Thông báo

Collapse
No announcement yet.

"Bí kíp" học Anh văn

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • "Bí kíp" học Anh văn

    "Bí kíp" học Anh văn

    Ra trường, với 7 năm học Anh văn từ cấp 2, thêm gần 5 năm ở trường đại học và học chui ở các trung tâm ngoại ngữ nổi tiếng, trình độ tiếng Anh của tôi có thể tóm gọn trong nhận xét của một thầy giáo: "A không ra A, B không ra B, lủng củng như một tờ giấy nháp!". Rất nhiều người khác cũng lâm vào tình trạng tương tự tôi...


    May mắn lọt qua các vòng phỏng vấn để vào làm tại một công ty, nơi mọi người nói viết tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, tôi phát hoảng và tự nhủ chẳng biết khi nào mình bằng được một nửa họ. Sau giờ làm việc, tôi phải trau dồi tiếng Anh mỗi tối. Sau mấy tháng học ngắn ngủi, vốn tiếng Anh của tôi đã cải thiện đáng kể, đến nỗi chẳng riêng tôi mà những người xung quanh cũng ngạc nhiên. Tôi đã học Anh văn mười mấy năm mà chỉ có thể vận dụng một cách tự tin sau mấy tháng ngắn ngủi đi học. Tôi đã ngộ ra được nhiều điều và muốn chia sẻ với mọi người về lý do tại sao nhiều người yếu tiếng Anh, cách học tiếng Anh nhanh và hiệu quả, đặc biệt với những người đã đi làm, đã học nhiều năm nhưng không tiến bộ.

    Vì sao không tiến bộ?

    Môn gì chán ngấy! Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn. Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé!

    Dạy dở ẹt! Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.

    Phương pháp học. Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.

    Môi trường thực tập. Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học hàng lô lốc văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.

    "Bí kíp": đơn giản thôi!

    Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.

    Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.

    Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...

    Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.

    Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!

    Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán phèo như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!



    Theo Thanh niên Online

  • #2
    Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

    Tổng kết bài viết trên:

    Thực tế:
    a) 12 năm học tiếng Anh = Trình độ chẳng ra sao
    b) vài tháng đi làm ở nơi mà người ta nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ = Tiến bộ rõ rệt

    Kết luận:
    a) Phương pháp dạy tiếng Anh ở VN không hiệu quả
    b) Môi trường có một ảnh hưởng rất quan trọng đến động lực, mục tiêu của người học (và sau khi có mục tiêu, động lực họ tự tìm ra phương ra phương pháp học hiệu quả mả chả cần ai giảng giải, thâm chí còn viết bài lên báo để dạy người khác nữa chứ ... )

    Mở rộng:
    Em chả dám
    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

      Hi hi anh Thủy nói đúng quá , tình trạng của em cũng thế ! Môi trường quan trọng lắm dây !
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

        Nói, nghe tiếng Anh ở... Anh
        21:45:13, 28/02/2006
        Thùy Ngân
        Luyện phát âm với giáo viên bản xứ (ảnh: T.P)

        Phần lớn người học tiếng Anh vẫn xem nói là kỹ năng không khó lắm vì hầu như ai học cũng nói được (ít hay nhiều) và có vẻ ai cũng hiểu mình, ngay cả đối với giáo viên nước ngoài! Ở Anh nửa năm, tôi thấy rằng "nói" không dễ như mình nghĩ và cũng hiểu được nguyên nhân vì sao "nghe" (nhất là nghe đài) vẫn là khâu đáng sợ của phần lớn sinh viên ở Việt Nam.

        Thời gian đầu, không ít lần tôi phải lặp đi lặp lại với người nghe địa chỉ tôi ở và tự thắc mắc mình nói rõ như vậy sao họ vẫn không biết. Cuối cùng, tôi hiểu ra rằng đã phát âm không chính xác tên vùng. Chỉ cần mình đọc sai một âm là người bản ngữ không thể hiểu được. Trong lớp học, giảng viên nói thật nhanh nhưng hầu như ai cũng hiểu và theo kịp nhưng khi sinh viên nước ngoài phát biểu thì mọi người phải chịu khó lắng nghe hơn mới có thể theo kịp. Sau một thời gian, tôi cũng dần quen với giọng tiếng Anh của châu Phi, tiếng Anh của người Ấn Độ, tiếng Anh của châu Mỹ La tinh, tiếng Anh giọng Trung Quốc... Và tôi thật sự nể phục các giảng viên khi họ có thể hiểu được tất cả lời phát biểu của sinh viên nước ngoài dù hầu như ai cũng có những từ phát âm sai hoặc không chính xác và nói tiếng Anh theo giọng của... tiếng mẹ đẻ.

        Về phát âm, tiếng Việt không có âm cuối nên khi nói tiếng Anh, đa phần chúng ta thường để mất âm cuối. Dù có nói nhanh đến đâu, người Anh vẫn phát âm rất rõ những âm cuối. Trong tiếng Anh, có nhiều từ khi phát âm chỉ khác nhau ở âm cuối, vì thế nếu chúng ta để mất âm cuối, họ sẽ không hiểu hoặc hiểu lầm. Điều này thấy rõ nhất khi một trẻ em Việt Nam chưa biết nói tiếng Việt, sống và học tập trong môi trường tiếng Anh, chúng thường có khuynh hướng nói tiếng Việt... có phát âm âm cuối! Chẳng hạn khi nói "tạm biệt", đứa bé sẽ phát âm từ "biệt" có "th". Cũng tương tự như vậy khi chúng ta nghe người châu Âu nói tiếng Việt. Nghe và nhận diện chính xác một từ tiếng Anh không phải là điều đơn giản, nhất là đối với những từ khó. Đây cũng là một thách thức đối với cả người bản ngữ. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà truyền hình ở Anh có chương trình "Hard Spelling", đòi hỏi thí sinh phải đánh vần từng chữ cái của một từ chỉ được nghe một lần. Ngoài ra, trọng âm (stress) cũng là một vấn đề quan trọng trong tiếng Anh. Tiếng Việt chỉ có trọng âm trong câu/phát ngôn, còn tiếng Anh lại có trong từ. Vì thế, khi nói, chỉ cần nhấn âm không chính xác, người nghe sẽ không hiểu.

        Thật ra, những vấn đề trên hoàn toàn không mới đối với bất kỳ ai đã và đang học tiếng Anh. Vấn đề là chúng ta thật sự ít quan tâm đến chúng, nhất là khi sử dụng tiếng Anh... trong nước. Ra nước ngoài, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh, đây thật sự là vấn đề sống còn vì làm sao khi mình nói, mọi người dù ở địa vị nào (môi trường giao tiếp của du học sinh đâu chỉ là trường học) cũng đều có thể hiểu được và ngược lại, có thể nghe dễ dàng những gì người bản ngữ nói. Nói đúng sẽ nghe dễ dàng hơn. Một điều cũng đáng chú ý là mức độ khó trong việc nghe tiếng Anh ở Anh được các du học sinh đúc kết theo trật tự tăng dần: trường học nghe dễ nhất; thư viện, ký túc xá khó hơn một chút; siêu thị, chợ, cửa hàng, đường phố... đôi khi phải chào thua!

        Thùy Ngân (từ Anh Quốc)
        http://www2.thanhnien.com.vn/Giaoduc...3/1/140343.tno
        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

          Hôm nay được nghe anh Xuân Thủy nói chuyện với xếp tây như nói tiếng mẹ đẻ. Em thấy xấu hổ quá, chẳng nghe được gì cả. em phục anh quá. quả là cao thủ.
          Em cảm ơn anh nhiều lắm !!!
          sau này em sẽ cố gắng hơn.
          hoahuce@gmail.com

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

            Theo Bác Xuan tuy thì đúng quả là việc học anh Văn của ta quả là có vấn đề! Tính ra nếu học từ cấp 2 đến khi tốt nghiệp ĐH thì rõ ràng tất cả anh em chúng ta phải nói tiếng Anh như tiếng ... pháp ấy chứ nhỉ!
            Ấy vậy mà thực trạng đáng buồn là KS, KTS nói riêng và các cử nhân, KS tốt nghiệp ĐH tại VN (trừ mấy bác TN ĐH ngoại ngữ) thì trình độ anh Văn quả là thật củ chuối! Điều nhỡn tiền là hệ quả thấy ngay: cái "giá" của KS, CN VN so với các đồng nghiệp trong khu vực (so với Thailand, Philipin, Ma lai, INdo...) là rất thấp! Trước đây mình cũng đã có 1 thời gian ngắn công tác cho 1 công ty nước ngoài thì KS VN chỉ xếp loại... bét bảng s/v mấy anh chàng cũng civil engineering của Malaysia, kể cả Philippin về mọi thứ và đương nhiên kết quả cuối cùng là mức lương --> thu nhập! Đau thật! mặc dù so về trình độ thì KS VN ta không thua kém mấy anh chàng ngoại quốc kia! Tuy nhiên về vốn lưng Anh văn học suốt hơn 10 năm cũng chỉ đủ giao tiếp cơ bản với mấy "sếp" Tây thôi còn để mà để nói chuyện nghiêm túc với họ thì phải nhờ thông dịch viên hoặc là rất khó khăn! Chính vì vậy mà KS VN bị đánh giá rất thấp trong con mắt của mấy "sếp" nước ngoài đấy!
            Nói tóm lại cái "nỗi đau" ko muốn nói ra chính là trình độ giao tiếp anh văn của KS, KTS VN khiến cho giá trị của anh em ta thấp đi rất nhiều!
            Mấy bác nói rất đúng, "bí quyết" ở đây chính là cái gì cũng phải thực tế, va chạm, phải "sống" trong môi trường có giao tiếp đó + sự kiên trì mới giỏi Anh văn hay ngoại ngữ đươc. Nói chung do môi trường dạy ngoại ngữ trong nền giáo dục của ta quá lạc hậu, thiếu thực tế + sự không thích thú mấy trong việc học ngoại ngữ của học sinh (do kiểu học quá... chán) thì 10 năm chứ 50 năm học kiểu đó cũng chỉ là anh chàng bập bẹ được mấy câu "hello" "goodbye"! Nói thật ngày xưa tôi cũng ghét học ngoại ngữ lắm. Ấy vậy mà sau khoảng mấy tháng làm việc với NN (cọ xát thực tế + sự "tự ái dân tộc") nên mơí vùi đầu vào học AV và trình độ giao tiếp cải thiện rõ rệt, có lẽ bằng mấy năm ngồi mài ngoại ngữ trên trường TH và DH.
            Nói túm lại do nền giáo dục của ta là vậy, để học ngoại ngữ giỏi thì mỗi người phải tự biết "dạy" mình trước khi đến các trung tâm NN.
            Và nên nhớ rằng việc học ngoại ngữ sẽ ko bao giờ là trễ cả. Nhất là lúc này, vòng đàm phán cuối cùng của VN với "ông lớn Mẽo" v/v gia nhập WTO đã có kết quả thì ngoại ngữ (trình độ thực sự chứ ko phải mấy cái bằng, chứng chi..) có lẽ trở thành cái không thể thiếu của anh em ta đó. Chạy đua thôi các anh em ơi!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

              Nguyên văn bởi huychaung
              (trừ mấy bác TN ĐH ngoại ngữ)
              có lẽ anh không cần trừ đâu anh ạ, khi mà Cử nhân ngoại ngữ: "Câm" 50%, "điếc" 40%?

              Tại công ty chúng tôi, khi phỏng vấn các SV tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ, hầu hết các bạn bị "câm" 50% và "điếc" 40%". Nhận xét gây "sốc" của ông Nguyễn Hữu Thọ, Tổng Giám đốc Saigontourist tại hội thảo về chất lượng giáo dục TP.HCM cuối tuần qua là lý do chúng tôi tiếp tục khơi lại câu chuyện trường kỳ "học ngoại ngữ xong ra vẫn không nghe, nói được".

              Nói chung ko chỉ ngoại ngữ, mà GD VN (và có lẽ ko chỉ GD) có vấn đề, làm lãng phí một thứ tài nguyên rất lớn của quốc gia đó là thời gian. Tuy nhiên việc này ngoài phạm vi bàn của topic nên em chỉ cung cấp thêm thông tin cho bác vậy thôi.
              Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

                Thêm bằng chứng nữa về việc học ở VN nè:

                Học 3 năm, nói được.. 3 câu

                75 ứng cử viên đến từ Hà Nội và 10 tỉnh thành trong cả nước, 3 ứng viên có trình độ ĐH, 1 cao đẳng, 9 trung cấp, chỉ duy nhất 1 ứng viên tốt nghiệp PTCS, còn lại đều tốt nghiệp THPT trở lên.

                Trong số này, chỉ 6-8 người đã có kinh nghiệm làm việc tại một số nhà hàng khách sạn, có thể giao tiếp được trong những tình huống đơn giản một cách khá trôi chảy bằng tiếng Anh, còn lại tất cả các ứng viên - đã có trong tay bằng THPT, và được học tiếng Anh trong 3 năm, lại chỉ nói được 2-3 câu giới thiệu về tên, tuổi của mình.

                Về nguyên nhân thì cứ vào đây xem sẽ hiểu ngay
                http://www.youtube.com/profile_videos?user=Edu2a

                Hi vọng bác Nhân sẽ "do good job". Nếu bác ấy (và sếp bác ấy) lai fail 1 lần nữa là lại 1 số thế hệ ra đi. Giáo dục là cái gốc.

                Chẳng lẽ để các em h/s tự cứu mình vậy
                Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                Ghi chú


                • #9
                  Em hoan toan dong y voi Xuan Thuy

                  Hoan toan dung the , Xuan Thuy that la tuyet voi, Dung la do moi truong quyet dinh tat ca , Va do ban linh nguoi hoc tieng Anh dam vuot qua cai mac cam kem coi.
                  Toi co anh Pho Giam Doc co quan toi , Anh ay khong gioi Tieng Anh , nhung rat no luc , ket ban ca voi nguoi ban tren mang net , chon ban de hoc hoi dan tieng Anh , Tim niem vui trong tro chuyen ket hop hoc
                  Tu khong biet mot chu nao , anh ay khong so nguong noi tieng Anh boi voi moi nguoi , no luc tap viet noi , nghe , xem fim phu de , de danh tien de di choi nuoc ngoai , den tan noi nguoi ban quen nhau tren iternet.A ay bao anh ay muon hoc hoi tieng Anh thoi , chu khong phieu lưu
                  Bay h tieng anh cua anh ay rat kha

                  Xuan Thuy co kinh nghiem rat hay , Cam on Xuan Thuy

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

                    Cũng xin mạn đàm với anh em về cách học TA. Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin phép góp ý cho các bạn một hướng có lẽ sẽ không có trong sách vở nhưng tôi tin nó sẽ giúp ích cho những ai nhiệt tâm và chịu tìm tòi

                    Học ngoại ngữ tôi tâm đắc câu: " KHẢ NĂNG BẮT CHƯỚC LÀ KHẢ NĂNG VÔ CÙNG TẬN CỦA CON NGƯỜI"
                    Trong xã hội ôi thôi thì muôn hình vạn trạng cái sự bắt chước (imitation) Từ xu hướng thời trang đến kinh tế chính trị và trong cả xây dựng kiến trúc nữa (Trong XD có một sự độc đáo đó là sự mô phỏng tự nhiên của kết cấu kiến trúc - không nằm trong phạm vi này tôi tin)

                    Thế việc bắt chước giúp gì cho cái sự học ngoại ngữ? Một ví dụ cụ thể là khi giao tiếp với một người ngoại quốc bạn có thể học họ về ngữ điệu, về cách phát âm và cả về những cấu trúc câu đơn giản, thông dụng - Bạn hãy bắt chước ngay và hãy thực hành nó ngay khi giao tiếp Điều này trở nên dễ hơn nhiều cho bạn trong luyện giọng - Bản thân tôi có thể nói được hầu hết giọng của các vùng miền ở VN và điều đó trở nên dễ dàng hơn nếu có ai đó để tôi "bắt chước"

                    Ví dụ một câu đơn giản : It doesn't metter. Nếu là người Việt tôi tin rằng cái giọng ngang phè "ít đơ -dzình mét - tờ" sẽ khó nghe cho ra "Tây" và khó hiểu hơn nếu bạn bắt chước giọng điệu của người nói tiếng Anh giọng Mỹ hay giọng Úc pha chút giọng mũi ở cuối câu " ít đơ - dzình me - rờ".

                    Bạn có thể thấy rõ điều này ở loài vẹt (nhưng không học vẹt) chúng có thể "nhái" đủ các loại âm thanh và ngôn ngữ ngữ nói của con người - Parrots imitate human speech - Thế không phải là khả năng bắt chước đã giúp chúng giỏi "ngoại ngữ" ư?

                    Bên cạnh đó bạn có thể bắt chước các cấu trúc ngôn ngữ phổ biến hàng ngày tỉ dụ như: I have no idea, Forget about it., What's up., What's wrong., Anything else? Hold on........

                    Nếu nói với người Sing bạn sẽ học được Singlish với...là,....là ở cuối câu. Với người Úc bạn sẽ có Good on you Mate!

                    Cheers Mate !
                    tải file CAD http://www.arcelorprojects.com/EN/autocad.htm

                    Ghi chú


                    • #11
                      Cam on anh gui thu cho em

                      Vang dung the that ,hoc tieng anh quan trong nhat la kha nang bat chuoc , day cung la cach hoc.
                      Em la ky su cau duong , em cung rat thich hoc tieng anh ,Vi em cung da nhan thay rang trong nganh xay dung , dac biet khi ban co von kien thuc ngoai ngu kha kha , Se co rat nhieu co hoi den voi ban.
                      Vi dan xay dung neu hoc hanh chuyen can , Em cung cong nhan la nguoi ky su xay dung duoc dao tao cung bai ban, co the tham gia tat ca cac linh vuc u van dau tu, tu van thiet ke , tu van giam sat , thi cong.
                      Dac biet moi truong thi cong thi cang de, thuong vang ha cam, Vay neu co von ngoai ngu thi vo cung thuan loi.Ban se tu tin han day

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

                        y kien cua cac ban that chi ly\
                        minh dang la sinh vien nam cuoi dh GTVT, minh da hao phi gan 5 nam o cap 2 và 3, rồi gần năm năm đại học nhưng cho đến nay vốn tiếng anh quá kém. \
                        mình cảm thấy xã hội đã lảng phí thời gian quá nhiều.
                        tiếng anh là ngôn ngữ vì vậy chỉ có thể hình thành khi chúng ta sử dụng nó trong hoạt động giao tiếp,và muốn thành công cần có cả một quá trình. không nóng vội được

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

                          em học cầu đường tiếng anh của gtvt
                          học đến năm 3 rồi mà chưa thấy cái lợi của nó
                          đôi khi thấy ân hận khi theo học nó nữa
                          người tiếng anh giỏi thì chuyên môn kém
                          người tiếng anh gà gà thì lại có chuyên môn
                          cuối cùng mấy môn học bằng tiếng anh chuyển sang học tiếng việt hết rồi
                          lớp chả đứa nào muốn học
                          nhìn như 1 trò lố
                          Một mai, một cuốc, một cần câu
                          Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
                          Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
                          Người khôn, người đến chỗ lao xao
                          Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
                          Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
                          Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
                          Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

                            Về nhà làm bài tập nhiều thôi, tại các anh ko chịu học nên mới zị
                            Hiz cái lich thi dau world cup 2010 ngày nào cũng nhìn mà chả nhớ lich thi dau world cup 2010 là bao giờ haizzzz
                            World cup - World Cup 2010 - WorldCup 2010 !!! Love 4ever !!!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: "Bí kíp" học Anh văn

                              Đúng là qua hơn 10 năm học English (từ Tiểu học lên tới ĐH, học thêm ở Trung tâm), kiếm đủ các chứng chỉ A,B,C rồi mà giờ gặp Sếp là người Korea yêu cầu report trực tiếp mà lúng ta lúng túng như gà mắc tóc.
                              Mấy anh chị đi trước nói là chịu khó bỏ ra 1 tháng lương đi học ở mấy trung tâm thử coi, hôm qua mới đi đăng kí học lớp General ở học viện EQuest mà chẳng biết có khả quan hơn không nữa.

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X