Phụ gia hoá học ngày càng phổ biến trong xây dựng hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, các nhà khoa học thuộc Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam đã phát triển thành công công nghệ sản xuất phụ gia siêu dẻo để chế tạo bê tông có độ sụt cao.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu do kỹ sư Lê Doãn Khôi đứng đầu sử dụng acid sulfurnic để sulfonic hoá naphtalen rắn. Sau đó, họ ngưng tụ sản phẩm đã được sulfonic hoá với formalin để tạo thành polymer. Hai khâu đầu tiên được tiến hành trong lò phản ứng tráng men thuỷ tinh gia nhiệt bằng điện. Tiếp đến, họ dùng xút công nghiệp trung hoà polymer trong thiết bị bằng thép inox có tráng composite. Cuối cùng, bán thành phẩm đi qua các thùng lắng lọc bằng inox để tách bỏ sunfat natri rắn, phần còn lại là thành phẩm dưới dạng dung dịch.
Ngoài những thiết bị trên, dây chuyền còn có một bộ điều khiển nhằm khống chế nhiệt độ phản ứng trong quá trình sản xuất, thiết bị trao đổi nhiệt nhằm hồi lưu các hoá chất bay hơi chẳng hạn như naphtalen, formalin, không để chúng bay ra khỏi thiết bị. Tất cả dây chuyền do Viện tự chế tạo ngoại trừ lò phản ứng tráng men phải nhập của Trung Quốc. Phụ gia siêu dẻo đã được thử nghiệm để xây dựng trụ sở của Nhà xuất bản bản đồ.
Kết quả cho thấy, phụ gia làm tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông 3-5 lần, không làm giảm cường độ bê tông. Nếu không cần tăng độ sụt thì có thể giảm 15-20% lượng nước trộn, bảo đảm độ dẻo yêu cầu, làm tăng cường độ bê tông 25-35% ở tuổi 28 ngày cũng như làm tăng cường độ tuổi sớm (sau 3-5 ngày đạt 80-90% mác thiết kế). Nhờ phụ gia, bê tông đạt độ chắc đặc cao, ít lỗ xốp rỗng nên có khả năng chống thấm, chống ăn mòn, nâng cao chất lượng công trình bê tông cốt thép.
Viện Vật liệu xây dựng đã chuyển giao công nghệ mà họ nghiên cứu trong hơn 20 năm cho Công ty tư vấn thí nghiệm công trình giao thông 1 để sản xuất trên quy mô công nghiệp với công xuất 150.000l/năm. Đây là dây chuyền sản xuất phụ gia bê tông quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là những thông tin về phụ gia siêu dẻo, chúng ta hãy bàn thật kỹ về vấn đề này để hiểu rỏ hơn. Nào các chiến hữu bắt tay vào nào!
Ban đầu, nhóm nghiên cứu do kỹ sư Lê Doãn Khôi đứng đầu sử dụng acid sulfurnic để sulfonic hoá naphtalen rắn. Sau đó, họ ngưng tụ sản phẩm đã được sulfonic hoá với formalin để tạo thành polymer. Hai khâu đầu tiên được tiến hành trong lò phản ứng tráng men thuỷ tinh gia nhiệt bằng điện. Tiếp đến, họ dùng xút công nghiệp trung hoà polymer trong thiết bị bằng thép inox có tráng composite. Cuối cùng, bán thành phẩm đi qua các thùng lắng lọc bằng inox để tách bỏ sunfat natri rắn, phần còn lại là thành phẩm dưới dạng dung dịch.
Ngoài những thiết bị trên, dây chuyền còn có một bộ điều khiển nhằm khống chế nhiệt độ phản ứng trong quá trình sản xuất, thiết bị trao đổi nhiệt nhằm hồi lưu các hoá chất bay hơi chẳng hạn như naphtalen, formalin, không để chúng bay ra khỏi thiết bị. Tất cả dây chuyền do Viện tự chế tạo ngoại trừ lò phản ứng tráng men phải nhập của Trung Quốc. Phụ gia siêu dẻo đã được thử nghiệm để xây dựng trụ sở của Nhà xuất bản bản đồ.
Kết quả cho thấy, phụ gia làm tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông 3-5 lần, không làm giảm cường độ bê tông. Nếu không cần tăng độ sụt thì có thể giảm 15-20% lượng nước trộn, bảo đảm độ dẻo yêu cầu, làm tăng cường độ bê tông 25-35% ở tuổi 28 ngày cũng như làm tăng cường độ tuổi sớm (sau 3-5 ngày đạt 80-90% mác thiết kế). Nhờ phụ gia, bê tông đạt độ chắc đặc cao, ít lỗ xốp rỗng nên có khả năng chống thấm, chống ăn mòn, nâng cao chất lượng công trình bê tông cốt thép.
Viện Vật liệu xây dựng đã chuyển giao công nghệ mà họ nghiên cứu trong hơn 20 năm cho Công ty tư vấn thí nghiệm công trình giao thông 1 để sản xuất trên quy mô công nghiệp với công xuất 150.000l/năm. Đây là dây chuyền sản xuất phụ gia bê tông quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là những thông tin về phụ gia siêu dẻo, chúng ta hãy bàn thật kỹ về vấn đề này để hiểu rỏ hơn. Nào các chiến hữu bắt tay vào nào!
Ghi chú