QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán song song cho bài toán FEA ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán song song cho bài toán FEA ?

    Mình thấy nhu cầu tính toán các kết cấu với mô hình có độ phức tạp lớn (kích thước, phi tuyến, động,...) ngày càng nhiều. Mình đã tính cho một số cấu kiện cục bộ mà ngốn nhiều thời gian uống cà phê và đợi quá. Hiện tại, chương trình do mình viết cũng gặp một vấn đề là thời gian tính toán khá lâu.

    Tính kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn, thời gian tính toán tập trung nhiều nhất vào việc thành lập ma trận độ cứng, giải hệ phương trình, và tính toán ứng suất. Để giải hệ phương trình thì có nhiều phương pháp khác nhau, có thể chia ra là nhóm các phương pháp giải trực tiếp hoặc lặp. Các phương pháp giải dựa vào đặc điểm của ma trận cũng được phát triển như tính toán ma trận thưa, băng, skyline, multifrontal,... Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm, ví dụ: nhóm phương pháp khử trực tiếp cho kết quả tính rất chính xác, còn nhóm phương pháp lặp thì phụ thuộc vào sự hội tụ của trường hợp giải tuy nhiên lại thuận tiện cho việc lưu trữ. Trong trường hợp tổng quát khó có thể khẳng định là phương pháp nào nhanh hơn phương pháp nào. Nếu kết cấu có độ phức tạp rất lớn, phương pháp lặp hiệu quả hơn. Do vậy, thường các chương trình tính sử cả hai nhóm phương pháp này.

    Tôi đang nghĩ một giải pháp (mà thế giới đã làm từ lâu rồi) là tính toán song song. Và mong muốn áp dụng cho bài toán phân tích phần tử hữu hạn. Mô hình tôi thấy thích hợp nhất là client/server. Một cụm máy (cluster) rất dễ thiết lập ở Việt nam hiện nay, hơn là các supercomputer hay workstation. Để thực hiện việc lập trình, thường sử dụng các thư viện MPI (Message Passing Interface) hoặc PVM (Parallel Virtual Machines). Hiện tại, vì tôi đang dùng Delphi nên thư viện hỗ trợ cho Delphi rất ít, tôi tạm dùng cách lập trình qua socket (là cấp rất thấp của lập trình tính toán song song) để thử test việc tính toán hệ thống. Cũng có một số kết quả, và tôi đang tích vào hệ thống phân tích phần tử hữu hạn của mình. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề về mạng và hệ thống.

    Có bác nào biết về món này không? Rất mong trao đổi với bà con.

  • #2
    Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

    Hi,

    Tôi rất thú vị khi đọc được bài viết của một sinh viên như em, mà đặc biệt là sinh viên từ một trường ở miền trung. Vấn đề đặt ra của em cũng rất hấp dẫn, hiện tại vấn đề song song cho bài toán FEA người ta đang tập trung bào hai điểm chính MESHING và SOLUTION equation system, cả hai đều cực khó. Tôi chưa lập trình cho song song nhưng biết họ dùng hai kỹ thuật chính là MPI và Share Memory, đa phần chạy trên hệ UNIX hay LINUX.

    Theo tôi việc dùng DELPHI để lập trình tính toán thường không cho hiệu suất cao. Em nên dùng DELPHI cho phần lập trình giao diện, đặc biệt DELPHI sinh mã cho tốc độ chạy khá tốt và có thể viết trực tiếp đồ họa OPENGL lên đó. Phần tính toán nên viết bằng C hay C++ (tôi vẫn dùng C++ cho phần này). Các thư viện về tính toán song song hay đơn giản hơn một chút là MultỉThead đề có sẵn trên internet. EM tham khảo website www.netlib.net trong đó có rất nhiều điều thú vị (tìm xem SPOOLES). Nếu em viết trên DELPHI mà muốn giải các hệ phương trình tuyến tính song song thì cần có mộ MtxVec (tôi có bản 1.51 for Delphi, C-Builder), bộ này có sẵn thư viện Intel Math Kernel Library cũng rất mạnh và có thể giải song song trên môi trường WINDOWS (chưa chắc lắm).

    Tại trường chúng tôi đang triển khai cài đặt phần mềm ANSYS Distributed lên hệ thống SuperNode (128 CPUs-, HĐH LINUX), tuy nhiên đến nay công việc trên vẫn chưa có kết quả khả quan. Chúng tôi đang tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài.

    Nếu có thông tin mới tôi sẽ gởi cho em.

    Bui Duc Vinh
    Khoa Xây Dựng -ĐHBK Tp HCM

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

      Tôi chưa làm cái món parallel này bao giờ nhưng nếu các bác quan tâm đến việc giải hệ phương trình thì thử tham khảo cuốn sách này xem sao :

      Duc T. Nguyen, Parallel-vector equation solvers for finite element engineering applications, Kluwer Academic, 2002

      Tôi có xem qua thì thấy nó trình bày rất chi tiết về thuật toán, minh họa bằng Fortran (ngôn ngữ gì thì cũng chẳng quan trọng lắm phải không ạ), chủ yếu là về direct solution (cả in-core và out-of-core).

      Bác Vinh cho hỏi về mặt phần cứng thì mấy chương trình dùng MPI có cần gì đặc biệt không ? hay nôm na ra là ví dụ tôi có 3 cái PC bình thường thì đã có thể test thử cái gì đó chưa ? (nếu được có khi dạo này rỗi rãi tôi cũng nghịch thử một cái xem sao)

      PS. Đọc mấy cái threads trên kia vừa thấy mấy bác gọi bác Linh "thầy thầy em em", đến đây lại thấy bác Vinh gọi bác Linh "em em thầy thầy" buồn cười quá (j/k)
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

        Chào các bác,

        Vui quá vì được các bác chia sẻ và quan tâm lĩnh vực tôi đang làm.

        To bác casanovavn: em mong nhận được sự giúp đỡ của bác trong lĩnh vực "FEA" và "FE Parallel Computing". Vì hiện tại em đang dùng Delphi nên cũng có bản MtxVec ver. 1.5.1 lấy từ một trang của...Tàu. . Khi nào có điều kiện em nghĩ nên mua bản 2.1 có nhiều tính năng cải tiến hơn.

        - Về phần Meshing, hiện tại em mới làm được cho phần tử tam giác, loại tứ giác khó hơn và đang là khó khăn. Bác có ý kiến nào về thể loại này không?
        - Về phần Solution, em có viết một đoạn giải theo Cholesky. Một loại nữa là giải lặp. Em thích giải lặp vì nhanh hơn và tiện cho việc tính toán song song nhưng độ chính xác chưa khống chế được. Thư viện MtxVec đó chạy khá tốt .

        Nếu có thể, bác share cho em thông tin về hệ thống cluster ở trường bác nhé!

        To bác phu_ho: Bác có cuốn "Parallel-vector equation solvers for finite element engineering applications" bằng...electric không? .
        Về cái thư viện MPI không yêu cầu phần cứng gì đâu. Bác có thể dùng cho các loại PC mà.

        To ducxd: Đức hỏi giúp mình nhé, mình phải tìm hiểu cẩn thận về phần cứng nữa.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

          Nguyên văn bởi tnlinh
          Chào các bác,

          Vui quá vì được các bác chia sẻ và quan tâm lĩnh vực tôi đang làm.

          To bác casanovavn: em mong nhận được sự giúp đỡ của bác trong lĩnh vực "FEA" và "FE Parallel Computing". Vì hiện tại em đang dùng Delphi nên cũng có bản MtxVec ver. 1.5.1 lấy từ một trang của...Tàu. . Khi nào có điều kiện em nghĩ nên mua bản 2.1 có nhiều tính năng cải tiến hơn.

          - Về phần Meshing, hiện tại em mới làm được cho phần tử tam giác, loại tứ giác khó hơn và đang là khó khăn. Bác có ý kiến nào về thể loại này không?
          - Về phần Solution, em có viết một đoạn giải theo Cholesky. Một loại nữa là giải lặp. Em thích giải lặp vì nhanh hơn và tiện cho việc tính toán song song nhưng độ chính xác chưa khống chế được. Thư viện MtxVec đó chạy khá tốt .

          Nếu có thể, bác share cho em thông tin về hệ thống cluster ở trường bác nhé!

          To bác phu_ho: Bác có cuốn "Parallel-vector equation solvers for finite element engineering applications" bằng...electric không? .
          Về cái thư viện MPI không yêu cầu phần cứng gì đâu. Bác có thể dùng cho các loại PC mà.

          To ducxd: Đức hỏi giúp mình nhé, mình phải tìm hiểu cẩn thận về phần cứng nữa.
          Linh cho anh hỏi một tí:
          MtxVec có hỗ trợ giải hệ cỡ khoảng 300000 phương trình k. Kích thước ma trận độ cứng khoảng 1GB (cho sparse solver, kể cả fill-in). Nếu có thể thì thời gian giải mất khoảng bao lâu. Anh cũng mới donwload MtxVec như chưa thử dùng

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

            Chào anh Hiến,

            Em chưa test mô hình nào lớn như vậy, nhưng trong thuyết minh họ nói là có tối ưu về bộ nhớ, em nghĩ là họ giải dựa trên cấu hình của CPU (RAM, Cache) hiện có. Về phương pháp giải cũng có rất nhiều, cả trực tiếp lẫn gián tiếp (lặp nhiều hơn). Ma trận thì có cả sparse và fill-in rồi. Ngoài ra còn giải cả tính toán trị riêng,...

            Em nghĩ anh nên mua bộ MxtVec này, cũng như các thư viện khác để tích vào bộ chương trình thương mại của anh. Vì mình có đầu tư nhiều thời gian đến đâu thì vẫn lạc hậu trong hệ thống giải nhanh này. (Ví dụ: MIDAS dùng thư viện Vector Draw để phục vụ cho biểu diễn đồ họa và khá ổn, họ mua bộ lõi FEA của một công ty từ Mỹ và tiếp tục phát triên...). Em bây giờ cũng chỉ định tập trung vào việc mô hình hóa kết cấu thôi.

            Về MxtVec, bản 1.5.1, hiện chỉ chạy trên Delphi 6. Do vậy nếu anh định đóng gói hay dùng thử thì phải cài thêm Delphi 6 đã (bác casanovavn có ý kiến gì không).

            Em sẽ test thử với ma trận bậc 300000, nhưng do cấu hình máy của em hiện chỉ có 512 MB (thực tế thì chỉ dùng được khoảng 400MB) nên không thuận lợi bằng 1GB như anh định test đâu, tốc độ sẽ khác nhiều đấy.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

              Nguyên văn bởi tnlinh
              To bác phu_ho: Bác có cuốn "Parallel-vector equation solvers for finite element engineering applications" bằng...electric không? .
              Về cái thư viện MPI không yêu cầu phần cứng gì đâu. Bác có thể dùng cho các loại PC mà.
              Tôi không có softcopy của cái quyển ấy đâu
              Does engineering need science?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                Nguyên văn bởi tnlinh
                Chào anh Hiến,

                Em chưa test mô hình nào lớn như vậy, nhưng trong thuyết minh họ nói là có tối ưu về bộ nhớ, em nghĩ là họ giải dựa trên cấu hình của CPU (RAM, Cache) hiện có. Về phương pháp giải cũng có rất nhiều, cả trực tiếp lẫn gián tiếp (lặp nhiều hơn). Ma trận thì có cả sparse và fill-in rồi. Ngoài ra còn giải cả tính toán trị riêng,...

                Em nghĩ anh nên mua bộ MxtVec này, cũng như các thư viện khác để tích vào bộ chương trình thương mại của anh. Vì mình có đầu tư nhiều thời gian đến đâu thì vẫn lạc hậu trong hệ thống giải nhanh này. (Ví dụ: MIDAS dùng thư viện Vector Draw để phục vụ cho biểu diễn đồ họa và khá ổn, họ mua bộ lõi FEA của một công ty từ Mỹ và tiếp tục phát triên...). Em bây giờ cũng chỉ định tập trung vào việc mô hình hóa kết cấu thôi.

                Về MxtVec, bản 1.5.1, hiện chỉ chạy trên Delphi 6. Do vậy nếu anh định đóng gói hay dùng thử thì phải cài thêm Delphi 6 đã (bác casanovavn có ý kiến gì không).

                Em sẽ test thử với ma trận bậc 300000, nhưng do cấu hình máy của em hiện chỉ có 512 MB (thực tế thì chỉ dùng được khoảng 400MB) nên không thuận lợi bằng 1GB như anh định test đâu, tốc độ sẽ khác nhiều đấy.
                Chào Linh
                Anh chạy Midas/civil thì nó thông báo la chỉ chạy được dưới 100000 nút (không biết bản xịn chạy được hơn không). Mô hình anh đang phân tích 120000 nút, hơn 300000 phương trình. Còn STAAD.Pro thì mới chạy thử khoảng 20000 nút đã ì ạch và k cho kết quả rồi. Anh dùng cái anh viết và SAP2000V9 or V10 thì mất khoảng 10 tiếng để Cholesky. Thằng SAP2000V10 quảng cáo dùng bộ thư viện TAUCS của Israel như khi giải bài toán lớn nó vẫn dùng phương pháp cũ là lưu trữ Skylne như các phiên bản trước. Cho nên hiện tại mỗi lần chạy lại, tốn thời gian quá.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                  Nguyên văn bởi hien nghiem
                  Chào Linh
                  Anh chạy Midas/civil thì nó thông báo la chỉ chạy được dưới 100000 nút (không biết bản xịn chạy được hơn không). Mô hình anh đang phân tích 120000 nút, hơn 300000 phương trình. Còn STAAD.Pro thì mới chạy thử khoảng 20000 nút đã ì ạch và k cho kết quả rồi. Anh dùng cái anh viết và SAP2000V9 or V10 thì mất khoảng 10 tiếng để Cholesky. Thằng SAP2000V10 quảng cáo dùng bộ thư viện TAUCS của Israel như khi giải bài toán lớn nó vẫn dùng phương pháp cũ là lưu trữ Skylne như các phiên bản trước. Cho nên hiện tại mỗi lần chạy lại, tốn thời gian quá.
                  SAP tệ quá. MIDAS có 1 bản cáo cáo về phương pháp giải so sánh với SAP và nó nhanh gấp 18.2 lần (tính trung bình với 5 mô hình từ đơn giản đến phức tạp). Mô hình càng nhiều nút, MIDAS tính càng nhanh hơn.

                  Với cấu hình máy tính của em: Pentium Mobile 1.4, RAM 512, Hard Disk thừa 1GB, em tính một mô hình sử dụng phần tử khối hơn 300000 ẩn (khoảng 10500 nút), dùng bản MIDAS/Civil 6.7.1 chạy hết 20 phút, phân tích tĩnh. Bản này không giới hạn số nút.

                  MIDAS giống như ANSYS và LUSAS, DIANA, sử dụng phương pháp giải Multifrontal Solver. Các bản trước còn hỗ trợ cách giải theo band, skyline nhưng bản sau chỉ dùng mutifrontal thôi.

                  Em để ý thì thấy rằng tốc độ giải hệ phương trình trong MIDAS rất nhanh, chỉ chậm ở khâu sau khi giải xong xuất kết quả ra đĩa cứng. Nếu mô hình có thể lưu trữ trong RAM thì tính toán nó cũng chỉ cần thế thôi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                    Bac hien_nghiem: 300000 ẩn mà mất 10h thì đúng là lâu thật. Tôi vừa thử chạy bằng Ansys 1 cái khối 3d, khoảng 325000 ẩn (tại meshing hơi quá tay :-) ), sparse direct solver (không phải frontal) thì mất khoảng 50'. Bác thử kiểm tra lại việc định kích thước mấy cái mảng làm việc xem sao ?
                    Does engineering need science?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                      Xin phép anh Linh cho bàn lùi 1 tý được không ạ.
                      Về nguyên tắc chung thì chuyển sang lập trình điện toán lưới mang lại hiệu quả lớn về hiệu năng xử lý. Nhưng vấn đề này rất khó ngay cả đối với những lập trình chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Anh có uống hết càfê ở Việt nam này cũng chưa chắc đã có tý triển vọng nào. Đây không phải là vấn đề của một người hay một nhóm người có thể làm được. Chưa nói đến việc có những điều chỉ có Intel, IBM và Microsoft... hiểu với nhau mà thôi. VD: Hồi xưa tôi có 1 cuốn bí kíp của Quách Tuấn Ngọc nói về các ngắt (Interrup) chưa bao giờ được công bố - tác giả tôi đã quên mất. Trong đó trình bày những cách liên lạc trực tiếp với phần cứng để mang lại tốc độ kinh hoàng cho những máy... i286. Hồi đó tôi rất mê những đoạn Introduce trình diễn đồ họa trong những cuộc thi Introduce 4K (kích thước file .exe chỉ được tối đa 4096 Bytes với kích thước này thì assembly là công cụ duy nhất ngoài mã máy) nhưng các màn trình diễn mượt không kém gì các đoạn Visualization của Windows Media Player cả. Dĩ nhiên là chạy trên các máy i286 cạc đồ họa 256...KB. Và cho đến giờ tôi vẫn không hiểu là "vì sao lại thế".
                      Vấn đề là nếu dùng điện toán lưới để giải một bài toán kết cấu thì e rằng giết gà lại dùng dao mổ trâu chăng? Tôi được biết những siêu máy tính trên thế giới thường tập trung vào xử lý những vấn đề mang tính toàn cầu, các mainframe cũng thường tập trung vào những cơ sở dữ liệu hàng triệu GB. Hơn nữa không thể xem xét một vấn đề nếu không đề cập đến tính kinh tế của nó. Theo tôi sẽ không nhiều người sử dụng mô hình điện toán này, và lại càng ít hơn khi lựa chọn PM của anh Linh trong rất nhiều phần mềm khác chạy tốt trên máy đơn hiện nay. Còn nếu đây là một dự án mang tầm quốc gia thì anh nên cộng tác với một ê kíp lập trình chuyên nghiệp hoặc chuyên gia nước ngoài họ sẽ giải vấn đề này cho anh, không phải vì anh không làm được mà là vì anh sẽ còn rất nhiều việc khác để làm.
                      Theo tôi đối với những kỹ sư xây dựng như chúng ta, làm tốt vấn đề tối ưu giải thuật, codes, quản lý chặt chẽ bộ nhớ, tận dụng đa luồng (multi thread) và sắp tới là đa nhân đã là điều mà không nhiều dân lập trình chuyên nghiệp làm được rồi. Và cũng đủ cho đại đa số các nhu cầu tính toán kết cấu hiện nay rồi. Còn nếu vấn đề quá to, quá phức tạp ta thuê tây làm rồi mua lại công nghệ bất quá cũng chỉ bằng vài trong vô số các dinh cơ của Bùi Tiến Dũng chứ gì đâu. Nhật Bản giàu như thế là nhờ họ nhìn ra ngoài đấy thôi.
                      Tôi cũng xin có 1 ý kiến nhỏ là : sắp tời có thể ngoài card tăng tốc đồ họa (GPU) chúng ta còn có card tăng tốc vật lý (PPU) để giảm tải cho CPU và mang lại khả năng tính toán vật lý mạnh mẽ. Vậy nếu chúng ta có 1 thứ gọi là FEA-PU chẳng hạn thì cũng hay đúng không ạ. Vừa nhanh lại vửa giữ được bản quyền (không thể ***** được) lại chạy trên máy đơn.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                        Nguyên văn bởi phu_ho
                        Bac hien_nghiem: 300000 ẩn mà mất 10h thì đúng là lâu thật. Tôi vừa thử chạy bằng Ansys 1 cái khối 3d, khoảng 325000 ẩn (tại meshing hơi quá tay :-) ), sparse direct solver (không phải frontal) thì mất khoảng 50'. Bác thử kiểm tra lại việc định kích thước mấy cái mảng làm việc xem sao ?
                        Tôi cũng thấy lâu quá. Nhưng bác thấy đấy, tôi hiện tại chỉ có mấy anh chàng Midas, SAP và STaadPro phá khóa (xin lỗi vì không muốn dùng từ phá khóa bằng từ tiếng Anh vì search trên google từ đó toàn thấy trong diễn đàn của chúng ta thôi). SAP chạy mất 10 tiếng (Ma trận độ cứng của nó la 11GB), Midas V6.3 k chạy nổi vì quá 100000 nút, STAADPRO cũng bó tay. Phần mềm tôi làm cũng chạy với cỡ thời gian đó (tôi dùng Mfrontal, đánh lại số nút bằng MMD, nếu dùng AMD chắc sẽ hiệu quả hơn). Tôi thấy Mfrontal cũng chỉ như Sparse Direct Solver thôi, không nhanh hơn mấy.
                        Tôi buộc phải dùng phần mềm tự viết để phục vụ cho đề tài và báo cáo, vì không thể báo cáo bằng kết quả từ phần mềm phá khóa mặc dù rất muốn dùng (như dùng ANSYS cho nhanh). Trường tôi dùng LS-DYNA cũng rất mạnh nhưng phần nhập dữ liệu của nó thì lâu khủng khiếp. (Hình như BMW dùng LS-DYNA để mô phỏng oto húc vào tường thì phải)
                        Tôi gửi kèm bài viết về ANSYS, 111 triệu phương trình giải trong 8.6 giờ -> Trên cả tuyệt vời.
                        Attached Files
                        Last edited by hien nghiem; 30-03-2006, 03:52 PM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                          Nguyên văn bởi hien nghiem
                          Tôi cũng thấy lâu quá. Nhưng bác thấy đấy, tôi hiện tại chỉ có mấy anh chàng Midas, SAP và STaadPro phá khóa (xin lỗi vì không muốn dùng từ phá khóa bằng từ tiếng Anh vì search trên google từ đó toàn thấy trong diễn đàn của chúng ta thôi). SAP chạy mất 10 tiếng (Ma trận độ cứng của nó la 11GB), Midas V6.3 k chạy nổi vì quá 100000 nút, STAADPRO cũng bó tay. Phần mềm tôi làm cũng chạy với cỡ thời gian đó (tôi dùng Mfrontal, đánh lại số nút bằng MMD, nếu dùng AMD chắc sẽ hiệu quả hơn). Tôi thấy Mfrontal cũng chỉ như Sparse Direct Solver thôi, không nhanh hơn mấy.
                          Tôi buộc phải dùng phần mềm tự viết để phục vụ cho đề tài và báo cáo, vì không thể báo cáo bằng kết quả từ phần mềm phá khóa mặc dù rất muốn dùng (như dùng ANSYS cho nhanh). Trường tôi dùng LS-DYNA cũng rất mạnh nhưng phần nhập dữ liệu của nó thì lâu khủng khiếp. (Hình như BMW dùng LS-DYNA để mô phỏng oto húc vào tường thì phải)
                          Tôi gửi kèm bài viết về ANSYS, 111 triệu phương trình giải trong 8.6 giờ -> Trên cả tuyệt vời.
                          11GB hay là 1.1GB bác hien_nghiem ?

                          LS-DYNA thì là chuyên gia về cái khoản ô tô húc vào tường rồi Lâu rồi tôi cũng không theo dõi nhưng trước thì LS-DYNA vẫn luôn là cái explicit code số một.
                          Does engineering need science?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                            Cái chương trình ANSYS đó tốc độ tính khủng khiếp thật. Đi kèm với nó, phần cứng cũng yêu cầu khá cao.

                            Tiện thể, tôi gửi lên đây một vài thông tin về tốc độ tính toán của chương trình MIDAS/GEN và GTS. Bác nào có các thông tin từ các chương trình khác thì up lên nhé.
                            Attached Files

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính toán song song cho bài toán FEA ?

                              Nguyên văn bởi phu_ho
                              11GB hay là 1.1GB bác hien_nghiem ?

                              LS-DYNA thì là chuyên gia về cái khoản ô tô húc vào tường rồi Lâu rồi tôi cũng không theo dõi nhưng trước thì LS-DYNA vẫn luôn là cái explicit code số một.
                              11GB vì nó dùng Skyline mà, còn lưu trữ Sparse chỉ có khoảng 1GB thôi.
                              Tôi thấy hai bộ thư viện dưới đây hay đấy, nếu ai viết bằng C++ thì sủ dụng được luôn. Tôi viết bằng Delphi nên phải chuyển thành dll và lọ mọ đọc hiểu để chuyển sang Delphi cho tiện. (trước đây cũng làm kiểu này rồi nhưng dùng MMD, còn họ dùng AMD). Tốc độ chạy trong Delphi cũng như trong C++ (vấn đề ở đây có lẽ là thuật toán).
                              TAUCS:
                              http://www.tau.ac.il/~stoledo/taucs/
                              UMFPACK (Cái này nhờ có chú Cường NC trong diễn đàn khai phá)
                              http://www.cise.ufl.edu/research/sparse/umfpack/
                              Và một số cái khác nữa cũng trong đường link này. Chắc một số bác cũng tìm hiểu rồi. Nếu bác nào có thư viện khác xin mời post lên nhé
                              Last edited by hien nghiem; 30-03-2006, 10:56 PM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X