QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Áp dụng "giải bê tông đổ chèn sau"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Áp dụng "giải bê tông đổ chèn sau"

    Hiện nay hầu hết các công trình có quy mô lớn (nhà cao tầng) là có tầng hâm. Xung quanh khối cao tầng (theo chu vi) là khối nhà thấp tầng (khoảng 1 đến 4 tầng) hay còn gọi là nhà vây. Vấn đề nhiều chủ đầu tư đặt ra là sử dụng tầng hầm lưu thông giữa khối cao và khối thấp tầng khiến cho không thể sử dụng khe lún giứa 2 khối này. Theo tôi được biết hiện nay ở Trung Quốc họ thường hay áp dụng "giải BT đổ chèn sau", có thể hiểu là dải này được đổ sau khi kiểm soát được chênh lệch độ lún của 2 khối này còn rất nhỏ (theo kinh nghiệm là sau khi thi công xong phần thô công trình). Hiện nay tôi mới biết được chút ít vậy thôi, nếu các bạn đồng nghiệp nào biết được những công trình ở VN đã áp dụng biện pháp này, chi tiết cấu tạo của "giải BT đổ chèn sau", quy trình thi công cụ thể thì xin được chỉ dẫn thêm. Xin cảm ơn.

  • #2
    Dải BT đổ chèn sau

    Bạn muốn xem ghé qua R13,khu phố hưng vượng. Tụi KS TQ thiết kế zụ dó khá nhiều.Cofico thi công đấy.

    Ghi chú


    • #3
      Tôi được nghe giới thiệu còn có cả dải bê tông đổ sau trên mặt bằng của từng sàn tầng để thay thế cho khe nhiệt độ, khe co giãn. Trường hợp nếu mặt bằng nhà lớn hơn mức cho phép thì họ dùng dải đổ sau cỡ bề rộng 1m. Anh em nào biết thêm vụ này giới thiệu cho mọi người biết với.
      96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
      TEL: 9763564-FAX: 9745233
      @: ACE@FPT.VN

      Ghi chú


      • #4
        Dải bê tông chèn sau

        Dải bê tông chèn sau trên mặt bằng mà bạn n2binh ace cdcc nói tụi TQ làm ở Phú mỹ hưng như zầy:
        Qui phạm là khi CT dài trên 60 m phải co khe nhiệt độ(tôi nhớ như vậy không biết có đúng không).Nhưng nó rối ở chỗ là những CT có thiết kế chống động đất ,thì khi xảy ra động đất các khối nhà va đập nhau xảy ra hư hỏng.Để trách vụ này tụi KS TQ của Sino Pacific thiết kế cho PMH ,thiết kế 120m mà không cần khe nhiệt đô.Đó là thiết kế dải bê tông chèn sau.Vị trí dải chèn sau ở 1/3 nhip.Tại dảichèn sau mác BT tăng 1 cấp,hàm lương cột thép tăng 30%.Cốt thép tăng thêm kéo dài 1/2 nhịp chia đều 2 bên.Bê tông dải chèn sau được thực hiện sau 60 ngày.mối nối BT cũ-mới được xử lý bằng phụ gia liên kết Sikadur 732(hay 731 gì đó mình hay lộn hay loại đó).Bề rộng dải là 0.8m(trong tài liêu của tụi TQ là 0.8-1.0m).Các chung cư khu phố hưng vương áp dụng loại này rất nhiêu. Tôi thấy dải BT chèn sau VN mình nên áp dụng cho những CT hiện đại,trách những rắc rối do khe nhiệt độ ,khe co giãn gây rạ
        Last edited by phan hong kong; 30-11-2004, 01:40 PM.

        Ghi chú


        • #5
          Do đây là phần viết cho móng nên em đã hỏi thì em xin hỏi thêm 1 câu nữa. Dải bê tông đổ sau mà anh nói nó làm việc có giống kết cấu công sôn kiểu này không. Nếu mà được như thế này thì tốt quá không biết tới đây TCVN mình có cho làm không, lúc đấy thì thì các bác kiến trúc kết cấu nhà ta thì sướng quá đi.
          Attached Files
          96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
          TEL: 9763564-FAX: 9745233
          @: ACE@FPT.VN

          Ghi chú


          • #6
            dải bê tông chèn sau

            Rất tiếc là tôi không biết diễn giải thế nào cho mọi người hiểu hết ý mình.Cốt thép được thi công liên tục như bình thường,sơ đồ kết cấu làm việc vẫn liên tục, toằn khối.Chỉ có điều là hàm lượng thép tại vị trí "dải BT chèn sau" được gia cường thêm 30%.Chờ sau 60 ngảy(có lẽ chờ cho BT co ngót đục xem là kết thúc,thời gian co ngót bê tông là bao lâu hiện tại chưa có số liệu,tôi có hỏi phòng kỹ thuật XM Holcim họ cũng chưa trả lời được) sau khi đổ BT,làm vệ sinh cốt thép chờ, tiến hành đổ BT ở dải chèn.Coppha đủ cường độ cứ tháo.Như vậy,theo tôi nghĩ khi thiết kế cần bố trí(kiểm tra) thép chịu M âm của 2 đoặn đà (1/ 3 và 2/3)khi chưa chèn sẽ làm việc như 1 conson vậy(giống như cầu thi công đúc hẫng khi thiết kế thì bố trí thép chịu M âm khi chưa hợp long vậy).Mối nối tại vị trí chèn chừa thẳng đứng chứ không cần giật cấp(điều nàu khó làm vì cốt thép dày đặt và Sikadur 732 đủ làm cho BT cũ-mới tòan khối được)
            Dải BT chèn sau cho sàn ,đà cao tầng-thấp tầng, tôi nghĩ cần xử lý cũng như vậy thôi(phần móng thì không có vấn đề gì rồi nếu làm móng cọc,dài cọc không liên kết khối cao và thấp tầng).có điều thời gian chèn phải chờ khi độ lún theo thời gian được xem là kết thúc(điều này tính được)chứ không phải là thi công xong phần thô .Nếu không chênh lệch lún giữa cao và thấp tầng sẽ làm nứt tường ,đà sẽ vô cùng phiền tóai cho thi công và thiết kế.Tôi thấy trong quyển"Hỏi dáp thiết kế và thi công nhà cao tầng-Tập 1" có nói về dải bê tông chèn sau.
            Tôi nghĩ bác nào biết cứ làm chứ chờ TCVN hơi bị lâu đấy, có khi già rồi mà TC vẫn chưa có.
            Hôm nào rảnh tôi nhờ họa viên vẽ MC mối nối dải BT chèn sau mà tôi biết được gởi lên sẽ dễ hiểu hơn.
            Ai có ý gì hay ta thảo luận tiếp nha.
            Last edited by phan hong kong; 30-11-2004, 09:44 PM.

            Ghi chú

            Working...
            X