QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

    Chào moi người, em thấy mục này rất hay có một số bác có kiến thức rất siêu về cơ học đất. Nhưng em thấy các bác toàn trao đổi về cơ đất lý thuyết thôi không có cơ đất hiện trường và thí nghiệm đất.
    Em thấy ở trên mang có rất nhiều các máy thí nghiệm cơ đất nhưng ở việt nam mình ít có nên mọi người trao đổi với nhau nhất là những bác học ở nước ngoài có điều kiện gửi cho anh em ít tài liệu.
    Cơ quan em có một cái máy CPT pagani TG 63-100 rất hiện đại nhưng chưa sử dụng hết được tính năng của chúng bac nào có kinh nghiệm về nó nói cho em biết với.
    Theo em được biết khi phân tích thành phần hạt bằng phương pháp rây thì chỉ có thể phân tích đến cỡ hạt 0,1mm thôi bằng phương pháp sàng ướt còn với hạt có kích thước nhỏ hơn thì phải dùng phương pháp tỷ trọng kế nhưng phương pháp tỷ trọng kế thì đọc bằng mắt thì rất dễ gặp sai số khi đo và có thể gây ra sai số rất lớn, có bác nào biết có loại nào phân tích hạt dưới 0,1mm bằng phương pháp khác không

  • #2
    Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

    Bạn bảo với thành phần hạt chỉ phân tích đến cở sàng 0.1mm là không đúng lắm đâu, vì hiện tại một số phòng thí nghiệm đã có thể phân tích cở hạt đến 0.075mm. Còn phương pháp tỷ trọng kế là phương pháp tối ưu nhất hiện nay mà mình được biết, vấn đề là bạn lựa chọn thí nghiệm theo tiêu chuẩn nào và theo phương pháp nào thôi, mỗi phương pháp đều có cách hiệu chuẩn riêng, bạn phải chú ý khi hiệu chỉnh kết quả nhé. Còn vấn đề do sai số quá lớn mà bạn đòi chuyển phương pháp khác thì không nên đâu. Nếu bạn làm đúng theo quy trình thí nghiệm thì cứ an tâm, vì không những người Việt Nam mà cả người Mỹ, Anh, CuBa, Nhật.. Khi họ vào đây tham gia tư vấn giám sát các dự án đều OK cả. Chúc bạn thành công!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

      Theo chỗ tôi được biết thì Thí nghiệm phân tích thành phần hạt của đất theo TCVN chỉ cho phép sàng khô đến cỡ sàng 0,1mm đúng như bạn Mylove đã nêu.
      Đúng là phương pháp phân tích thành phần hạt của đất bằng tỉ trọng kế rất dễ có sai số lớn và cũng...tương đối phức tạp nữa.

      Xin Bạn PhanTuHuong cho biết cần phải có các lưu ý gì để "khắc chế" được các sai số trong quá trình thực hiện phép thử này.
      Cám ơn Bạn.
      Last edited by nbc; 26-08-2006, 03:55 PM.
      http://cauduongbkdn.com

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

        Chào các bác, em tình cờ vào diễn đàn, thấy vui vui xin chầu một chút.

        Theo em, để có kết quả thí nghiệm phân tích thành phần hạt chính xác nhất thì chỉ có cách làm cẩn thận theo đúng tiêu chuẩn thí nghiệm.
        Gravitation is not responsible for people falling in love

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

          Cẩn thận cũng chưa chắc đã làm chính xác,cái này đòi hỏi tay nghề phải khéo.các bước tránh sai số:cân đất,khi đun tránh cho đất văng ra ngoài,lắc kỹ đất sau khi nung.Ống đông chỉ có 1000ml nên trong quá trình rửa phải rất kỹ nếu ko sẽ xảy ra sai số.Lúc Khuấy trong ống đông cũng phải tránh văng nước ra ngoài,khi đọc đồng hồ tránh có gió thổi qua tỷ trọng kế...Anh em ko hiểu gì cứ hỏi,trong khả năng hiểu biết của em,em sẽ trả lời(em làm về thí nghiệm cũng 3 năm rồi).Mong được học hỏi thêm công nghệ mới.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

            Phương pháp của pypet của anh hướng đưa ra là xác định thành phần hạt bằng phương pháp trực tiếp dựa trên nguyên lý stoc. nhưng để hút được lượng huyền phù theo phương ngang va đem đối xác định khối lượng là tương đối khó, phụ thuộc quá nhiều vào thao tác thí nghiệm, nên hiện nay nó rất ít được áp dụng trong thực tế. hiện nay phòng thí nghiệm chúng tôi đang nghiên cứu phương pháp này
            ................................................................................................
            Công ty TNHH Khảo sát - Tư vấn Thiết kế Thế Hệ
            195/18D Điện Biên Phủ - P.15 - Q.Bình Thạnh - TP.HCM
            Email: thehe1@vnn.vn website: www.thehe.vn
            Tel: 08.5121514
            hotline: 0989085385

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

              Hay quá lại gặp chú Kiên.
              Nói thật là phương pháp tỷ trọng kế là chuẩn và phổ biến nhất rồi.
              Còn không bao giờ chính xác tuyệt đối được, ngay định nghĩa về hạt sét thế giới còn có nhiều định nghĩa khác nhau nữa cơ mà.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                Các bác cho e hỏi với, e là KTS, có 1 công trình cao 8 tầng ở khu Linh Đàm, HN. Bây giờ làm Khảo sát địa chất như sau:
                cơ lý mẫu đất 9 chỉ tiêu: 62 mẫu, trung bình 4m/mẫu đất
                Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn trong đất cấp I-III: 110 lần: Trung bình 2m khoan/1 thí nghiêm.
                Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn trong đất cấp IV-VI: trung bình 1.5m khoan/1 thí nghiêm.
                Nhưng thông số trên e thấy hình như hơi nhiều, ví dụ như số m khoan/1 thí nghiêm. Theo các bác thì như thế nào, e nên giảm đi (tăng số m khoan/1 thí nghiệm lên) như thế nào là hợp lý. Đa tạ các bác giúp đỡ.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                  Nguyên văn bởi PhanTuHuong
                  Không dày đâu, thế là hợp lý rồi đấy. Mỗi lớp đất nên lấy 10 mẫu (tối thiểu 6 mẫu), địa tầng HN khoảng 6-8 lớp là phổ biến (độ sâu dưới 50m)
                  Vậy ạ, nhưng mà e đã giảm đi chỉ còn 74 lần TN đất cấp 1-3, 12 lần đất cấp 4-6 tương ứng 220m khoan đất cấp 1-3 và 30 m khoan đất 4-6. Có tất cả 5 hố khoan, mỗi hố dự kiến 50m.
                  Các bác cho e hỏi vậy thì lấy thí nghiệm mẫu đất 9 chỉ tiêu là bao nhiêu thì vừa ạ ?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                    À quên các bác cho e hỏi thêm mặt bằng hình chữ nhật kt 15m x 70, công trình cao 8 tầng khu Linh Đàm thì khoan 4 hố đã đủ tính toán chưa a.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                      Theo tiêu chuẩn VN là đã đủ số lượng hố khoan, Nhà của bạn < 9 tầng như vậy là đủ Cỡ 50m/ 1 hố khoan
                      Last edited by luudanh2005; 01-11-2006, 03:42 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                        Nguyên văn bởi luudanh2005
                        Theo tiêu chuẩn VN là đã đủ số lượng hố khoan, Nhà của bạn < 9 tầng như vậy là đủ Cỡ 50m/ 1 hố khoan
                        Ý bác là 4 hố phải ko bác? Cảm ơn bác nhiều nha

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                          Các anh chị cho em hỏi tí về thí nghiệm đất trong phòng

                          Khi thí ngiệm xác định C (lực dính đơn vị) , Phi (góc nôi ma sát) thì

                          người ta tiến hành thí nghiệm cắt nhanh hay cắt châm.

                          Trong báo cáo địa chất người ta đưa cho mình là C, Phi nào?

                          Khi tính toán thì lấy C, Phi nào để tỉnh

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                            Khi thí nghiệm xác định C (lực dính đơn vị), Phi (góc nội ma sát) thông thường người ta tiến hành thí nghiệm cắt nhanh trên máy cắt phẳng (nếu là đất có trạng thái từ dẻo mềm trở lên) đối với đất yếu người ta sử dụng thí nghiệm cắt nén bằng máy ba trục.
                            Thông thường trong báo cáo địa chất người ta thường đưa cả hai giá trị C, Phi tiêu chuẩn và C, P tính toán. Nếu chỉ ghi một giá trị thì chắc là C, Phi tiêu chuẩn. Bạn có thể kiểm tra lại xem là C và Phi nào bằng cách chỉnh lý thống kê các giá trị cắt (Tô) ở trên các biểu thí nghiệm cắt theo TCXD74-87.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất

                              Thế theo các bác thì các giá trị C,Phi trong các thí nghiệm cắt nhanh, cắt châm, cắt nhanh cố kết thì áp dụng trong giai đoạn tính toán nào là hợp lí nhất khi tính toán ổn định của nền đất yệu

                              Ghi chú

                              Working...
                              X