QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !

    Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !
    Khi thiết kế nhà dân cao tầng có mặt tiền bé hoặc xử lý chống nứt, lún cho công trình, người kỹ sư rất hay lựa chọn giải pháp này . Giải pháp này có những ưu điểm sau:
    + Sử dụng đối trọng chính là tải trọng công trình mình xây.
    + Thời gian thi công nhanh .
    + Không cần sử dụng thiết bị cồng kềnh
    Nhưng cũng có nhiệc điểm:
    + Đối trọng là giới hạn phải tính toán kỹ nếu không nhà mình đang xây có thể bị bềnh lên .
    + Các đoạn cọc phải ngắn vì phụ thuộc vào chiều cao của tầng trệt và kích thước của kích.
    + Sức chịu tải bị hạn chế thường với cọc 200x200 chỉ lấy được 10t-15t
    + TCXDVN thì chưa đề cập rõ lắm về việc sử dụng cọc này cả về tính toán và cấu tạo.
    Mình UP lên một ví dụ mà mình đã làm cho một nhà dân 6 tầng sử dụng cọc ép sau để các bạn tham khảo!
    Attached Files

  • #2
    Cọc ép sau thực ra cũng không có gì đặc biệt lắm, có 2 vấn đề chính đó là cái lỗ côn; bê tông chèn vào cái lỗ ấy kèm theo tính toán gia cố thêm lưới thép phía trên đầu cọc khi tải trọng lớn. Đa số phụ gia sử dụng là loại chống co ngót chứ trương nở được thì...hơi quá! Bản thân cũng đã được tiếp xúc với thực tế 1, 2 công trình sử dụng biện pháp này dô mb chật hẹp quá mà sử dụng thôi chứ không có gì. Hiện nay ở tp HCM người ta chật đến nỗi ép sau cũng bó tay ( có khi chưa nghĩ tới ép sau! ) thì xoay sang làm cọc khoan nhồi loại nhỏ đk 30-50cm. Các bác bình luận về phương án này 1 tí chút xem sao, nghe cũng đáng để quan tâm nhỉ?
    KSKC->hung huc...hung huc...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !

      Xin có chút nhận xét như sau:
      - Với lỗ côn cấu tạo thế này liệu có phá đầu cọc được không: cao 900 rộng 220, thực tế nhìn vào tối om, như vậy thì đục bê tông, ai kiểm tra được. Thậm chí khi đục bê tông rơi vào trong không lấy được ra đâu! Khe nhỏ quá mà.
      - Cốp pha tạo lỗ côn này làm thế nào mà tháo được, liệu có còn tấm cốp pha ngay trong lỗ côn mà vẫn đổ bt không.
      (Đài cọc liệu có cao quá không: 900)
      - Bố trí thép neo thừa, hơi lãng phí.
      Từ đó ---> thi công bảo đảm không đạt chất lượng tốt được.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !

        Theo em thi dai cao 900 cung khong phai la nhieu Vi:
        - Dai coc co nhieu lo con ->> tiet dien ngang dai da bi giam yeu nhieu do khong the bo tri duoc cot thep qua lo con
        - Can tinh toan thep trong dai can than nhat la khi dai lon, co nhieu co nhieu cot
        Em thay phuong an ep sau cung khong kha thi cho lam do cau tao dai rat phuc tap, kho thi cong
        Cứng thẳng dễ gãy
        Sạch quá dễ bẩn.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !

          Nguyên văn bởi tuananhcdc View Post
          Bàn về cọc ép sau cho nhà dân !
          Khi thiết kế nhà dân cao tầng có mặt tiền bé hoặc xử lý chống nứt, lún cho công trình, người kỹ sư rất hay lựa chọn giải pháp này . Giải pháp này có những ưu điểm sau:
          + Sử dụng đối trọng chính là tải trọng công trình mình xây.
          + Thời gian thi công nhanh .
          + Không cần sử dụng thiết bị cồng kềnh
          Nhưng cũng có nhiệc điểm:
          + Đối trọng là giới hạn phải tính toán kỹ nếu không nhà mình đang xây có thể bị bềnh lên .
          + Các đoạn cọc phải ngắn vì phụ thuộc vào chiều cao của tầng trệt và kích thước của kích.
          + Sức chịu tải bị hạn chế thường với cọc 200x200 chỉ lấy được 10t-15t
          + TCXDVN thì chưa đề cập rõ lắm về việc sử dụng cọc này cả về tính toán và cấu tạo.
          Mình UP lên một ví dụ mà mình đã làm cho một nhà dân 6 tầng sử dụng cọc ép sau để các bạn tham khảo!
          Thực sự mình chưa hiểu về phương pháp này, bạn có tài liệu hướng dẫn cho mình tham khảo được không. Bây giờ mới biết có pp này. Xin cảm ơn nhiều!!

          Ghi chú

          Working...
          X