Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

    Hiện nay, khi thiết kế kết cấu BTCT, chúng ta thường chỉ thiết kế theo độ bền vật liệu, thi thoảng kiểm tra độ võng của kết cấu, mà không mấy khi kiểm tra độ mở của vết nứt. Tôi không rõ là trong TCVN có qui định phải kiểm tra ko, nhưng rất nhiều tiêu chuẩn nước ngoài yêu cầu phải kiểm tra vết nứt của kết cấu BTCT. Tùy theo mục đích sử dụng, môi trường làm việc, tầm quan trọng của kết cấu mà tiêu chuẩn kiểm tra vết nứt khác nhau. Rõ ràng là với những kết cấu yêu cầu tính chống thấm cao như tường tầng hầm, sàn khu vệ sinh, lớp phủ các công trình ngầm, công trình xây dựng trong môi trường xâm thực mạnh, thì việc hạn chế vết nứt ngay trong quá trình tính toán thiết kế kết cấu BTCT cần phải được lưu tâm.
    Vậy nên tôi muốn đưa đề tài này lên để mọi người cùng thảo luận: Có cần thiết đưa vào qui trình TCVN tính toán - thiết kế cấu kiện BTCT việc kiểm tra vết nứt ko ? và trong điều kiện nào thì việc kiểm tra vết nứt là bắt buộc, nên làm hoặc ko cần thiết?

  • #2
    Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

    Không rõ tiêu chuẩn VN như thế nào nhưng theo như những gì em được học thì tiêu chuẩn về vết nứt trong công trình được chia làm 3 mức độ:
    1.Không cho phép xuất hiện bất cứ 1 vết nứt nào trong elements
    2.Được phép xuất hiện với điều kiện vết nứt không liên tục và nằm trong tầm giới hạn có thể khép lại được.
    3.Được phép xuất hiện với điều kiện vết nứt không liên tục và liên tục với điều kiện độ dài vết nứt không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

    Ở đây Vết nứt không liên tục được hiểu là sự mở vết nứt dưới sự tác động của tải trọng thường xuyên,tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tải trọng dài hạn.Vết nứt liên tục được hiểu là sự mở rộng vết nứt đưới tác động của tải trọng thường xuyên và dài hạn.

    Cái này hình như em thấy trong TCXDVN cũng có hay sao ấy,có cả rất nhiều phương pháp hạn chế vết nứt trong công trình mà.Nhờ mọi người cho em biết ở VN thì khi thi công hoặc thiết kế thì yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự xuất hiện vết nứt và cách khắc phục.(ở đây tính đến tất cả các yếu tố tác động lên công trình gây xuất hiện vết nứt).

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

      - Tất cả các TC thiết kế KC BTCT đều có điều khoẳn về tính toắn nứt và các biện pháp cấu tạo để giảm thiểu tác hại do nứt.
      - Các TC thi công và nghiệm thu KC BTCT cũng có các diều khoẳn hướng dẫn giảm thiểu tác hại của nứt
      - Các TC về chẩn đoắn, kiểm định công trình BTCT đều có điều khoẳn về phát hiện vết nứt, tìm nguyên nhân và có thể co cả hướng dẫn giải pháp khắc phục.
      - Các sách giáo khoa về cả 3 linh vực thiết kế, thi công và kiểm định, chẩn đoắn cung có các thông tin nói trên.

      Riêng về biện pháp hạn chế vết nứt từ khi tính toắn thiết kế thì trong các TC đều có 2 mục
      + về tính toắn độ mở rộng vết nứt của kết cấu BTCT thường và tính toắn chống nứt của KC BTCT dự ứng lực
      + về các biện pháp bố trí cốt thép nhằm giảm thiểu tác hại của nứt

      Trên đây là nói về vết nứt cấu trúc, còn loại vết nứt phi cấu trúc, tức là do bản chất vật liệu và do công nghệ vật liệu (không phải do tải trọng) thì các giải pháp hạn chế nứt được nêu trong TC thi công và nghiệm thu
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

        Vâng,những TC trên em cũng đã đọc qua rồi,ý em muốn hỏi là ở điều kiện VN thì khi tính toán đến khả năng xuất hiện vết nứt thì chúng ta để ý đến những yếu tố nào so với tiêu chuẩn của 1 số nước (Anh,Mỹ,Nga chẳng hạn).VD khi so với TC của Nga thì mình kô cần tính đến tải trọng của tuyết trong điều kiện mùa đông v.v..Em đang làm đề tài về sự xuất hiện vết nứt và cách hạn chế vết nứt trong công trình của VN so với các các nước trên thế giới (sự giống và khác nhau).Mong mọi người giúp đỡ em hoàn thành sớm đề tài vì em kô ở VN nên kô thể hỏi được.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

          chào bạn cho mình đóng góp thêm một số ý kiến
          theo như tiêu chuẩn VN về hệ số an tòan của VN ta ( n = 1.1 - 1.4 ) thì việc xảy ra vết nứt cho công trình là tất yếu sẽ xảy ra , vì thế ở Vn ta tất yếu cần đến việc kiểm tra nhiều hơn về các vết nứt cho kết cấu công trình. như ở nước khác thì họ có hệ số an tòan cao hơn cả Vn ( n = 1.4 - 2.1 ) thì họ vẫn chú trọng đến việc kiểm tra vết nứt.
          vì thế ở VN cần thiết phải dùng đến tiêu chuẩn vết nứt để kiểm tra là tốt hơn

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

            Trong TCVN và các TCN ngành GTVT đều có chỉ dẫn thiết kế, kiểm toán độ mở rộng vết nứt. Mình được biết đó là một tiêu chuẩn của trạng thái giới hạn thứ 2 về Sử dụng bình thường của kết cấu. Trong các tài liệu, giáo trình kết cấu btct đều có phần này đấy thôi. Tổ hợp kiểm toán vơi các tải trọng thường xuyên, hệ số tải trọng gây nguy hại là 1.1.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

              Thầy Trung đã chỉ rõ là các tiêu chuấn, VN và nước ngoài, đều đề cập đến các biện pháp hạn chế vết nứt khi thiết kế và thi công các kết cấu BTCT. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến việc dự đoán và hạn chế vết nứt khi thiết kế.

              Trước hết, cũng nên nhắc lại là việc kiểm soát vết nứt được thực hiện ở trạng thái giới hạn 2 liên quan đến điều kiện sử dụng của kết cấu và công trình. Trong hầu hết các trường hợp tổ hợp tải trọng ở trạng thái giới hạn 2, các hệ số tổ hợp tải trọng là 1 và vật liệu (bêtông, thép) làm việc trong giới hạn đàn hồi.

              Đúng là trong hầu hết các tiêu chuẩn BTCT đều có công thức tính độ mở vết nứt. Các công thức khác nhau tùy theo tiêu chuẩn, nhưng nói chung đều phức tạp và khó sử dụng. Do vậy mà, theo hiểu biết của tôi, rất ít khi các công thức này được sử dụng. Đặc biệt, các công thức này chỉ dùng để kiểm tra chứ ko dùng để thiết kế. Riêng ở VN, vì sự phức tạp này mà việc hạn chế vết nứt gần như bị bỏ qua, còn trên thế giới họ rất chú trọng vấn đề này.

              Có một cách khác để đề cập vấn đề một cách đơn giản hơn là hạn chế ứng suất trong thép chịu kéo. Thực vậy, ứng suất trong thép các nhỏ thì vùng bêtông chịu kéo càng thu nhỏ, hoặc ứng suất kéo trong bêtông càng nhỏ -> khả năng bêtông bị nứt càng nhỏ. Trên lý thuyết, ứng suất giới hạn này phụ thuộc vào độ mở của vết nứt, mà độ mở này lại phụ thuộc vào việc bố trí cốt thép, thiết diện bêtông và momen uốn , xoắn :-( Vì vậy, để đơn giản hóa vấn đề, nguời ta thường đưa ra các giá trị cụ thể và « duy nhất » cho ứng suất kéo trong thép. Ví dụ :

              - Tiêu chuẩn Pháp BAEL 99 : Nếu vết nứt được đánh giá là có hại cho kết cấu và công trình, ứng suất kéo trong thép thường được giới hạn 250 MPa (thép 500 MPa), còn nếu vết nứt « rất có hại » thì chỉ còn 200 MPa. Tùy theo vị trí và tầm quan trọng, yêu cầu chống thấm của kết cẩu, tính xâm thực của môi trường mà tiêu chuẩn, hoặc chủ đầu tư, sẽ qui định vết nứt có hại hay không.

              - Theo tiêu chuẩn Eurocode 2, tùy theo độ mở cho phép là 0.1, 0.2 hay 0.3mm, có cốt thép chịu nén hay không, mà ứng suất kéo trong thép bị giới hạn từ 120 MPa đến 300 MPa (cốt thép 500 MPa).

              Với phương pháp luận như trên : Nếu vết nứt trong bêtông là ko nguy hại hoặc độ mở cho phép lớn (trên 0.3mm), cốt thép thường được thiết kế theo trạng thái giới hạn 1 về cường độ và kiểm tra theo trạng thái giới hạn 2 ; Ngược lại, nếu vết nứt trong bêtông là có hại hoặc độ mở cho phép nhỏ (dưới 0.3mm), cốt thép thường được thiết kế ngay theo trạng thái giới hạn 2 với ứng suất giới hạn của cốt thép (cần nhiều thép hơn so với tính toán theo trạng thái 1). Sau đó, đối với các kết cấu hoặc công trình quan trọng, hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, có thể áp dụng các công thức để tính toán kiểm tra độ mở vết nứt. Chu trình thiết kế như vậy là đơn giản, dễ áp dụng.

              Vậy thì, để đảm bảo điều kiện sử dụng và tuổi thọ công trình, TCVN cần qui định rõ ràng và cụ thể, đối với từng loại công trình và môi trường, việc « bắt buộc » hạn chế chế vết nứt khi thiết kế BTCT. Giá trị giới hạn ứng suất kéo của thép, hoặc sử dụng lại các tiêu chuẩn nước ngoài, hoặc tự đưa ra các giá trị « nội địa » phù hợp với điệu kiện vật liệu, thi công và môi trường VN.

              Rất mong cac bạn cho ý kiến nhận xét.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                Trong các phương pháp chuẩn đoán vết nứt,nếu chỉ bằng các phương pháp thử tải thông thường thì khi vết nứt được xuất hiện,tương ứng với nó là tải giới hạn thì trên thực tế tải giới hạn đó đã lớn hơn tải giới hạn tương ứng với thời điểm xuất hiện vết nứt,điều này dễ hiểu vì khi chúng ta xác định vết nứt bằng mắt thường,tức là đã có xuất hiện vết nứt,điều này chứng tỏ không thể đưa ra một tải trọng giới hạn gây nên vết nứt ( đây là tải trọng max,nếu tăng tải trọng lên,vết nứt đầu tiên trong element sẽ xuất hiện )
                Trong thiết kế có rất nhiều phương pháp để tính toán thời điểm xuất hiện viết nứt,em giới thiệu qua 1 phương pháp rất có hiệu quả ( không biết ở VN có dùng không ),đó là phương pháp,tạm dịch là "phương pháp Momen lõi ".Phương pháp này được xây dựng dựa trên sơ đồ lực ứng suất của bê tông.Sự đơn giản hóa của phương pháp này là không tính đến sự gây nén trong bê tông được tạo ra bởi tác lực theo phương ngang,chỉ tính đến lực momen đàn hồi dẻo.Ở đấy có rất nhiều yếu tố cần tính đến ví dụ như xác định hệ số GAMA (hệ số phụ thuộc vào bề mặt cắt của elements ),hệ số đan thép ( em không biết ở VN gọi là gì nên tạm dịch ra là vậy),tâm sai.....nhưng nói chung phương pháp rất đơn giản và hiệu quả,nó cho kết quả có thể nói rất sát với thực tế.Phương pháp này dùng để thiết kế đơn giản mà lại hiệu quả.Ai có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này có thể mail cho em.Đây là ý kiến cá nhân của em,ai có phương pháp gì hay thì giới thiệu để mọi người cùng tham khảo nhé.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                  bạn tùng có thể cho mình hỏi địa chỉ liên hệ mail của bạn là gì đc ko ? hiện tại mình cũng đang làm đề tài về nứt ở cầu bê tông ! mình muốn trao đổi một số tài liệu với bạn

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                    Tính nứt và võng của cấu kiện BTCT (Không phải là dầm đơn giãn) là rất phức tạp. Ở VN chưa thấy ai lập phần mềm để tính laọi này. Phần lớn các bác thiết kế hệ khung nhà chưa có thuyết minh tính võng, nứt. Thẩm tra cũng chưa ai kiểm tra mặc dù tiêu chuẩn đx quy định. Vậy em nói đùa là tiêu chuẩn chỉ nêu ra để kiểm tra các nhịp kết cấu lớn thôi, còn đa số kết cấu thì anh em kết cấu sư xòa xòa với nhau cả. Chứ nếu ngồi tính tay cho ra được bề rộng vết nứt và độ võng kết cấu BTCT thì chắc với trình độ hiện nay, anh anh KC bỏ nghề thiết kế hết.
                    Mình nghỉ đây là lãnh vực khám phá của các công ty SX phần mềm xây dựng, của các cao thủ kết cấu!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                      xài ACI thôi pác, nếu lập bảng tính theo TCXDVN thì chỉ lập được với cấu kiện tĩnh định thôi.
                      Zhi Yao Wei Ni Huo Yi Tian

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                        Bác có bản mềm ACI không cho em 1 bảng
                        ĐC mail : cuonghuept@yahoo.com.vn

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                          http://forum.civilea.com/Thread-aci-...irements--8931

                          reg nick mới down được nhé
                          Zhi Yao Wei Ni Huo Yi Tian

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Hạn chế vết nứt khi thiết kế kết cấu BTCT

                            Em cũng có 1 File để kiểm tra độ võng và khe nứt theo TCXDVN 356-2005. Có gì mong mọi người góp ý kiến nhé,em sẻ hoàn thiện nó được tốt hơn.
                            http://www.mediafire.com/?djzple2242yz2fy
                            VÀ THANH NIÊN LÀ HI VỌNG VÀ ƯỚC MƠ CỦA CHÚNG TA.

                            Ghi chú

                            casino siteleri bahis siteleri
                            erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                            deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                            bahis siteleri
                            bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                            hd sex video
                            Mobilbahis
                            antalya escort bayan
                            gaziantep escort
                            betpas gncel link
                            gaziantep escort
                            bonus veren siteler
                            pinbahis pinbahis dizitune.com
                            bostanci escort pendik escort
                            ?stanbul Escort
                            Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                            betbonusking.com deneme bonusu
                            deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                            gvenilir casino siteleri
                            Kacak iddaa Siteleri
                            mraniye escort sancaktepe escort
                            quixproc.com
                            Working...
                            X