QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

    Các bác ơi, em muốn tìm hiểu về Cách tính tải trọng gió (cả tĩnh + động) lên 1 tháp Angten ở địa hình Việt Nam.

    Tiêu chuẩn sử dụng là: TCVN 2737-1995

    Theo như em được biết thì phương pháp tính về cơ bản là như sau:

    1. Xét hướng gió thổi tác dụng lên 1 mặt của tháp (lấy hướng gió nguy hiểm)

    2. Trên mặt xác định các phân đoạn cần tính (căn cứ vào độ dốc của mặt)

    3. Từ các phân đoạn, xác định độ rỗng của phân đoạn, tính tải trọng gió tác dụng lên nó rồi quy về các nút (điểm nối liền của hình bao phân đoạn)

    Em còn rất mơ hồ về phương pháp này, vậy bác nào có tài liệu chi tiết hoặc thuật toán thì tốt quá.

    Các bác giúp em với. Thank!

  • #2
    Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

    Trời!
    43 lần đọc mà chả có Reply nào cả?
    Please help me! ASAP!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

      ban da doc quyen nay chua trong do co vi du huong dan day du
      Chi dan tinh toan thanh phan dong cua tai trong gio TCXD 229-1999
      The lam lam duoc thoi

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

        Mình nghĩ cái này cũng không khó lắm đúng không
        Quan niệm tính gió là tính cho từng đốt tháp, Lực này sẽ quy về tải trọng tập trung tại vị trí của vách cứng đốt đó. Thế thôi mà.
        Còn khi tính toán lực gió cần phân thực hiện 2 giai đoạn:
        - Khi thiết kế ban đầu( Kết cấu chưa cụ thể, sơ bộ) ta sẽ lấy diện tích đón gió là diện tích từ hính dáng đốt tháp đó nhân hệ số rỗng (Sách có đó).
        - Khi chọn được các thanh chuẩn rồi ta sẽ tính kiểm tra lại. Gió tĩnh lúc ấy sẽ tác dụng vào từng thanh rồi cộng lại.
        Gió động thì theo đúng tiêu chuẩn mà tính toán. Như nhà cao tầng mà. Gió động phân về các tải trọng tập trung tại các vách cứng từng đốt.
        Chúc bạn thành công,
        In quick contact: 0983.318405

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

          Nguyên văn bởi nguyenthehungsan
          Các bác ơi, em muốn tìm hiểu về Cách tính tải trọng gió (cả tĩnh + động) lên 1 tháp Angten ở địa hình Việt Nam.

          Tiêu chuẩn sử dụng là: TCVN 2737-1995

          Theo như em được biết thì phương pháp tính về cơ bản là như sau:

          1. Xét hướng gió thổi tác dụng lên 1 mặt của tháp (lấy hướng gió nguy hiểm)

          2. Trên mặt xác định các phân đoạn cần tính (căn cứ vào độ dốc của mặt)

          3. Từ các phân đoạn, xác định độ rỗng của phân đoạn, tính tải trọng gió tác dụng lên nó rồi quy về các nút (điểm nối liền của hình bao phân đoạn)

          Em còn rất mơ hồ về phương pháp này, vậy bác nào có tài liệu chi tiết hoặc thuật toán thì tốt quá.

          Các bác giúp em với. Thank!
          Tài liệu chi tiết :
          1. TCVN 2737-1995 :Tải trọng và tác động, Tiêu chuẩn Thiết kế
          2. TCXD 229-1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
          3. Giáo trình Kết cấu Thép 2 - trường ĐHXD.

          Thuật toán :
          Liên hệ anh PMXD là tác giả của chương trình tính toán và thiết kế tháp Anten.

          ps : tính toán cái này không có gì khó. Cái khó là ở chỗ giai đoạn thiết kế - vẽ chi tiết.
          uống ice-tea, đi BMW

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

            Về tính gió lên tháp anten, trong TCXD 229 có đưa một ví dụ tính áp lực gió lên một trụ điện có mặt cắt ngang là hình vuông
            Tuy nhiên, trong thực tế, các tháp anten ngày càng có hình dạng phức tạp hơn nhiều (theo yêu cầu thẩm mỹ) nên việc đưa mô hình tháp anten về dạng một cột "rỗng" và dùng các phương trình gần đúng để tính chu kỳ và dạng dao động riêng cho một thanh côngxon có tiết diện không đổi ngàm vào móng và có hữu hạn điểm tập trung khối lượng (như nhau) là không hợp lý lắm.
            Theo tôi, ở mức độ "Bán tự động" (phù hợp với người lập trình không chuyên nghiệp), ta nên làm như sau:
            - Vẽ mô hình tháp trong SAP2000 và phân tích kết cấu để lấy được tần số và dạng dao động riêng của tháp
            - xuất số liệu về mô hình sang file dạng .XLS
            - Viết macro làm các việc sau: đọc sô liệu của từng thanh dàn, sau đó tính lực gió tĩnh và khối lượng lên trọng tâm từng thanh rồi phân về các nút dàn (theo nguyên tắc chia đôi), từ giá trị gió tĩnh, tần số và chuyển vị ứng với từng dạng dao động riêng của tháp ta xác định được gió động lên tháp (theo các công thức của TCXD 229 qui định, trừ việc sử dụng phương trình gần đúng để xác định dạng dao động riêng của tháp và không qui tháp không gian về thanh có độ cứng không đổi ngàm vào móng). Cuối cùng, ta xuất kết quả tải trọng vừa xác định được vào file số liệu của SAP để tính nội lực và chuyển vị.
            Việc thiết kế tháp anten là phức tạp, không chỉ ở tính toán mà còn ở vấn đề cấu tạo và sự chính xác khi thiết lập bản vẽ, nếu các bạn muốn thiết kế được tháp anten, bạn nên tìm một bộ bản vẽ và thuyết minh có sẵn để học hỏi thêm.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

              Mình cũng đã thiết kế 1 số cột Anten,mình nghĩ mấy cái tiêu chuẩn Bác Hệ số nền đưa ra la khá đầy đủ có thể áp dụng để tính toán.Đối với tải trọng gió tác dụng lên cột cần lập các bảng biểu để tính toán trong (trong excel chẳng hạn).Cái này hồi mình làm tốt nghiệp cũng làm mất nhiều thời gian lắm.Tiếp đó là xác định các giá trị như trong tiêu chuẩn.Việc lựa chọn hình dáng cho tháp cũng khá quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới độ cứng và tải trọng tác dụng lên tháp(cột).

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                Hi!
                cái tháp ăng ten này thì mình cũng đã làm đồ án tốt nghiệp rồi, cái này chạy cũng khê cơm đấy vì mình không thể chọn 1 lần mà đúng ngay tiết diện được. Mà khi tính gió động với động đất đều cần phải có nó (khối lượng bản thân) nên mỗi lần tính đi tính lại thì áp lực gió với lực động đất cũng thay đổi theo. Hối đó mình có làm mấy macro để tra hệ số gió tĩnh, hệ số áp lực động cho nó nữa đó, không biết giờ có còn không(vì loại này dể bị con virus ăn lắm). À mà bạn đang làm cái tháp ăng ten 3 mặt hay 4 mặt thế? 4 mặt còn dể chứ tính 3 mặt thì còn khê hơn. Mà tính thép ống thì khi tính gió liên quan đến hệ số Raynol nữa cũng dài dòng lắm đó. Nhưng làm rồi mới thấy "lên cơ". Chúc bạn thành công

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                  Nguyên văn bởi longkientrung
                  Hi!
                  cái tháp ăng ten này thì mình cũng đã làm đồ án tốt nghiệp rồi, cái này chạy cũng khê cơm đấy vì mình không thể chọn 1 lần mà đúng ngay tiết diện được. Mà khi tính gió động với động đất đều cần phải có nó (khối lượng bản thân) nên mỗi lần tính đi tính lại thì áp lực gió với lực động đất cũng thay đổi theo. Hối đó mình có làm mấy macro để tra hệ số gió tĩnh, hệ số áp lực động cho nó nữa đó, không biết giờ có còn không(vì loại này dể bị con virus ăn lắm). À mà bạn đang làm cái tháp ăng ten 3 mặt hay 4 mặt thế? 4 mặt còn dể chứ tính 3 mặt thì còn khê hơn. Mà tính thép ống thì khi tính gió liên quan đến hệ số Raynol nữa cũng dài dòng lắm đó. Nhưng làm rồi mới thấy "lên cơ". Chúc bạn thành công
                  Ối, 3 mặt tính còn dễ hơn 4 mặt đấy. Ít nhất thì không fải chia ra làm mấy trường hợp gió 45 và gió 90.
                  uống ice-tea, đi BMW

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                    Nguyên văn bởi longkientrung
                    Hi!
                    cái tháp ăng ten này thì mình cũng đã làm đồ án tốt nghiệp rồi, cái này chạy cũng khê cơm đấy vì mình không thể chọn 1 lần mà đúng ngay tiết diện được. Mà khi tính gió động với động đất đều cần phải có nó (khối lượng bản thân) nên mỗi lần tính đi tính lại thì áp lực gió với lực động đất cũng thay đổi theo. Hối đó mình có làm mấy macro để tra hệ số gió tĩnh, hệ số áp lực động cho nó nữa đó, không biết giờ có còn không(vì loại này dể bị con virus ăn lắm). À mà bạn đang làm cái tháp ăng ten 3 mặt hay 4 mặt thế? 4 mặt còn dể chứ tính 3 mặt thì còn khê hơn. Mà tính thép ống thì khi tính gió liên quan đến hệ số Raynol nữa cũng dài dòng lắm đó. Nhưng làm rồi mới thấy "lên cơ". Chúc bạn thành công
                    Ối, 3 mặt tính còn dễ hơn 4 mặt đấy. Ít nhất thì không fải chia ra làm mấy trường hợp gió 45 và gió 90. Ngày xưa Mỹ toàn làm cột 3 mặt, mà xét về mặt kết cấu thì đúng là cột này có lợi. Có điều khi thiết kế chú ý cắt vát đầu thanh.
                    uống ice-tea, đi BMW

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                      Tất nhiên cấu tạo khó rồi. Nhưng khi tính cột 3 mặt cũng phải tính cho nhiều trường hợp, với thanh đứng (thanh chính) thì áp lực tác dụng lên mặt đối diện là nguy hiểm nhưng khi tính cho thanh cánh (cánh xiên, thanh ngang thì áp lực tác dụng lên theo phương mặt phẳng mới nguy hiểm đấy! cái này tính ra hay đấy nhưng nếu tính 4 mặt thì chỉ cần nhân với sqrt(2) là oK cho trường hợp bất lợi rồi.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                        Nguyên văn bởi longkientrung
                        Nhưng khi tính cột 3 mặt cũng phải tính cho nhiều trường hợp, với thanh đứng (thanh chính) thì áp lực tác dụng lên mặt đối diện là nguy hiểm nhưng khi tính cho thanh cánh (cánh xiên, thanh ngang thì áp lực tác dụng lên theo phương mặt phẳng mới nguy hiểm đấy! cái này tính ra hay đấy nhưng nếu tính 4 mặt thì chỉ cần nhân với sqrt(2) là oK cho trường hợp bất lợi rồi.
                        Bạn giải thích rõ hơn được không. Thế nào là phương mặt phẳng và phương đối diện.
                        uống ice-tea, đi BMW

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                          Một cách đơn giản là khi xét trên mặt bằng của tháp ăng ten 3 mặt.
                          khi tinh toán cho các thanh chính,thanh đứng (3 thanh) thì mình tính cho một thanh chịu tải trọng bất lợi nhất còn 2 thanh khác lấy bằng nó. như vậy thì khi áp lực gió hay động đất tác dụng theo phương vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh 1 tam giác thì thanh đứng tại vị trí đỉnh tam giác đó là nguy hiểm nhất rồi.
                          Còn khi tính toán thanh xiên, thanh ngang trong tháp ăngten thì khi tải trọng gió hay động đất có phương trùng với phương của 1 cạnh tam giác nào đó thì chắc chắn nội lực các thanh xiên, thanh ngang trong mặt phẳng của cạnh đó là lớn nhất rồi còn gì. Nếu bạn chưa hiểu thì thử vẽ ra 1 tam giác rồi suy luận thử xem sao.?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                            Nguyên văn bởi longkientrung
                            Một cách đơn giản là khi xét trên mặt bằng của tháp ăng ten 3 mặt.
                            khi tinh toán cho các thanh chính,thanh đứng (3 thanh) thì mình tính cho một thanh chịu tải trọng bất lợi nhất còn 2 thanh khác lấy bằng nó. như vậy thì khi áp lực gió hay động đất tác dụng theo phương vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh 1 tam giác thì thanh đứng tại vị trí đỉnh tam giác đó là nguy hiểm nhất rồi.
                            Còn khi tính toán thanh xiên, thanh ngang trong tháp ăngten thì khi tải trọng gió hay động đất có phương trùng với phương của 1 cạnh tam giác nào đó thì chắc chắn nội lực các thanh xiên, thanh ngang trong mặt phẳng của cạnh đó là lớn nhất rồi còn gì. Nếu bạn chưa hiểu thì thử vẽ ra 1 tam giác rồi suy luận thử xem sao.?
                            Bây giờ có cac phần mềm phân tích kết cấu hiện đại(SAP, STAAD...) thì cứ tính cho hết các trường hợp tổ hợp tải trọng, kiểm tra ứng suất trên tiết diện cho từng trường hợp, chọn ra ứng suất nguy hiểm nhất cho từng thanh là Ok thôi.
                            Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
                            Email : cncc.jsc@gmail.com

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tải trọng gió (Tĩnh+Động) lến tháp Angten

                              tất nhiên là vậy rồi. Nhưng mình cũng phải biết có trường hợp tải nào mà add vào chứ. Không nên cứ nhập ào ào vô được, mình cũng phải dùng đến cái đầu 1 chút chứ lâu không xài chắc bị viêm mất thôi.

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X