QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

câu hỏi tốt nghiệp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • câu hỏi tốt nghiệp

    sang tuần bọn em bảo vệ tót nghiệp.em có một vài câu hỏi mong các bác đi trước hết lòng giúp đỡ(cho tất cả k46dhxd).

  • #2
    Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

    này cậu học lớp nào thế có câu hỏi nào post lên cho anh em biết với đi

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

      1.độ cứng của khung phụ thuộc nhiều vào dầm or cột
      2.liên kết giữa vách cứng và dầm coi là khớp or ngàm
      3.thế nào là độ cứng tương đối của tầng,tuyệt đối của khung
      4.nguyên tắc phân phói tải trọng ngang cho khung,vách lõi
      5.với 1 mbkc thì khung nào là khung làm việc nhiều nhất,có phải khung có độ cứng max ỏ khung ở xa tâm cứng nhất
      6.tính mômen cho khung ó kể đến ảnh hưởng của lõi cứng ntn?
      7.2 bản kề nhau có kích thước khác nhau thì mômen âm chỗ tiếp giáp do cái gì chịu?
      8.tính tổng thể thì sàn làm việc cùng khung nhưng tính thép thì lại tách riêng có ổn k?
      Last edited by vanh21281; 14-01-2006, 09:37 PM.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

        9.liên kết giữ đài và cọc là khớp hay ngàm.mômen từ cột truyền xuống móng do cái gì chịu
        10.cao trình trên của giằng bằng cao trình trên của đài thì tốt hơn hay thấp thì tốt hơn
        11.khi nào coi bản thang là ngàm or khớp với dầm thang.nên tính bản thang theo sơ đồ gì?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

          cho em hỏi câu cuối.bác nào làm về thi công và hay lập project thì cho em hỏi các bác chọn số công nhân cho từng công việc dựa vào tiêu chí nào.em rất mong các bac quan tâm trả lời giúp bọn em

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

            Chọn số nhân công cho từng công việc thì ngoài việc thỏa mãn yêu cầu lý thuyết là không có nhảy cao ngắn hạn và trũng sâu dài hạn thì cần phải dựa trên thực tế công trường và năng lực đơn vị thi công.
            Nếu làm tốt nghiệp thì cứ coi như người vô biên, tiền không phải nghĩ đi. Tùy công trình mà tính sao cho A trung bình từ 60-80 là đẹp nhất.
            Sơ bộ thì diện tích sàn một tầng 400-600m2 thì khoảng quanh 70, từ 600-1000 thì khoảng 90.
            Nhưng những cái trên thì không áp dụng cho thực tế công trường đâu nhé. Cái biểu đồ thực trông xấu lắm.
            Nếu đêm nay em lại khóc
            Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

              Mục này hay đấy bạn ạ. tôi cũng đg làm tốt nghiệp nên cũng rất quan tâm đến chủ đề này. vậy chúng ta cùng trao đổi nhé:
              - Tôi nghĩ liên kết dầm vào vách cứng là liên kết ngàm, điều này có thể lý giải căn cứ vào độ cứng. Chiều cao dầm cũng nhỏ hơn so với chiếu cao tầng của vách. Xem nội lực trong sáp tôi cũng thấy điều này. tại các vị trí liên kết dầm với vách cứng thì mômen gối lớn, nếu vách lớn thì toàn là mômen âm ( điều này còn phụ thuộc vào chuyển vị của vách sinh ra mômen).
              - Độ cứng tương đối của một sàn là tổng thể độ cứng của dầm dàn côt.
              - Trong một công trình cao tầng chịu tải trọng ngang lớn thì sự truyền lực ngang phụ thuộc chủ yếu vào độ cứng của cấu kiện, các vách cứng có độ cứng lớn nên tiếp thu hầu hết các tải trọng ngang. Còn khung nào nguy hiểm nhất thì tôi chưa nghĩ ra cụ thể.
              - Trong công trình thì lõi giúp tăng độ cứng chống xoắn rất lớn cho công trình, đối với công trình có lõi trung tâm thì lõi chịu tải trọng ngang chủ yếu. Còn công trình có mặt bằng dài và có một lõi ( thang mày ở trung tâm thì còn cần phải bố trí các vách ở 2 bên để tăng độ cứng cho 2 cánh. Tôi nghĩ nguyên tắc truyền tải trọng ngang chủ yếu theo nguyên tắc: Lực ngang được phân bố lên sàn, sau đó sàn sẽ truyền lên các vách cứng ( cả khung nữa) và chủ yếu theo độ cứng.
              Đôi đều mong cùng trao đổi
              Last edited by ayenluho; 15-01-2006, 12:34 PM.
              Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                Mình xin bàn về câu số 5,7,8
                Khi tính theo tải trọng đứng thì khung nào làm việc theo diện truyền tải của khung đó. Còn khi tính tải trọng ngang thì độ cứng của khung lại phụ thuộc vào vị trí đến tâm cứng nên khung có độ cứng max có thể là khung xa tâm cứng nhất có thể không nên khung có độ cứng max sẽ chịu lớn nhất.
                Hai bản kề nhau có kích thước khác nhau thì dùng mômen âm lớn hơn tại cạnh chung để tính.
                Sàn làm việc cùng khung, khi tính thép khung theo tải đứng thì đã truyền tải từ sàn vào khung rồi. Còn khi tính tải trọng ngang thì có thể thấy là sàn có độ cứng theo phương của tải trọng là rất lớn so với khung nên khi tính toán coi như sàn có độ cứng tuyệt đối theo phương đó và sàn có tác dụng truyền toàn bộ tải trọng ngang lên khung mà không phải tính cho sàn.
                Mong các bạn cho ý kiến!
                Nếu đêm nay em lại khóc
                Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                  Xin nêu tiếp ý kiến về câu 1 và 4
                  Trong khung thì độ cứng của cột theo phương chịu tải trọng ngang lớn hơn nhiều so với dầm( so sánh tiết diện theo phương tải trọng) nên ảnh hưởng của cột nhiều hơn.
                  Nguyên tắc phân phối tải trọng ngang trong nhà khung giằng là phân phối theo độ cứng tương đối của khung hay giằng. Nhưng khi thiết kế có thể có một số cách:
                  Đơn giản nhất là coi khung hoàn toàn không chịu tải trọng ngang mà hoàn toàn do vách lõi chịu
                  Có thể coi khung chịu tải trọng ngang theo diện truyền tải của tường.
                  Khá hơn thì tách từng khung và vách riêng, đặt một lực ngang tập trung =1t vào nút đỉnh khung, vách rồi từ chuyển vị của nút đó mà tính ra độ cứng tương đối của khung so với hệ tổng thể.
                  Khá nhất thì coi cả hệ như một thanh, đặt một lực ngang tập trung tại nút trên cùng của mỗi khung,vách , từ chuyển vị cũng suy ra độ cứng tương đối rồi dùng nó để phân phối tải trọng ngang. Cái này hơn là còn có kể đến tác dụng của dầm dọc lên hệ khung , giằng.
                  Nếu đêm nay em lại khóc
                  Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                    trước tiên em xin cám ơn các bác đã quan tâm trả lời.sau đây em xin có một vài ý kiến
                    1.cách chọn công nhân bác nêu chúng em không thể dùng để trả lời các thầy giáo.nếu bác nói có sách và lý thuyết hơn thì chúng em mới dùng được
                    2.câu 1 của em thì em thấy bác bảo cột có độ cứng lớn hơn dầm nhiều e không đúng lắm vì em thấy nó còn tùy vào độ cứng nút khung và em 'linh cảm'' việc bác tính độ cứng đơn thuần theo kiểu SBVL e không ổn
                    3. câu 5 bác bảo độ cứng của khung phụ thuộc vào vị trí của nó tới tâm cứng có chính xác không khi em nghĩ độ cứng của khung do cột dầm quyết định chứ
                    4.câu 7 em hỏi lượng mômen lệch nhau đã đi đâu vì nếu không tách 2 bản sàn ra để tính thì ta không biết có sự khác nhau này chứ em ko hỏi bố trí thép

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                      đó là những suy nghĩ của em.mong các bác cho ý kiến.sau đây em xin đưa thêm một vài câu hỏi nữa
                      12.trong thi công.với những công trình chật hẹp thì các bác làm thế nào để định vị cao độ để đổ cột bê tông.ngoài công trường đánh cốt dầm,sàn ntn?làm thế nào để trong quá trình đổ biết chiều dày sàn(thực tế đã làm)
                      13.ghép ván khuôn cột biên có gì khó khăn không?xử lý chân cột ntn để ko mất nước bêtong.
                      14.các bác tính cầu thang không có cốn thang theo sơ đồ gì.2 đầu bản thang là ngàm or khớp.
                      15.khi kê bản thang lên tường thì đặt sâu vào bao nhiêu coi là ngàm,bao nhiêu coi là khớp.
                      Em xin cám ơn.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                        Nguyên văn bởi vanh21281
                        đó là những suy nghĩ của em.mong các bác cho ý kiến.sau đây em xin đưa thêm một vài câu hỏi nữa
                        12.trong thi công.với những công trình chật hẹp thì các bác làm thế nào để định vị cao độ để đổ cột bê tông.ngoài công trường đánh cốt dầm,sàn ntn?làm thế nào để trong quá trình đổ biết chiều dày sàn(thực tế đã làm)
                        13.ghép ván khuôn cột biên có gì khó khăn không?xử lý chân cột ntn để ko mất nước bêtong.
                        14.các bác tính cầu thang không có cốn thang theo sơ đồ gì.2 đầu bản thang là ngàm or khớp.
                        15.khi kê bản thang lên tường thì đặt sâu vào bao nhiêu coi là ngàm,bao nhiêu coi là khớp.
                        Em xin cám ơn.

                        Mình xin nêu ý kiến bạn có thể nghiên cứu xem sao?
                        12. Các công trình dù chật hay rộng thì khi dựng cột thì trước khi đổ người ta đều đánh cốt đổ lên cốppha và cốt thép. Vì chỉ đánh trong cột thép khi đổ có thể bê tông che khuât.
                        Ngoài công trường bao giờ cũng có đội ngũ trắc đạc, một bên B mà một của bên A thuê tư vấn nên vấn đề đánh cốt sàn, dầm rất đơn giản và bắt buộc. Nếu bạn đã học môn trắc địa thì có thể hình dung ra ngay. Người ta dẫn khoảng 4 cái mốc chính từ mốc chuẩn quốc gia thành hình chữ thập, các mốc này đổ bằng các trụ bê tông chôn kỹ và rất khó bị biến dạng. Các mốc phụ bậc 1, bậc 2... thì cứ lần lượt lấy từ mốc cha ra. Từ các mốc người ta định vị được dầm, sàn thôi.
                        Cũng như thế, trong quá trình đổ bê tông phải có một người cầm "mia" chạy trên sàn để đo cốt sàn đã đổ.( tất nhiên trừ nhà dân ra). Mình đã làm với bọn Hàn ở Tòa nhà Samsung, nó đòi hỏi không được lệch quá 1 li, đến bọn Nhật cũng chỉ là 3 li( nhưng đấy là công trình ODA thôi) còn của bọn nó thì chắc cũng không quá 1 li đâu.
                        Nếu đêm nay em lại khóc
                        Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                          hi, cảm ơn mọi người đã post câu hỏi, những câu rất hay, hy vọng sẽ được hỏi trong đợt tốt nghiệp này.
                          vào chiều ngày (18/1) em bảo vệ tốt nghiệp ,bác nào rảnh rỗi thi qua chơi, cổ vũ cho em
                          hoahuce@gmail.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                            Nguyên văn bởi vanh21281
                            trước tiên em xin cám ơn các bác đã quan tâm trả lời.sau đây em xin có một vài ý kiến
                            1.cách chọn công nhân bác nêu chúng em không thể dùng để trả lời các thầy giáo.nếu bác nói có sách và lý thuyết hơn thì chúng em mới dùng được
                            2.câu 1 của em thì em thấy bác bảo cột có độ cứng lớn hơn dầm nhiều e không đúng lắm vì em thấy nó còn tùy vào độ cứng nút khung và em 'linh cảm'' việc bác tính độ cứng đơn thuần theo kiểu SBVL e không ổn
                            3. câu 5 bác bảo độ cứng của khung phụ thuộc vào vị trí của nó tới tâm cứng có chính xác không khi em nghĩ độ cứng của khung do cột dầm quyết định chứ
                            4.câu 7 em hỏi lượng mômen lệch nhau đã đi đâu vì nếu không tách 2 bản sàn ra để tính thì ta không biết có sự khác nhau này chứ em ko hỏi bố trí thép

                            1. Cách chọn công nhân theo sách và lý thuyết thì bạn đã có giáo trình và bài giảng rồi, nếu muốn tham khảo thêm thì ở Hoa lư bây giờ cũng có nhiều nhưng chỉ nên đi đọc thôi, còn mua thì phải xem vài lần.
                            2. Mình đã nói rằng đấy là khi chịu tải trọng ngang đấy chứ, theo mình độ cứng nút chỉ tác dụng khi phân chia tải trọng đứng.
                            3. Điều này bạn có thể tham khảo giáo trình "Kc btct 2" của Giáo sư Ngô thế Phong phần xác định tải trọng ngang nhà cao tầng.
                            4. Mình vẫn chưa hiểu ý bạn? Có phải ý bạn là đáng lẽ cùng một gối tựa lên dầm thì phải có mm giống nhau không?
                            Nếu đêm nay em lại khóc
                            Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: câu hỏi tốt nghiệp

                              kỳ trước em đi xem bảo vệ tốt nghiệp thấy có mấy câu rất , ví dụ như là :

                              làm sao để biết ống đổ bê tông cọc khoan nhồi luôn nằm trong cọc là 2m trong khi đổ bê tông.??<=cái này em chưa ra công trường bao giờ nên chịu, hỏi thầy, thầy bảo ra công trường nhìn là biết liền.

                              tại sao phải đặt cốt đai trong cột phải đặt dày ở 2 đầu cột???

                              tại sao đặt cốt đai trong dầm phải đặt dày ở 2 đầu dầm.với khoảng cách là 2h, h: là chiều cao cột????

                              neo cốt thép phụ thuộc vào e0/h như thế nào??

                              trong chương trình sap , khai báo tải trọng quake thì khác khai báo wind như thế nào????. <= em thấy cái này cực khó , có mấy ai là sinh viên mà hiểu được lý thuyết tính toán của chương trình SAP đâu??

                              khai báo tĩnh tải khác hoạt tải ra sao? tức là trong hoạt tải thì SAP nhận nó là bao nhiêu % hoạt tải dài hạn, hoạt tải ngắn hạn, có giống TCVN không??????

                              bê tông lót móng dùng để làm gì???? <= theo thầy quan trọng nhất là chống mất nước xi măng

                              còn nhiều câu lắm !!!!!
                              hoahuce@gmail.com

                              Ghi chú

                              Working...
                              X