắc có đấy (cũng là khí động học chắc cũng phải có liên quan gì với nhau) . Còn không mấy bác đang NCS ở nước ngoài có khi biết vụ này ah.
                  [COLOR=RoyalBlue]

                  Ghi chú


                  • #10
                    Góp vài ý về khí động lực học

                    Tôi xin góp vài thông tin
                    - Bên không quân có Hầm thí nghiệm thổi gió (Wind tunnel).
                    - Bên Đại học Đồng tế (Thượng Hải) có Phòng thổi gió to hiêh đại lắm, làm đủ mọi thí nghiệm cho Nhà chọc trời và cầu dây. Chính cầu Rạch Miểu ơ tỉnh Bến Tre đã được thsi nghiệm mô hình tại đó.
                    - Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm về khí động học thì qua chổ tôi nhé. Gọi 04 7664051.
                    - Trong cuốn Thiết kế cầu treo dây võng, NXN XD in năm 2004 của tôi viết có 1 Chương về Khí động học. Tôi không dám đua lên đây vì vi phạm bản quyền của Nhà xuất bản, nhung bạn nào càn thì tôi sẵn sàng trao đổi tài liệu cá nhân ngay.
                    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                    ĐT: 0913 555 194

                    Ghi chú


                    • #11
                      Các bác nói nhiều về khí động học công trình thế các bác đã biết cách xác định hệ số khí động C chưa. Để xác định C người ta làm ống khí động là một
                      ống gió tuần hoàn có kích thứơc xác định. Thực chất áp lực gió tác động vào công trình chính là áp suất dogió gây nên.Khi một công trình đứng chắn gió thì mặt trước áp suất gió tăng cao mặt sau áp suất gỉam đi.Dòng không khí phía trước nhà như bị dồn nén lại tạo áp lực. Áp suất toàn phần do gió gây ra trên kết cấu bao che biểu diễn bằng công thức:
                      P=Pa + C*Vg*Vg*y/2*g
                      Pa: áp suất khí quyển
                      Pg: áp suất do gió gây ra tại điểm đang xét
                      Vg vận tốc gió
                      C: hệ số tỷ lệ chính là hệ số khí động
                      Sau khi làm mô hình đồng dạng với công trình người ta đặt vào ống khí động rồi đo áp suất tại những điểm khác nhau của tường và mái nhà. Từ đó suy ra C.Thực nghiệm cho thấy C không phụ thuộc vào vận tốc gió và tỷ lệ đồng dạng của nhà (tức chuẩn số Re). Do đó có thể xác định bằng mô hình hẹ số khí động C hoàn toàn chính xác như công trình thực. C chỉ phụ thuộc góc gió thổi và hình dạng nhà. Điều này lien quan đến độ nhám bề mặt, kích thước,dao động của công trình.
                      Có thể làm ống khí động không hề khó dụng cụ đo áp suất điện tử bán đầy trên thị trường. Tôi đã thử và thấy khá chính xác (Làm ống nho nhỏ).Các bác có thể làm thử coi như là tham khảo. ĐỢi khi VN có ống khí động đủ tiêu chuẩn.
                      Chúc thành công.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Công trình của bác hình dáng như nào vậy.Hay là bên bác tự làm một cái đi tuy không chính xác lắm tuy nhiên còn hơn là không co

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ý tưởng hay đấy đồng chí Hungkc45 ạ.

                          Nếu cái đấy nhập ngoại cũng phải vài chục ngàn đô. Cách đây lâu lâu tôi có tìm được tài liệu miêu tả khá kỹ cách chuẩn hóa số đọc, chuyển đổi kết quả giữa mô hình và công trình thực (phụ thuộc vào tỷ lệ mô hình) nhưng bây giờ không biết để đâu rồi. Hungkc45 thử tìm kiếm trên mạng xem.

                          Nhưng còn thuyết phục các cấp để sử dụng trong thực tế mới là cái khó. Chắc chỉ để tham khảo được thôi.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Thực ra vấn đề này được đặt ra rất lâu rồi , khi ta cho ra đời Tiêu chuẩn Tài trọng tác động 2737-78 ( tức là vào năm 1978), nếu các bạn đọc lại cuốn này se thấy phần tải trọng gió dành khá nhiều cho phần xác định hệ số khí đông.
                            Lúc này Pre đang công tác trong ngành Bưu điện , do đặc thù công trình dạng tháp và trụ nhiều nên tải trọng gió được nhiều người lưu tâm.
                            Cuốn Tiêu chuẩn này về căn bản được dịch từ một tài liệu tiêu chuẩn cùng tên của Nga. Bản thân người Nga khi áp dụng tiêu chuẩn này cũng thấy có gì đó chưa ổn , các kỹ sư không thể áp dụng nó ngay trong thiết kế , nhất là phần tải trọng gió. Do vậy họ có một cuốn Hướng dẫn tính toán riêng cho tải trọng gió theo tiêu chuẩn này ( có số trang gấp 10 lần phần tải trọng gió trong tiêu chuẩn). Có một người Việt Nam lúc đó làm Phó tiến sỹ ở Nga chuyên về tải trọng gió, khi kết thúc đề tài có mang tài liệu này về nước. Tài liệu này đề cập cách tính tải trọng gió cho nhiều dạng công trình đặc biệt như nhà cao tầng , dàn khoan , các tấm biển quảng cáo có kích thước lớn , các công trình dạng tháp trụ v.v. Trong tài liệu có một chương riêng đưa ra các hệ số khi động của rất nhiều dạng công trình đặc biệt. Ngày đó, Pre có cùng anh Tư ( Bộ Môn thép Trường ĐHXây dựng) dịch và biên soạn tài liệu này hy vọng để tham khảo để thiết kế các công trình Bưu điện. Tuy nhiên lúc đó những khó khăn về công cụ tính toán ở Việt Nam đã làm nản lòng nhiều kỹ sự muốn thử tính tải trọng gió cho một số công trình. Do quá lâu nên bản thân Pre hiện cũng không còn giữ những tài liệu trên , tuy nhiên hy vọng tìm lại trong các đồ án nghiên cứu sinh Việt Nam ở Nga may ra giúp cho bạn nào muốn tiếp tục nghiên cứu về đề tài này có những tham khảo hưu ích.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Em đang kiếm tài liệu về động lực học công trình có anh nào có cho em link với. Anh nào ở TPHCM có thể chỉ cho em chổ kiếm được không trên thi trường giờ cũng hiếm quạ Thanks
                              [COLOR=RoyalBlue]

                              Ghi chú

                              Working...
                              X