QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin địa chất ĐBSCL

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin địa chất ĐBSCL

    Mình đang làm luận văn về đất ngập nước ở ĐBSCL, cụ thể là khi mùa lũ nước ngập, khi mùa cạn nước rút, như vậy tính chất cơ lý của đất nền thay đổi ra sao, sự thay đổi này ảnh hưởng gì đến nền móng của công trình, ảnh hưởng đến sức chịu tải cọc như thế nào?
    Vì vậy mình đang tìm gấp hồ sơ địa chất của các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là ở cùng một khu vực mà có tài liệu vao 2 thời điểm mùa lũ ( khoảng tháng9), mùa cạn( khỏang tháng 4) Mình đã có địa chất của Đồng Tháp, bạn nào có địa chất Đồng Tháp hay o các tỉnh khác thì share cho mình với. Bạn có thể cho địa chỉ, mình sẽ đến lấy, mình ở TPHCM. Hoặc mail cho mình h_m_tam@yahoo.com.
    Cám ơn trước nhé

  • #2
    Ðề: Xin địa chất ĐBSCL

    Thực ra địa chất DBSCL thường là á sét, sét trạng thái dẻo cứng, dẻo mềm, dẻo chảy phân bố từ mặt đất tự nhiên xuống khoảng 5- 15 m, thậm chí đến 35-40m tùy từng vùng. góc ma sát trong của lớp này thay đổi trong biên từ 2-10 độ, lực dính từ 0,025 đến 0,06 kG/cm2. Chính vì vậy đối với móng cọc, đặc biệt là móng cọc trong vùng ngập (Trong công trình thủy lợi) thì sức chịu tải dọc trục cọc thường nhỏ, do đó vùng này cần kéo dài cọc đến lớp đất tốt từ 3-5 m. Còn nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi tc cơ lý đất nền đối với nền móng công trình, và SCT của cọc không có tính thực tiễn cao vì ảnh hưởng này thường không xem xét một cách kỹ lưỡng do khi thiết kế thường tính bất lợi với trường hợp nước ngập.

    Ghi chú

    Working...
    X