Em xin mạn phép bàn vấn đề hơi không liên quan đến xây dưng.
- Chúng ta thường nghe nói là khả năng làm việc nhóm của người Việt Nam kém, rồi nào là hay có thói quen giấu nghề...Em luôn đặt câu hỏi là tại sao? Tình cờ bữa trước có đọc một bài báo trên báo tuổi trẻ về nền giáo dục chia sẽ thông tin thấy cực hay. Có lẽ nguyên nhân sâu xa ở đây chính là do một nền giáo dục cổ hữu đã tạo ra. Từ học phổ thông cho đến đại học chúng ta không hề biết tới khái niệm làm việc nhóm, tự học ,tự tìm tòi , chia sẽ thông tin cho nhau , tinh thần đồng đôi... Chính vì vậy nó bóp chết tính sáng tạo của học sinh , sinh viên. Và kết quả tất yếu là khả năng làm việc nhóm của ta , ý nghĩ về chia sẽ thông tin cho nhau là không có ví dụ đại đa số các bạn khi có cuốn sách hay hay một cái gì hay đều muốn giấu riêng cho mình không hề muốn chia sẽ cho ai.
Và khi là sinh viên ta đã nghĩ như vậy thử hỏi ra đi làm ý nghĩ đó làm sao khác đi được. Các bạn thử tưởng tưởng nếu thông tin , kiến thức được chia sẽ lưu thông thì nó sẽ lợi ích cho đất nước biết bao nhiêu.
Cụ thể là ngay trong ngành xây dựng của chúng ta nếu làm được điều đó thì ngành xây dựng sẽ rất mạnh đó là điều tất yếu thôi.
Và em biết để làm được điều đó , để nghĩ được như vậy chắc cũng không hề dễ dàng gì đâu. Vậy mọi người hãy thể hiện nó ngay trên trang web này đi.
Vì Ngành Xây Dựng Việt Nam
Dưới đây là bài báo hy vọng các bác đọc và cho ý kiến
TTCN - Nói cho ngay, nền giáo dục dựa trên vấn đề, nền giáo dục chia sẻ thông tin không phải là duy nhất của Singapore. Nhiều nước khác cũng đã giáo dục công dân họ theo hướng đó, thậm chí có nước còn hơn.
B. Một nền giáo dục dựa trên vấn đề
“Sáng nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn năm kế sách đã giúp tôi thành công” - Wee bắt đầu thuyết các đàn em của mình.
1. Hãy độc lập trong học tập
Sinh viên Việt Nam ở Temasek
- Các bạn có còn nhớ tuần lễ đầu tiên nhập học ở đây hay không? Các bạn cảm thấy, và tôi cũng thế, bị “bơi” trong việc học và “không biết xoay trở làm sao” phải không? Đó là do những thách thức mới của phương pháp học tập dựa trên vấn đề (problem-based learning).
Các giáo sư không cho chúng ta mọi giải đáp, trái lại buộc chúng ta phải tự mình suy nghĩ, tính toán, tìm hiểu! Các giáo sư không muốn chúng ta chỉ tìm ra đáp án mà muốn chúng ta tìm ra những kỹ năng giải đáp. Khi bị lạc đường mà có ai chỉ lối cho đi thì đỡ quá, song nếu biết tự mình đọc bản đồ và di chuyển thì các bạn sẽ luôn luôn biết điểm đến của mình và làm sao đi đến đó.
2. Luôn đặt câu hỏi
- Nhà tư tưởng Voltaire đã từng nói: “Đánh giá một con người trên những câu hỏi mà người ấy đặt ra hơn là trên những câu trả lời”. Các nhà bác học vĩ đại nhất không bao giờ ngừng đặt câu hỏi; mỗi câu trả lời mới lại dẫn đến một câu hỏi kế tiếp; giải quyết xong bài toán kế tiếp lại nảy sinh vấn đề mới. Đặt câu hỏi chính là một môn thể dục cho trí tuệ và tâm hồn chúng ta.
3. Chia sẻ hiểu biết
- Hãy biết phát triển các kỹ năng truyền thông của mình, hãy tập kiên nhẫn để có thể cùng chia sẻ kiến thức với nhau. Nói thì dễ, làm thì khó. Do lẽ mỗi người đều bảo vệ ý tưởng của mình. Thế nhưng, một khi rèn được tính kiên nhẫn trong lắng nghe và trình bày, luyện được kỹ năng truyền thông sẽ tiến đến văn hóa đối thoại, tranh luận mà không mạ lỵ nhau. Kỹ năng truyền thông lớn nhất chính là: hãy biết cách giúp đỡ người khác.
4. Học và hành
- Học là một lẽ, mà sử dụng được cái học lại là một lẽ khác. Học sẽ là vô ích nếu không áp dụng được. Hãy tận dụng mọi cơ hội để nâng cao kỹ năng của mình trong mỗi đề tài, với mọi công cụ, máy móc, phần mềm mà các bạn sử dụng. Và đừng quên truyền thông với nhau. Thông minh chẳng là gì cả nếu như không truyền đạt được các ý tưởng của mình. Bởi thế hãy nâng cao hệ số EQ hay kỹ năng chế ngự cảm xúc của mình.
5. Kết bạn
- Hãy nhìn quanh ta. Nhất định ta sẽ tìm ra những người bạn lắng nghe các ý tưởng của ta, cho dù là điên rồ nhất. Họ sẽ nâng các bạn lên khi các bạn ngã. Tình bạn sẽ làm cho chúng ta trở nên tốt hơn khi buộc chúng ta phải khoan dung, quan tâm và thành thật với bạn hữu.
Có gì mới trong những phát biểu của Wee? Tùy mỗi “thính giác”. Wee đã nói thật hay chỉ khoác lác?
C. Thực tế ở số nhà 857, đường 83, thị trấn Tampines
Từ căn phòng của mấy sinh viên VN trong căn hộ ở tầng hai số nhà trên vang lên những huyên náo. Ở đầu này hai sinh viên năm 1 đang cùng nhau vô net: “Tao tìm ra được cái này nè”.
Ở đầu kia hai sinh viên năm 2 ngành viễn thông đang xoay trở trước màn hình với những tấm slide minh họa nội dung bài thuyết trình của mình. Từ cả tuần qua, họ bận rộn với đề tài thuyết trình của nhóm: cách đo lường tần số phát sóng và các lý thuyết liên quan.
“50% số buổi lý thuyết là thuyết trình - Tùng, một sinh viên 20 tuổi, cho biết - Mỗi nhóm ba người tự phân công nhau mỗi người nhận một phần, song phải trao đổi với nhau những thông tin đã tìm ra và tham khảo lẫn nhau những phần của người khác. Giáo sư sẽ kiểm tra xem sự chia sẻ thông tin đó nơi từng người và đánh giá, điểm số tối đa là 10/40 điểm. Giáo sư cũng sẽ đánh giá chất lượng thông tin của cả nhóm, điểm số tối đa là 20/40 điểm. Kỹ năng thuyết trình cũng được đánh giá: cả nhóm thực hiện minh họa, trình bày như thế nào (5 điểm)? Mỗi người trình bày đạt đến đâu (5 điểm)? Mỗi nhóm ba người trình bày trong 15 phút, mỗi người đều phải trình bày”.
Đọc trên đề bài của giáo sư, thấy có ghi chú một số yêu cầu: “Phải sử dụng PowerPoint (tức phần mềm diễn họa). Sử dụng hình ảnh minh họa sẽ được nhiều điểm hơn là nhét đầy chữ trên các trang”. Không mới mẻ gì kỹ thuật sử dụng PowerPoint để minh họa trong các buổi báo cáo của các công ty lớn, có lạ chăng chính là mới ở năm 2, thậm chí từ học kỳ 2 năm 1, sinh viên đã bắt buộc phải tự mình ứng dụng PowerPoint để thuyết trình.
Khi các kỹ năng sử dụng máy tính để truyền thông (cho bài thuyết trình thêm thuyết phục), khi người sinh viên được liên tục rèn luyện thuyết trình cho tới ngày ra trường, thì đó chính là để thỏa mãn yêu cầu: chia sẻ hiểu biết.
Ông Kon Yin Tong, VIP của buổi lễ, trao đổi: “Chia sẻ thông tin, hiểu biết là tối quan trọng. Một xã hội mà thông tin không chia sẻ hay không chia sẻ được chính là một xã hội lãng phí tài nguyên. Để chia sẻ thông tin cần phải hội đủ các yêu cầu cơ bản. Người cung cấp thông tin phải biết cách cung cấp thông tin cho thông suốt và sẵn sàng nhận lại các phản hồi. Nơi đến của thông tin phải sẵn lòng tiếp nhận thông tin, cho dù có nghịch ý, sẵn sàng thuyết phục trở lại hay chấp nhận được thuyết phục nếu cần”.
.
- Chúng ta thường nghe nói là khả năng làm việc nhóm của người Việt Nam kém, rồi nào là hay có thói quen giấu nghề...Em luôn đặt câu hỏi là tại sao? Tình cờ bữa trước có đọc một bài báo trên báo tuổi trẻ về nền giáo dục chia sẽ thông tin thấy cực hay. Có lẽ nguyên nhân sâu xa ở đây chính là do một nền giáo dục cổ hữu đã tạo ra. Từ học phổ thông cho đến đại học chúng ta không hề biết tới khái niệm làm việc nhóm, tự học ,tự tìm tòi , chia sẽ thông tin cho nhau , tinh thần đồng đôi... Chính vì vậy nó bóp chết tính sáng tạo của học sinh , sinh viên. Và kết quả tất yếu là khả năng làm việc nhóm của ta , ý nghĩ về chia sẽ thông tin cho nhau là không có ví dụ đại đa số các bạn khi có cuốn sách hay hay một cái gì hay đều muốn giấu riêng cho mình không hề muốn chia sẽ cho ai.
Và khi là sinh viên ta đã nghĩ như vậy thử hỏi ra đi làm ý nghĩ đó làm sao khác đi được. Các bạn thử tưởng tưởng nếu thông tin , kiến thức được chia sẽ lưu thông thì nó sẽ lợi ích cho đất nước biết bao nhiêu.
Cụ thể là ngay trong ngành xây dựng của chúng ta nếu làm được điều đó thì ngành xây dựng sẽ rất mạnh đó là điều tất yếu thôi.
Và em biết để làm được điều đó , để nghĩ được như vậy chắc cũng không hề dễ dàng gì đâu. Vậy mọi người hãy thể hiện nó ngay trên trang web này đi.
Vì Ngành Xây Dựng Việt Nam
Dưới đây là bài báo hy vọng các bác đọc và cho ý kiến
TTCN - Nói cho ngay, nền giáo dục dựa trên vấn đề, nền giáo dục chia sẻ thông tin không phải là duy nhất của Singapore. Nhiều nước khác cũng đã giáo dục công dân họ theo hướng đó, thậm chí có nước còn hơn.
B. Một nền giáo dục dựa trên vấn đề
“Sáng nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn năm kế sách đã giúp tôi thành công” - Wee bắt đầu thuyết các đàn em của mình.
1. Hãy độc lập trong học tập
Sinh viên Việt Nam ở Temasek
- Các bạn có còn nhớ tuần lễ đầu tiên nhập học ở đây hay không? Các bạn cảm thấy, và tôi cũng thế, bị “bơi” trong việc học và “không biết xoay trở làm sao” phải không? Đó là do những thách thức mới của phương pháp học tập dựa trên vấn đề (problem-based learning).
Các giáo sư không cho chúng ta mọi giải đáp, trái lại buộc chúng ta phải tự mình suy nghĩ, tính toán, tìm hiểu! Các giáo sư không muốn chúng ta chỉ tìm ra đáp án mà muốn chúng ta tìm ra những kỹ năng giải đáp. Khi bị lạc đường mà có ai chỉ lối cho đi thì đỡ quá, song nếu biết tự mình đọc bản đồ và di chuyển thì các bạn sẽ luôn luôn biết điểm đến của mình và làm sao đi đến đó.
2. Luôn đặt câu hỏi
- Nhà tư tưởng Voltaire đã từng nói: “Đánh giá một con người trên những câu hỏi mà người ấy đặt ra hơn là trên những câu trả lời”. Các nhà bác học vĩ đại nhất không bao giờ ngừng đặt câu hỏi; mỗi câu trả lời mới lại dẫn đến một câu hỏi kế tiếp; giải quyết xong bài toán kế tiếp lại nảy sinh vấn đề mới. Đặt câu hỏi chính là một môn thể dục cho trí tuệ và tâm hồn chúng ta.
3. Chia sẻ hiểu biết
- Hãy biết phát triển các kỹ năng truyền thông của mình, hãy tập kiên nhẫn để có thể cùng chia sẻ kiến thức với nhau. Nói thì dễ, làm thì khó. Do lẽ mỗi người đều bảo vệ ý tưởng của mình. Thế nhưng, một khi rèn được tính kiên nhẫn trong lắng nghe và trình bày, luyện được kỹ năng truyền thông sẽ tiến đến văn hóa đối thoại, tranh luận mà không mạ lỵ nhau. Kỹ năng truyền thông lớn nhất chính là: hãy biết cách giúp đỡ người khác.
4. Học và hành
- Học là một lẽ, mà sử dụng được cái học lại là một lẽ khác. Học sẽ là vô ích nếu không áp dụng được. Hãy tận dụng mọi cơ hội để nâng cao kỹ năng của mình trong mỗi đề tài, với mọi công cụ, máy móc, phần mềm mà các bạn sử dụng. Và đừng quên truyền thông với nhau. Thông minh chẳng là gì cả nếu như không truyền đạt được các ý tưởng của mình. Bởi thế hãy nâng cao hệ số EQ hay kỹ năng chế ngự cảm xúc của mình.
5. Kết bạn
- Hãy nhìn quanh ta. Nhất định ta sẽ tìm ra những người bạn lắng nghe các ý tưởng của ta, cho dù là điên rồ nhất. Họ sẽ nâng các bạn lên khi các bạn ngã. Tình bạn sẽ làm cho chúng ta trở nên tốt hơn khi buộc chúng ta phải khoan dung, quan tâm và thành thật với bạn hữu.
Có gì mới trong những phát biểu của Wee? Tùy mỗi “thính giác”. Wee đã nói thật hay chỉ khoác lác?
C. Thực tế ở số nhà 857, đường 83, thị trấn Tampines
Từ căn phòng của mấy sinh viên VN trong căn hộ ở tầng hai số nhà trên vang lên những huyên náo. Ở đầu này hai sinh viên năm 1 đang cùng nhau vô net: “Tao tìm ra được cái này nè”.
Ở đầu kia hai sinh viên năm 2 ngành viễn thông đang xoay trở trước màn hình với những tấm slide minh họa nội dung bài thuyết trình của mình. Từ cả tuần qua, họ bận rộn với đề tài thuyết trình của nhóm: cách đo lường tần số phát sóng và các lý thuyết liên quan.
“50% số buổi lý thuyết là thuyết trình - Tùng, một sinh viên 20 tuổi, cho biết - Mỗi nhóm ba người tự phân công nhau mỗi người nhận một phần, song phải trao đổi với nhau những thông tin đã tìm ra và tham khảo lẫn nhau những phần của người khác. Giáo sư sẽ kiểm tra xem sự chia sẻ thông tin đó nơi từng người và đánh giá, điểm số tối đa là 10/40 điểm. Giáo sư cũng sẽ đánh giá chất lượng thông tin của cả nhóm, điểm số tối đa là 20/40 điểm. Kỹ năng thuyết trình cũng được đánh giá: cả nhóm thực hiện minh họa, trình bày như thế nào (5 điểm)? Mỗi người trình bày đạt đến đâu (5 điểm)? Mỗi nhóm ba người trình bày trong 15 phút, mỗi người đều phải trình bày”.
Đọc trên đề bài của giáo sư, thấy có ghi chú một số yêu cầu: “Phải sử dụng PowerPoint (tức phần mềm diễn họa). Sử dụng hình ảnh minh họa sẽ được nhiều điểm hơn là nhét đầy chữ trên các trang”. Không mới mẻ gì kỹ thuật sử dụng PowerPoint để minh họa trong các buổi báo cáo của các công ty lớn, có lạ chăng chính là mới ở năm 2, thậm chí từ học kỳ 2 năm 1, sinh viên đã bắt buộc phải tự mình ứng dụng PowerPoint để thuyết trình.
Khi các kỹ năng sử dụng máy tính để truyền thông (cho bài thuyết trình thêm thuyết phục), khi người sinh viên được liên tục rèn luyện thuyết trình cho tới ngày ra trường, thì đó chính là để thỏa mãn yêu cầu: chia sẻ hiểu biết.
Ông Kon Yin Tong, VIP của buổi lễ, trao đổi: “Chia sẻ thông tin, hiểu biết là tối quan trọng. Một xã hội mà thông tin không chia sẻ hay không chia sẻ được chính là một xã hội lãng phí tài nguyên. Để chia sẻ thông tin cần phải hội đủ các yêu cầu cơ bản. Người cung cấp thông tin phải biết cách cung cấp thông tin cho thông suốt và sẵn sàng nhận lại các phản hồi. Nơi đến của thông tin phải sẵn lòng tiếp nhận thông tin, cho dù có nghịch ý, sẵn sàng thuyết phục trở lại hay chấp nhận được thuyết phục nếu cần”.
.
Ghi chú