QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phần tử bê tông cốt thép trong Phương pháp PTHH

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phần tử bê tông cốt thép trong Phương pháp PTHH

    Bác nào biết về phần tử bê tông cốt thép trong phương pháp PTHH xin hướng dẫn cho tôi

  • #2
    Trong phương pháp PTHH không có phần tử nào là phần tử BTCT cả. mà chỉ có 5 loại phần tử cơ bản là frame, shell, solid, asolid và phần tử NLL thôi. còn BTCT ở đây chỉ loại vật liệu thôi. Còn trong sap cũng có phần khai báo cốt thép của frame đấy phần reinforcement của concrete trong frame section của assign.
    NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

    Ghi chú


    • #3
      Bác haikcvncc cho hỏi phần tử NLL là phần tử gì thế ạ ?

      Có lẽ bác hueian muốn đề cập đến mấy thứ composite elements chăng ?
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #4
        phần tử NLLINK là phần tử phi tuyến (nonlinear) có thể phi tuyến hình học có thể là phi tuyến vật liệu. Nhưng nói chung phân tích phi tuyến là một bài toán rất phức tạp tôi mới chỉ nghiên cứu để biết chứ chưa sử dụng bao giờ cả.
        NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH

        Ghi chú


        • #5
          Em đọc cuốn về PTHH chả hiểu gì cả toàn tích phân.. Chỉ hiểu khái niệm cơ bản của nó thôi, chứ đụng sâu vào thì thụa
          [COLOR=RoyalBlue]

          Ghi chú


          • #6
            Nguyên văn bởi haikcvncc
            phần tử NLLINK là phần tử phi tuyến (nonlinear) có thể phi tuyến hình học có thể là phi tuyến vật liệu. Nhưng nói chung phân tích phi tuyến là một bài toán rất phức tạp tôi mới chỉ nghiên cứu để biết chứ chưa sử dụng bao giờ cả.
            Thanks bác, hóa ra là như thế, có lẽ NNLINK là tên một loại phần tử trong một chương trình PTHH nào đó phải không ạ ?

            Thực ra thì cả 4 loại phần tử đầu tiên mà bác kể đều có thể có phi tuyến hình học và phi tuyến vật liệu. Theo tôi thì sự phức tạp của phân tích phi tuyến hình học bằng phương pháp PTHH hoàn toàn nằm trong "hộp đen" của các code PTHH do sự rắc rối về toán học của nó. Với người sử dụng thì có lẽ không có vấn đề gì đâu (có lẽ ít được đề cập đến trong các công trình XD dân dụng là do các điều kiện hạn chế về chuyển vị của loại công trình này !?) . Phi tuyến vật liệu thì lại khác một chút, nó yêu cầu người sử dụng phải đưa ra được các giả thiết chính xác và các tham số cần thiết về sự làm việc của loại vật liệu được mô tả.

            To ducxd: nên kiếm các bài giảng mà đọc thì sẽ nhẹ nhàng hơn. Bắt đầu bằng bài toán đơn giản 1D thôi. Với lại theo tôi nếu có thời gian thì nên tìm hiểu về kết cấu như lý thuyết dầm, bản, vỏ hay cơ học đất thì bổ ích hơn
            Does engineering need science?

            Ghi chú


            • #7
              Gửi các anh,
              Tôi nghe nói có phần tử BTCT là do các phần tử hữu hạn lâu nay người ta chưa tính đến ảnh hưởng của lượng cốt thép trong ma trận độ cứng phần tử, nhưng không tìm được tài liệu.

              Ghi chú


              • #8
                Theo tôi quan sát thì để nghiên cứu kết cấu dạng dầm hoặc bản để kể đến sự làm việc đồng thời của bê tông và cốt thép bằng PTHH thì người ta thường (a) dùng 2d/3d solid elements với các luật ứng xử 2d/3d, (b) dùng mô hình multifiber (hoặc multi-laminate) beam, đặc trưng vật liệu của phần tử dầm sẽ được rút ra bằng cách tích phân các luật ứng xử 1d của từng thớ (hay từng lớp), (c) dùng mô hình tổng thể (global model) trong đó sử dụng các macro elements mà luật ứng xử tổng thể nó (ví dụ như quan hệ moment - độ võng) sẽ được rút ra trực tiếp từ kết quả thí nghiệm hoặc từ (a). Nếu bác kiếm tại liệu thì thử tìm theo mấy cái keyword này xem sao.

                Tôi không làm về vấn đề này nên không dám bàn luận gì nhiều. Bác nào biết về vấn đề này mà cho ý kiến thì hay quá, vì tôi không làm nhưng vẫn thích quan tâm đến mấy thứ này
                Does engineering need science?

                Ghi chú


                • #9
                  Tôi xin góp vài thông tin:

                  Cách đây khoảng 5 năm.anh Cường bảo vệ Luận án Tiến sỹ ở ĐHXD ( nay anh Cương là Viện phó Viện Công trinh biển của ĐHXây dưng) về vấn đề dùng mô hình PTHH tính dàn khoan biển BTCT kiểu trọng lực, trong đó xét riêng loại phần tử bê tông, loại phần tử cốt thép thường, loại phần tử cốt thép dự ứng lực ( nhưng mới xét lọai CT thẳng thôi). Anh Cường dùng ADINA có bản quyền và có lẽ có cả mã nguồn Fortran rồi viết thêm một số modul ghép vào.
                  bài toán giải khá tường minh

                  Nếu anh nào cần tham khảo trực tiếp thì nên đến gặp anh Cường.

                  Trên thế giới có mấy cuốn sách nổi tiếng của các tác giả người Úc viết về mô hình PTHH cho kết cấu BTCT. Tôi có 1 ban copy nhưng nhoè lắm.
                  Nếu anh chị nào muốn làm Lụận án thạc sỹ hay Tiên sỹ gì đó cần tham khảo thì liên hệ với tôi để copy, chắc là sẽ còn nhoè hơn nữa.

                  Còn nếu định dùng trong thiết kế thực tế công trình thì có lẽ chưa nên đâu
                  GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                  ĐT: 0913 555 194

                  Ghi chú


                  • #10
                    Kính gửi Thầy Trung,
                    Em rất quan tâm về vấn đề này.
                    Thầy có thể giúp em có tài liệu được không ạ?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Giới thiệu tài liệu tham khảo về PTHH cho BTCT

                      Anh HUEIAN gọi điện cho tôi trao đổi cụ thể nhé 0913 555 194
                      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
                      ĐT: 0913 555 194

                      Ghi chú


                      • #12
                        Chương trình phân tích kết cấu ANSYS có loại phần tử này (Solid65 - 3D reinforced concrete solid). Bạn có thể xem chi tiết tại mục ANSYS theory manual phần Help system của chương trình này. Cũng hơi trừu tượng đấy!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Chào các thầy và các bác trong ngành,

                          Có mốt số phương pháp để mô phỏng kết cấu bêtong. Thường thì người ta dùng "smeared *****ing". Ve co ban phuong phap nay cho phep PTHH giảm độ cứng khi ung suat vuot qua mot gioi han nao do. Phuong phap nay da ra doi cach day cung phai 25-30 nam. Hien nay co mot so pham mem lam duoc (ANSYS, ADIANA, ATENA, DIANA...). Tuy nhien chi la de nghien cứu là chính vì chạy lâu và kết quả phu thuoc vao nhieu thong số ma khong de dang xac dinh duoc.

                          Ghi chú

                          Working...
                          X