Chuyện cười nhà cao tầng:
Trong khi hành nghề thiết kế mình cũng có gặp một vài ba câu chuyện có thực không biết có cười được không? Nhưng cũng xin mạo nguội đưa ra cho mọi người đọc cho vui:
-Chuyện thứ nhất:
Một lần thẩm định 1 nhà chung cư 14 tầng ở Định công , thấy lực ngang do gió gây ra lớn quá, nghi ngờ liền hỏi bên thiết kế tính toán phần gió động thế nào. Được người ta vừa cười vừa nói: Thú thực với anh Tôi thấy đọc tiêu chuẩn Việt nam về tính toán gió động mãi không hiểu cách tính thế nào mà thời gian gấp quá, tôi nghe người ta nói gió động thường gấp 2, gấp 3 gì đó so với gió tĩnh nên tôi tính ra gió tĩnh bao nhiêu thì tôi nhân lên gấp 3 lần ra gió động.
Theo các bạn ý kiến có xuất sắc không ????
- Chuyện thứ hai:
Một lần thiết kế xong một công trình cao 21 tầng thì đưa đi thẩm tra. Thấy thẩm tra phần kết cấu gọi sang, lo lắng không biết mình làm có gì sai không?. Sang đến nơi mới biết là người ta nhờ mình tư vấn cho việc tính toán sức chịu tải cọc và đài cọc của khu vực có lõi thang máy như thế nào.
Hú vía!
Chuyện thứ ba:
Vừa rồi thiết kế xong cái nhà chung cư 7 tầng ở Cửa lò, địa chất lại xấu quá, ba bốn mét ở trên đầu là cát xốp sau đó là bùn sét năm sáu mét....Không may lại gặp thằng cha Chủ đầu tư củ chuối cứ bắt làm móng nông không được làm móng cọc. Nếu không làm thì thuê chỗ khác. Thuyết phục sùi bọt mép rồi cũng làm được cái móng bè có đệm cát mà tính lún bằng phần mềm Geoslope của CANADA còn ra tới 11cm lo ngay ngáy.
Xong rồi đưa đi thẩm tra. Thẩm tra gọi sang phản ánh “ Các anh tính lún bằng cái gì mà ra lún nhiều thế, Tôi tính chỉ có ra 3cm thôi và kết luận là móng có thể làm móng băng cũng được. Lúc đó choáng quá hỏi thẩm tra tính lún thế nào mới biết họ tính thế này. Họ coi đáy móng là một miếng sàn lớn liên kết với nền bằng các hệ số nền K. Gía trị K được tra bảng trong quyền nền móng và sau khi tính chuyển vị theo phương thẳng đứng không quá 3cm. Qua đó kết luận không cần sử dụng đệm cát và có thể dùng móng băng cho công trình cũng được vì độ lún có 3cm!
Choáng quá!
Trong khi hành nghề thiết kế mình cũng có gặp một vài ba câu chuyện có thực không biết có cười được không? Nhưng cũng xin mạo nguội đưa ra cho mọi người đọc cho vui:
-Chuyện thứ nhất:
Một lần thẩm định 1 nhà chung cư 14 tầng ở Định công , thấy lực ngang do gió gây ra lớn quá, nghi ngờ liền hỏi bên thiết kế tính toán phần gió động thế nào. Được người ta vừa cười vừa nói: Thú thực với anh Tôi thấy đọc tiêu chuẩn Việt nam về tính toán gió động mãi không hiểu cách tính thế nào mà thời gian gấp quá, tôi nghe người ta nói gió động thường gấp 2, gấp 3 gì đó so với gió tĩnh nên tôi tính ra gió tĩnh bao nhiêu thì tôi nhân lên gấp 3 lần ra gió động.
Theo các bạn ý kiến có xuất sắc không ????
- Chuyện thứ hai:
Một lần thiết kế xong một công trình cao 21 tầng thì đưa đi thẩm tra. Thấy thẩm tra phần kết cấu gọi sang, lo lắng không biết mình làm có gì sai không?. Sang đến nơi mới biết là người ta nhờ mình tư vấn cho việc tính toán sức chịu tải cọc và đài cọc của khu vực có lõi thang máy như thế nào.
Hú vía!
Chuyện thứ ba:
Vừa rồi thiết kế xong cái nhà chung cư 7 tầng ở Cửa lò, địa chất lại xấu quá, ba bốn mét ở trên đầu là cát xốp sau đó là bùn sét năm sáu mét....Không may lại gặp thằng cha Chủ đầu tư củ chuối cứ bắt làm móng nông không được làm móng cọc. Nếu không làm thì thuê chỗ khác. Thuyết phục sùi bọt mép rồi cũng làm được cái móng bè có đệm cát mà tính lún bằng phần mềm Geoslope của CANADA còn ra tới 11cm lo ngay ngáy.
Xong rồi đưa đi thẩm tra. Thẩm tra gọi sang phản ánh “ Các anh tính lún bằng cái gì mà ra lún nhiều thế, Tôi tính chỉ có ra 3cm thôi và kết luận là móng có thể làm móng băng cũng được. Lúc đó choáng quá hỏi thẩm tra tính lún thế nào mới biết họ tính thế này. Họ coi đáy móng là một miếng sàn lớn liên kết với nền bằng các hệ số nền K. Gía trị K được tra bảng trong quyền nền móng và sau khi tính chuyển vị theo phương thẳng đứng không quá 3cm. Qua đó kết luận không cần sử dụng đệm cát và có thể dùng móng băng cho công trình cũng được vì độ lún có 3cm!
Choáng quá!
Ghi chú