QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

    Nguyên văn bởi hien nghiem
    Bác Thủy đang làm dự án ở Hải Dương đúng không?
    Yes, Sir ! . H và cháu có khoẻ không ? Khi nào về VN vậy ?
    Xin lỗi mọi người nhé, spam một tí thôi

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

      Nguyên văn bởi Chuotdong
      Một sô tình huống cũng hay gặp trong Giám sát là
      1. Thi công không đạt theo thiết kế nhưng vẫn nằm trong Tiêu chuẩn Ngành cho phép (thường rộng hơn Thiết kế), hỏi các bác có Nghiệm thu không ? Tư vấn giám sát TC có được yêu cầu Kỹ sư thiết kế xem lại Thiết kế không?
      - Ý thứ nhất: Thi công không đạt theo thiết kế nhưng vẫn nằm trong Tiêu chuẩn Ngành cho phép (thường rộng hơn Thiết kế), hỏi các bác có Nghiệm thu không ?
      Không được nghiệm thu. Vì: khi thiết kế, tùy vào tính chất đặc thù của công trình mà TVTK có quyền đưa ra những yêu cầu cao hơn so với tiêu chuẩn đã được ban hành. Mặc khác khi thiết kế thì TVTK đã phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn thiết kế cũng như các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng nên việc việc quy định tiêu chuẩn trong hồ sơ cao hơn so với tiêu chuẩn đã được ban hành là có lý do.

      - Ý thứ hai: Tư vấn giám sát TC có được yêu cầu Kỹ sư thiết kế xem lại Thiết kế không?
      Thông qua chủ đầu tư, TVGS có quyền nêu ra các điểm bất hợp lý trong hồ sơ thiết kế. Nếu các điểm nêu ra này không được giải quyết thì TVGS có quyền bảo lưu ý kiến (lúc này, trách nhiệm đã được đá sang cho chủ đầu tư và TVGS có quyền ngủ ngon nhưng vẫn phải thực hiện công tác TVGS theo hồ sơ ban đầu)

      - Một số ý khác: theo tôi , TVGS là một nghề rất khó vì cùng lúc phải thực hiện 2 chức năng là chức năng tư vấn và chức năng giám sát.
      Chức năng tư vấn đòi hỏi phải có năng lực và kinh nghiệm thi công cũng như thiết kế . Nếu không có chút hiểu biết về thiết kế thì sẽ khó biết khi nào thiết kế dư và khi nào thiết kế là bị thiếu để mà quân sư cho chủ đầu tư biết (vấn đề thiết kế dư hoặc thiếu hay thường xảy ra đối với người thiết kế không có hiểu biết về thi công hoặc không chịu đi thực tế khảo sát). Nếu không có kinh nghiệm thi công thì làm sao tư vấn được cho đơn vị thi công cách này là thi công không hiệu quả? biện pháp thi công đệ trình như thế này là không khả thi? ...vv
      Chức năng giám sát nếu đơn thuần chỉ dựa vào hồ sơ thiết kế và các quy trình quy phạm mà bắt nhà thầu phải thực hiện đúng 100% (để trách nhiệm không thuộc về mình) thì có lẽ không bao giờ làm được. Nếu mà châm chước thì lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm châm chước như thế nào để mà mọi người đều hài lòng.
      Nghề TVTK thật là khó phải không các bạn . Làm căng quá thì ảnh hưởng tới tiến độ chung, khó nhận được công trình thứ hai . Làm dễ quá thì không biết khi nào có người sẽ sờ gáy mình. Nói làm sao để nhà thầu tâm phục khẩu phục chứ không thôi ngoài mặt thì dạ dạ, vâng vâng còn trong bụng sẽ chửi thầm "đồ không biết mà lên mặt dạy đời". Đúng là một nghề thật là khó nếu thực hiện được cả hai chức năng Tư vấn và Giám sát.
      Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

        Nguyên văn bởi VcDeco
        Có một trường hợp này, cả CDT, TK, TC, TVGS bị ND 209 "hành hạ" ko lối thoát :

        Công trình là trạm điện cấp nguồn cho toàn bộ khu CNC - TP.HCM, thi công và lắp đặt TB đã xong, đến khi NT liên động có tải thì vướng bởi :
        - Nguồn cấp cho trạm chưa có bởi gói thầu này chưa được duyệt.
        - Đường dây trục chính cấp cho khu CNC cũng chưa có vì chưa được duyệt.
        Ấy thế là rối mù lên :
        - TC đòi CDT thanh toán vì lỗi này ko do TC (HĐKT là CDT phải cấp nguồn và tải để TC nghiệm thu TB)
        - CDT ko thể giải chi vì thiếu BB n.thu
        - TVGS ko chấp nhận n.thu vì chưa thử nghiệm TB
        - Đơn vị vận hành là đ.lực TP cũng ko dám tiếp quản vì chưa n.thu
        Cứ thế các bên họp đi họp lại, cuối cùng các bên đành bắt tay nhau làm một BB thống nhất rằng đây là một ct mang tính chất trung gian nên ko thể (ko cần) thử nghiệm liên động. => đồng ý nghiệm thu.
        Điều này sai bét nhè nhưng cũng chẳng có cách nào hơn.
        Các bác có cao kiến nào hay về vấn đề này ko?
        Nguyên văn bởi inspector
        Không thể nghiệm thu đươc.
        Lỗi của người lập dự án đầu tứ xây dựng đã không xác định được nguồn cung cấp năng lương.
        Bao giờ có nguồn thì nghiệm thụ
        Nói như bác Inspector là chưa hợp lý và chưa hợp tình lắm.

        Thông thường trong hợp đồng kinh tế thường có câu lỗi do bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, rõ ràng lỗi là của chủ đầu tư vì HĐKT đã quy định "CDT phải cấp nguồn và tải để TC nghiệm thu TB". Như vậy mọi chi phí phát sinh của nhà thầu trong trường hợp này thì chủ đầu tư phải tự bỏ tiền túi để trả vì đã không biết triển khai hợp lý giữa các gói thầu. CĐT thì lại có muôn vàn lý do để từ chối trách nhiệm này. Nếu nhà thầu mà làm căng quá thì CĐT sẽ tìm mọi cách để giam hồ sơ nghiệm thu (ví dụ hồ sơ làm không đúng quy định , thiếu cái này, thiếu cái kia, cho phúc tra lại các số liệu thí nghiệm ...vv). Cuối cùng thì càng kéo dài thì nhà thầu càng chết và càng làm căng quá thì tự phải hiểu lấy "công trình này sẽ là công trình cuối nhe".

        Vì vậy, theo tôi, cách giải quyết như ví dụ đã nêu là hợp lý nhất nếu thời gian bảo hành được tính từ ngày nghiệm thu liên động có tải hoặc tạm giữ thêm một ít tiền thanh toán và sẽ trả hết khi nghiệm thu thêm liên động có tải (để đề phòng khi nghiệm thu liên động có tải mà lại không đạt).
        Vì sự phát triển của cộng đồng , hãy chia sẻ những gì mình có.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

          To xinduocbinhan
          Bác viết bài thật hay, các nội dung mềm mại nhẹ nhàng. Ngoài luồng một chút : bác có phải là TVGS cho các CT vốn ngân sách không? Bỏi vì điều đáng nói thường tập trung ở dạng CT này do CDT điều hành vốn không phải tiền túi của mình, nhà thầu thì kém năng lực và gần gủi CDT hơn TVGS và...
          Nguyên văn bởi XuanThuy
          Quay lại DA mà tôi đang quản lý, lắm lúc tôi phải bực mình với các chú Kỹ sư Tư vấn giám sát mới ra trường được công ty Tư vấn đưa đến công trường. Họ ra công trường mà không bíêt mình phải giám sát cái gì? giám sát như thế nào? Không có một qui trình làm việc một cách rõ ràng và cụ thể, không thể tranh luận về chuyên môn với cán bộ kỹ thuật của nhà thầu và liên tục bị cán bộ kỹ thuật của nhà thầu coi thường và qua mặt. Và kết quả là tôi phải đề nghị đơn vị tư vấn khẩn trương đưa các kỹ sư này rời khỏi dự án mà tôi đang quản lý. Nói vậy để các bạn thấy là Chủ đầu tư cũng có nhiều loại Chủ đầu tư, không phải ông nào cũng cần thuê Tư vấn để "thực hiện các thủ tục cho hợp pháp thôi". Ở dự án mà tôi đang quản lý, cái mà Chủ đầu tư mong muốn là Tư vấn phải quản lý được chất lượng, tiến độ, giá thành cho Chủ Đầu tư, chứ không phải là ngồi lập một đống giấy tờ thủ tục theo các biểu mẫu của NĐ209, rồi sau đó đem đưa cho các bên ký tên đóng dấu "ầm ầm" mà không cần biết là vấn đề thực chất mà Chủ Đầu tư quan tâm là gì?.
          Nói tóm lại Tư vấn là làm việc bằng cái đầu, bằng kiến thức của mình. Tư vấn là bán chất xám nên Tư vấn phải là có trình độ chuyên môn thực sự, có nhiều kinh nghiệm. Có như vậy Tư vấn mới nhận được sự tôn trọng của Chủ Đầu tư và Nhà thầu và có lẽ có như vậy thì người ta mới gọi là Tư Vấn.
          To anh XuanThuy:
          Khi hành nghề TVGS thì phải có chứng chỉ, kinh nghiệm kèm theo > 5 năm. Mới ra trường thì chỉ phụ việc cho TVGS có chứng chỉ, nên so sánh với anh XuanThuy ( có lẻ > 15 năm) thì phải gọi là thầy. Do đó anh bực mình là dể hiểu. Tuy nhiên , vì như vậy mà anh đổi người thì tội cho em nó quá. Ngay từ đầu , trong hợp đồng nếu anh làm cụ thể hơn về năng lực của nhà thầu TVGS thì sẽ không xảy ra tình huống này. Không có măng thì làm sao có tre hả anh?
          Hiện nay đơn vị tôi đã áp dụng TCXDVN 371:2007 để thực thi các biểu mẫu nghiệm thu , trong đó một biểu mẫu quan trọng là nghiệm thu vật liệu, cấu kiện thành phẩm trước khi thi công. Anh có thể giải thích vì sao dự án anh đang triển khai không áp dụng TC này không?
          Ngoài ra hầu hết các ý kiến đều tập trung vào nguồn vốn ngân sách, ở đây thật sự là mê hồn trân, trong đó TVGS là cái đinh gỉ? Cái đinh gỉ này có vợ và con và phải tồn tại. Do đó theo tôi nghĩ vị trí này làm thế nào để hài hòa các bên thật là khó. Nếu anh ở miền Trung thì anh sẽ hiểu vấn đề này rõ hơn. Việc ít , người nhìêu , cơ hội chẳng có bao nhiêu. Mong anh hiểu và thông cảm cho một số anh em .
          Về chức năng Tư vấn + Giám sát : hầu hết đều là giám sát, tư vấn không đầy đủ vì thật sự nhiều trường hợp nếu tư vấn thì sẽ làm chậm tiến độ dự án và cũng không được khuyến khích (vì Công trình do thiết kế và thẩm tra chịu trách nhiệm ).
          Các ơn mọi người đã quan tâm.

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

            Nguyên văn bởi betameo
            To xinduocbinhan
            Bác viết bài thật hay, các nội dung mềm mại nhẹ nhàng. Ngoài luồng một chút : bác có phải là TVGS cho các CT vốn ngân sách không? Bỏi vì điều đáng nói thường tập trung ở dạng CT này do CDT điều hành vốn không phải tiền túi của mình, nhà thầu thì kém năng lực và gần gủi CDT hơn TVGS và...

            To anh XuanThuy:
            Khi hành nghề TVGS thì phải có chứng chỉ, kinh nghiệm kèm theo > 5 năm. Mới ra trường thì chỉ phụ việc cho TVGS có chứng chỉ, nên so sánh với anh XuanThuy ( có lẻ > 15 năm) thì phải gọi là thầy. Do đó anh bực mình là dể hiểu. Tuy nhiên , vì như vậy mà anh đổi người thì tội cho em nó quá. Ngay từ đầu , trong hợp đồng nếu anh làm cụ thể hơn về năng lực của nhà thầu TVGS thì sẽ không xảy ra tình huống này. Không có măng thì làm sao có tre hả anh?
            Hiện nay đơn vị tôi đã áp dụng TCXDVN 371:2007 để thực thi các biểu mẫu nghiệm thu , trong đó một biểu mẫu quan trọng là nghiệm thu vật liệu, cấu kiện thành phẩm trước khi thi công. Anh có thể giải thích vì sao dự án anh đang triển khai không áp dụng TC này không?
            Ngoài ra hầu hết các ý kiến đều tập trung vào nguồn vốn ngân sách, ở đây thật sự là mê hồn trân, trong đó TVGS là cái đinh gỉ? Cái đinh gỉ này có vợ và con và phải tồn tại. Do đó theo tôi nghĩ vị trí này làm thế nào để hài hòa các bên thật là khó. Nếu anh ở miền Trung thì anh sẽ hiểu vấn đề này rõ hơn. Việc ít , người nhìêu , cơ hội chẳng có bao nhiêu. Mong anh hiểu và thông cảm cho một số anh em .
            Về chức năng Tư vấn + Giám sát : hầu hết đều là giám sát, tư vấn không đầy đủ vì thật sự nhiều trường hợp nếu tư vấn thì sẽ làm chậm tiến độ dự án và cũng không được khuyến khích (vì Công trình do thiết kế và thẩm tra chịu trách nhiệm ).
            Các ơn mọi người đã quan tâm.
            Mấy anh em muốn làm tư vấn giám sát thì theo tôi nên đi học lớp Tư Vấn Giám Sát để lấy chứng chỉ tư vấn giám sát do Sở Xây Dựng địa phương nơi các bạn hành nghề. Quan trọng hơn là qua lớp TVGS các bạn được cung cấp 1 số kiến thức cơ bản về nghề TVGS (vì qua đây các bác sẽ được training về pháp lý và kỹ thuật thi công), để từ đó các bác có được khái niệm là mình sẽ giám sát cái gì, trách nhiệm và quyền hạn của mình như thế nào ==> từ đó sẽ biết mình nên làm gì và ko nên. Nói thật, nhiều khi các bác mới ra trường (chưa bao giờ đi làm) thì làm gì mà biết giám sát cái chi, làm vậy đã hết trách nhiệm chưa...? 100% sự cố công trình xảy ra đều có liên đới đến TVGS cả. Vì vậy khi công trình ko có gì xảy ra thì chẳng sao cả, nhưng khi gặp sự cố tham tra vào cuộc thì mới thấy rõ được...."trách nhiệm".

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

              Giêng cho mảng các dự án sử dụng vốn nước ngoài (ODA, FDI...):

              Theo kinh nghiệm của tôi, tư vấn giám sát của mình vẫn còn nặng về phần giám sát mà quên đi phần tư vấn.

              Phần tư vấn chính là phần tư vấn quản lý dự án: quản lý tiến độ, chi phí, quản lý hợp đồng....

              Sẽ rất bất tiện cho Chủ đầu tư nếu phải có hai tư vấn một về giám sát chất lượng một chuyên về phần quản lý dự án...

              Song một thực tế là các công ty tư vấn trong nước lại tập chung vào mảng giám sát mà rất yếu ở mảng quản lý dự án đồng thời trình độ tiến Anh còn kém..

              Còn các công ty tư vấn nước ngoài thì khá mạnh về cả hai mảng này, nhưng thường thì phần giám sát họ lại giao phụ lại cho tư vấn Việt nam. Mặc dù giá thành khá cao, Các dự án sử dụng vốn nước ngoài đều phải sử dụng tư vấn chính nước ngoài là như vậy...

              Như kinh nghiệm của dự án bên tôi, tìm mỏi mắt mà không thể có được công ty tư vấn của Việt nam có thể mạnh cả hai mảng trên để có thể tin tưởng giao làm Tư vấn chính của dự án...

              Hiện nay đã có một số đơn vị tư vấn nhỏ tập chung phát triển mảng tư vần về quản lý như tiến độ, chi phí, hợp đồng. Sự hợp tác của các công ty tư vấn giám sát mạnh với các công ty tư vấn này để tham gia làm tư vấn chính của các dự án sử dụng vốn nước ngoài là rất có lợi.

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

                Có một vấn đề đã xảy ra..:

                1.Gói thầu đường đã đấu thầu rộng 4m...
                2.Nhà thầu đang thi công dở, địa phương đề nghị mở rộng 8 m., dày gấp đôi (đường BT)....
                3.Chủ đầu tư đồng ý, cho thiết kế lai...
                4.Do mở rộng, tăng vốn vượt quá tổng mức..
                5.Thời gian thiết kế, duyệt lại tổng mức, duyệt lại TKKT+TDT mất mịa nó gần hai năm...Trong khi đó hiện trường ngổn ngang, dân chưi...
                6.Bên thi công khi có HSTK mới, cứ thế làm, tự bỏ tiền ra làm, đến lúc duyệt xong thiết kế thì gói thầu đã xong mịa nó từ đời nao.
                7.Lúc ý mới điều chỉnh gói thầu, ký hợp đông..xong nghiệm thu luôn.

                Như vậy: về thời gian là vô ly..gian dôi...

                Vậy, theo các bác thì nên xử thế nao..?

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

                  #7.Lúc ý mới điều chỉnh gói thầu, ký hợp đông..xong nghiệm thu luôn.

                  Như vậy: về thời gian là vô ly..gian dôi...#
                  - Không phải là ký lại HĐ, mà là làm thêm một tờ phụ lục HĐ kèm vào Lệnh thay đổi đó.
                  - THời gian vô lý hay ko xem trong lệnh gia hạn hợp đồng trong Phụ lục là bao nhiêu? với lại CĐT cho làm là ok cần gì.Quan trọng là chất lượng công trình còn time ...không vấn đề

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

                    Nguyên văn bởi Mr__Trung
                    -->Dễ hiểu ko nên làm là TVGS ko được can thiệp vào biện pháp thi công của nhà thầu ! Theo tui, cái này rất quan trọng cho các bên trong nhiều tình huống.


                    Bạn nên xem kỹ lại quyền hạn và chức năng của TVGS. Chứ TVGS không duyệt Biện pháp thi công thì họ làm gì.
                    Ô hay, nhà bác này đã làm TVGS chưa vậy mà phát biểu như vậy.
                    Thế Ông chủ đầu tư thuê bác về để làm chi.
                    Thế Chủ đầu tư không phải phê duyệt biện pháp kỹ thuật thi công của nhà thầu à?
                    Các bác tư vấn phải ký trước thì chủ đầu tư mới ký chứ (trong một số trường hợp còn có cả tư vấn thiết kế đó).
                    (Đời TVGS trên đe dưới búa, đường sữa từ trên xuống: Chán lắm rồi!!!)

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: ­T­ư vấn giám sát chỉ làm cái gì và không nên làm cái gì?

                      Nói chung các bác cứ đi thi công tầm 4,5 năm rồi hãy làm TVGS vì đến lúc đấy mình sẽ biết hết các bài của bên thầu thi công rồi,muốn bắt lỗi chúng nó cũng dễ mà muốn bỏ qua cũng hiểu cái nào có thể bỏ qua đc,cái nào ko thể.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X