QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

    Kính chào các bác:
    Bây giờ có việc phải tính động đất cho công trình tại Việt Nam (số liệu từ QCXDVN),
    thì sẽ chọn cấp động đất 6, 7, 8 vv có lẽ là theo bản đồ phân vùng chấn động,
    thế nhưng chúng ta sẽ phải chọn tần suất chu kỳ 200 năm, 500 năm hay 1000 năm căn cứ vào tài liệu nào hả các bác.

    Tài liệu nào chính thức nói rằng xác suất động đất cấp 6 thì không phải tính động đất cho công trình.

    Quy mô, chiều cao hay tầm quan trọng của công trình như thế nào thì phải tính động đất.

  • #2
    Ðề: Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

    Chao anh
    Toi chi co ban in cua" Tieu chuan thiet ke Cong trinh Giao thong trong vung dong dat" do Bo GTVT ban hanh nam 1995 ; neu anh can de tham khao thi goi dien cho toi de copy 0913 555 194.
    Tuy nhien day la sao chep tu Tieu chuan cua Lien xo cu. Hien nay Nganh GTVT da dung them Tieu chuan moi la 22TCN 272-05 ban hanh thang 7-2005, yeu cau luc tinh ve dong dat phai xin duoc so lieu cua Vien Vat ly dia cau Viet nam ( tren duong Hoang quoc Viet- Hanoi)
    neu anh can sach doc qua,co the tim sach o pho Hoa-Lu " Co so tinh toan cau chiu dong dat" do Nha XB xay dung in 2004.
    Hinh nhu Tieu chuan dong dat cua nganh Xay dung chua duoc ban hanh chinh thục

    Than ai
    NVT
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

      Chào thầy Trung, vấn đề hiện nay em đang gặp phải là tính pháp lý của yêu cầu thiết kế kháng chấn hiện hàng của Việt Nam. Hiện em chỉ tìm thấy có cuốn Quy chuẩn Xây dựng Tập I, đề cập đến vấn đề chống động đất (Điều 3.6 Chống động đất)
      Trong đó phân loại công trình thành 3 cấp theo yêu cầu kháng chấn:

      1. Công trình cấp 1: Công trình đặc biệt, có quyết định riêng của chính phủ. Bắt buộc phải thiết kế kháng chấn.

      [nguyên văn]
      2. Công trình cấp 2:
      a. Công trình cấp 2 là những công trình thông thường, cho phép có biến dạng như nứt, hư hỏng cấu kiện riêng lẻ nhưng phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
      b. Khi thiết kế công trình cấp 2, phải thiết kế kháng chấn với cấp động đất được lựa chọn cho từng trường hợp cụ thể.

      3. Công trình cấp 3.
      a. Các công trình cấp 3 là những công trình khi bị phá hủy do động đất ít có khả năng gây chết người hoặc thiệt hại lớn về kinh tế.
      b. Công trình cấp 3 gồm các nhà dân dụng, công nghiệp một tầng và không có tài sản quý bên trong, nhà kho thông thường, nhà phụ trợ.
      c. Các công trình cấp 3 không yêu cầu kháng chấn.
      [hết trích]

      Theo như các phân loại này thì hầu như tất cả các công trình ngoài nhóm 1 (được chính phủ chỉ định) còn lại đều thuộc vào nhóm 2, may ra chỉ còn nhà đựng rác, pho phế liệu (xem như không có tài sản quý bên trong và ít người đến nên sập thì ít bị chết người) thì mới thuộc nhóm 3.

      Vậy ra, hiện nay các công trình DDCN đều "lách" luật cả. Em đang phải làm việc với người Nhật, nên phải tìm được các tài liệu dẫn chứng.

      Nếu bắt buộc phải kháng chấn, thì cũng không biết chọn chu kỳ chấn động nào cả, vì QC nói rằng:.. "tùy trường hợp cụ thể".

      Để tìm tài liệu hướng dẫn hay tiêu chuẩn liên quan, ví dụ, rất nhiều người phát biểu rằng "chấn động cấp 6 (MSK) thì không cần thiết kế kháng chấn" nhưng em tìm mãi vẫn chưa ra văn bản nào nói như vậy cả.

      Vì thế em mong được những ai biết tường tỏ về luật và lý có thể giúp đỡ em.

      Tiêu chuẩn bên xây dựng hiện nay hầu như không có phần "thuật ngữ và định nghĩa" và "tài liệu tham chiếu" vv, và không phân biệt rạch ròi giữa "yêu cầu pháp lý" (bắt buộc) và "hướng dẫn tính toán" (khuyên dùng), nên rất khó khăn cho người vận dụng.

      Em đang ở TpHCM nên không liên hệ để nhận tài liệu từ thầy được. Em xin cảm ơn thầy.
      Last edited by XUAN THUY; 08-12-2005, 02:22 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

        Cảm ơn anh Huy nhiều, đây quả là một trong những tài liệu mà tôi đang cần.
        Chiếu theo bảng phân loại này, thì rõ ràng là công trình nào cũng phải thiết kế kháng chấn rồi.

        Còn vấn đề động đất cấp 6, theo thang MSK thì cấp 6 đã mạnh rồi, mém tới mức báo màu cam (7,8). Với cấp này, tường gạch đã bị nứt.

        Nếu lý luận rằng địa chấn chỉ nứt tường gạch thì kết cấu bê tông cốt thép không bị ảnh hưởng, để không phải thiết kế kháng chấn, hay theo cách suy diễn dựa vào TCVN 198-97 như anh nói thì rõ ràng sự duy diễn này hoàn toàn là "tâm lý" mà không có sự liên hệ "vật lý" nào với nhau cả, về mặt "pháp lý" lại càng không thể được.

        Nói riêng về tiêu chí phân cấp của bảng phụ lục trên, tiêu chí "kỹ thuật" và tiêu chí "xã hội" đứng chung, lộn xộn với nhau như thế khiến cho "tài năng" của thiết kế sư phải vận dụng tối đa mới biết được công trình của mình nằm ở "chỗ" nào trong đó phải không anh nhỉ.

        Công thức anh trích ở trên có lẽ của SNIP-II-81 chứ trong TCVN 198-97 thì tôi tìm không thấy, mà cái SNIP này cũng cũ quá mất rồi.

        Về phân loại động đất, cấp 6 MSK ứng với cấp 4 thang JMA Shindo của Nhật, ở đó cấp 2,3 đã phải lo thiết kế kháng chấn rồi.
        Châu Âu cũng đã dùng thang mới EMS-98 (European Macrseismic Scale) thay cho MSK-64, vì MSK (Medvedev-Sponheuer-Karnik) phân loại dựa và mức độ hư hỏng của các loại nhà gạch thấp, bây giờ không còn mấy ai xây nữa nên trở thành lạc hậu. Tôi cũng không biết sắp tới, TCVN về kháng chấn sẽ dùng thang độ nào.

        [Lan man thêm nhé. Cũng vì sự trộn lẫn của tiêu chí, (theo kiểu "liệt kê" ra những gì mà nhà quản lý nghĩ ra được) nên theo Nghị Định 209/2004 tui có một công trình, nói chung là rất to lớn về vốn, sản lượng, diện tích đất vv, so với nhà máy điện tử hay nhà máy nhựa cấp I, nhưng nó lại sản xuất linh kiện bằng nhựa như vỏ tivi, vỏ đĩa, bộ cơ vv, tui không biết xếp nó vào nhóm nào cả].

        Có gì cần tôi sẽ nhờ anh tư vấn thêm.

        Chúc anh một ngày làm việc được... nhiều tiền nhé.!!!!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

          Ok, cảm ơn bác nhé. Tôi đã tìm ra trang đó và thấy công thức rồi.

          Theo cái phân loại chi tiết ở trên thì ngoài cấp đặc biệt và cấp 4 là khác nhau, còn cấp 1, 2, 3 thì đều phải thiết kế kháng chấn cả, thế chúng sẽ khác nhau ở điểm nào?
          Không biết là khi ra tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn thì các cấp chi tiết này có tác dụng không nhỉ.

          Và nếu có, thì chẳng lẽ có một trận động đất cấp 7 ở Hà Nội thì "cho phép" sập cái nhà cao 40m, còn không "cho phép" sập cái đồn công an phường sao? Hay "cho phép" sập một cái căng tin (không biết bao nhiêu người thì gọi là đông), mà không "cho phép" sập một cái đài nước sao (bao nhiêu gọi là cỡ lớn)?

          Nhà máy thuộc ngành công nghiệp "chế tạo người máy" thì thuộc vào nhóm nào? Rắc rối quá bác nhỉ (chắc không phải là công nghiệp nặng rồi).

          Sao không bắt chước mấy ông công an hay toà án,
          nếu làm bị thương một người thì cải tạo, chết một người thì đi tù, chết 2 người trở lên, chết dây chuyền 100 người vv để mà "phạt" công trình nhỉ chịu kháng chấn nhỉ.


          Theo tôi ấy là cứ công trình nào sập không chết người hoặc dẫn đến chết người trong điều kiện làm việc bình thường thì cho vào nhóm 3. Công trình làm chết hoặc dẫn đến 100 người trở lên trong điều kiện làm việc bình thường thì cho là cấp đặc biệt, còn làm chết hoặc dẫn đến chết từ 1-99 người coi vào một nhóm 2 chẳng hạn. Còn tài sản không quý bằng mạng người, nên bỏ qua.
          Last edited by XUAN THUY; 09-12-2005, 05:25 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Chọn tần suất động đất là bao nhiêu?

            cọc xm đât cung la một giải phap khang chan,

            Ghi chú

            Working...
            X