Em thấy vấn đề cọc xi măng + đất cũng hay. Nên hôm nay em đề nghị các bác bàn luận về vấn đề này!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cọc Xi Măng + đất
Collapse
X
-
Ðề: Cọc Xi Măng + đất
Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình áp dụng phương pháp này rồi. Thưa các bác, nếu như em không lầm thì mới đây nhất, công trình hầm Thủ Thiêm tại tp Hồ Chí Minh có áp dụng công nghệ này. Hiên nay ở Việt Nam thì công nghệ này còn rất mới. Hôm nay em xin đề nghị với các bác chúng ta cùng nhau bàn luận về các vấn đề:
- Điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cọc.
- Đối với những loại xi măng khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến cường độ của cọc như thế nào?
- Tỉ lệ giữa xi măng và đất như thế nào là tối ưu nhất? (Đối với từng loại đất khác nhau)...NƠI HẺM SÂU
ANH LÀ VIÊN CUỘI NHỎ
SỐNG ĐÃ VẠN NĂM MÀ CƯ BÉ
NHÀO LỘN CHÓANG NGƯỜI
TRONG MÁY TRỘN BÊ TÔNG
CUN CÚT VEN ĐƯỜNG.
Ghi chú
-
Ðề: Cọc Xi Măng + đất
Theo thông tin hạn hẹp của tui, thì hầu hết các công trình thủy điện hiện nay đang thiết kế có phần "grouting for base improvement",
tức là khoan phun vữa xi măng vào đất để gia cường (trị an, thác mơ, đại ninh, đami hàm thuận vv...).
đó cũng chính là cọc xi măng đất mà các chú đang bàn phải không.
Nếu vậy thì đâu có gì là mới.
Ghi chú
-
Ðề: Cọc Xi Măng + đất
Chủ đề này đã bàn trên ketcau rồi. Các bác chịu khó tìm lại để đọc thêm.
Công nghệ cọc đất xi măng (và bấc thấm bản nhựa) được Thụy Điển đưa vào VN từ những năm đầu thập kỷ 80 thông qua viện khoa học kỹ thuật xây dựng. Dù vào VN đã lâu xong đến gần đây mới được ứng dụng rộng rãi trong thi công gia cố đất (chủ yếu dùng trong các công trình giao thông, hoặc bồn chứa lớn ...)
Ở VN hiện đã có rất nhiều đơn vị có thể thiết kế và thi công loại cọc này.
Ghi chú
-
Ðề: Cọc Xi Măng + đất
Cọc xi măng đất mà OBAYASHI đang làm là ở dự án đại lộ Đông-Tây và hầm Thủ Thiêm do nhà thầu phụ SANSHIN của Nhật Bản làm. Gọi là DSMC (Deep Soil Mixing Column)
Tôi xin trình bày ý tưởng của họ cho anh em tiện theo dõi:
DSMC là 1 trong những phương pháp xử lý nền đất yếu, theo nguyên phun vữa xi măng khô trộn lẫn với đất dưới nền nhằm cải thiện nền đất yếu. Phương pháp thật đơn giản như sau:
Qua các thí nghiệm ngoài hiện trường xác định được sức chịu tải của khu vực nền p
Theo thiết kế là lực tác dụng lên nền này phải là q dĩ nhiên q>p
Như vậy delta = q-p là lực mà cần tính. Dùng DSMC để cải thiện đất nền ( delta sẽ thay đổi theo chiều sâu)
Đi tiến hành thí nghiệm phun vữa xi măng trộn với đất ứng với mỗi độ sâu tương thích sau 7 ngày và sau 28 ngày với hàm lượng xi măng trộn như sau:
100kg --------> F
150kg---------> F
200kg---------> F
300kg---------> F
So sánh F với delta (kể thêm hệ số an toàn) để chọn ra hàm lượng xi măng tương kinh tế nhất.
Việc thí nghiệm này rất quan trọng quyết định lợi nhuận của nhà thầu trong quá trình thi công cọc xi măng đất
Kỳ sau sẽ post tiếp công thức cách tính và một số vấn đề liên quan đến DSMC cho anh emLast edited by luudanh2005; 25-06-2006, 12:47 AM.
Ghi chú
-
Ðề: Cọc Xi Măng + đất
Gửi tặng các bạn một số hình ảnh thi công cọc ximăng + đất
Ghi chú
-
Ðề: Cọc Xi Măng + đất
Các pác ơi, có bài toán nào nói đến vấn đề đóng cọc sau khi đã xử lý nền bằng cọc xi măng đất không nhỉ.
Công trình của em đã xử lý nền, tuy nhiên muốn đóng cọc trên đó nên đang lo ngại đóng nó sẽ hỏng cọc hoặc ảnh hưởng đến những cọc ximang đất lân cận...
Các pác cho ý kiến nhé!
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú