QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

    xin chào các bác,các chú,các anh,các chị đi trứơc.Em đang là sinh viên năm 3 và củng là ma mới của diễn đan.
    Em có 1 câu hỏi này xin nhận được sự giúp đỡ của các tiền bối đi trước
    khi đất nền chịu tác dụng của tải trong ví dụ như là móng chẳng hạn sẽ sinh ra mặt trươt.
    nhưng làm sao xác định được các mặt trượt đó. Em đã đọc nhiều sách nhưng thấy quá ít tài liệu về vấn đề nạy
    các tài liệu em đã đọc
    Sách nền móng của thầy Châu Ngọc Ẩn
    cẩm nang dùng cho kĩ sư DKT của thầy Trần Văn việt
    sách cơ học đất của whitlow....
    Em đã thử dùng GÉOSLOPE với góc mái dốc =0 nhưng vẫn không tính đuọc ( máy báo o có mặt trượt).
    XIn cám ơn sự giúp đỡ các đàn anh đi trước

  • #2
    Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

    Nguyên văn bởi chinhdkt03
    khi đất nền chịu tác dụng của tải trong ví dụ như là móng chẳng hạn sẽ sinh ra mặt trươt.
    nhưng làm sao xác định được các mặt trượt đó.
    Dựa vào kết quả thí nghiệm mô hình vật lý, quan sát hiện trường, mô hình toán....-->viết sách, tiêu chuẩn.
    Theo tiêu chuẩn Nền các công trình thuỷ công TCVN 4253-86, đối với nền công trình không phải là đá thì sự mất ổn định nền có thể theo 3 hình thức phá hoại: trượt phẳng, trượt sâu, trượt hỗn hợp.


    Em đã thử dùng GÉOSLOPE với góc mái dốc =0 nhưng vẫn không tính đuọc ( máy báo o có mặt trượt).
    XIn cám ơn sự giúp đỡ các đàn anh đi trước
    Em tham khảo ví dụ footing.gsz trong bộ Geostudio 6.02 để biết thêm chi tiết (student licence cũng được).

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

      Nguyên văn bởi Toyoura
      nền công trình không phải là đá thì sự mất ổn định nền có thể theo 3 hình thức phá hoại: trượt phẳng, trượt sâu, trượt hỗn hợp.
      còn trường hợp nền là bùn trạng thái chảy, cường độ chống cắt chỉ có lực dính không thoát nước su (phi=0) thì kiểm tra ổn định trượt của nền theo 4253-86 kô được, vì theo đó ta xác định tgh từ đường cong pgh~tgh. Tuy nhiên gía trị pgh=Rgh'cos(teta)-c/tan(phi) mang giá trị âm. Em có tham khảo công thức của tezaghi với trường hợp này (nền sét bão hòa nước) dùng công thức pgh=5.14*su. Vậy giá trị tgh- cường độ chống cắt giới hạn có bằng su hay không? tại sao?

      http://www.hhasoft.tk

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

        em xin cám ơn anh toyoura nhiều.
        Em sẽ tham khảo thêm ví dụ anh nói
        Nhưng em muốn hỏi các anh có công thức tính các mặt trượt đó khộng
        EM đọc nhiều sách nhưng chưa tìm thấy cách tịnh
        Các anh có thể chỉ giúp em được không ạ
        Em xin cám ơn các anh nhiệu

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

          Nguyên văn bởi Geotech
          còn trường hợp nền là bùn trạng thái chảy, cường độ chống cắt chỉ có lực dính không thoát nước su (phi=0) thì kiểm tra ổn định trượt của nền theo 4253-86 kô được, vì theo đó ta xác định tgh từ đường cong pgh~tgh. Tuy nhiên gía trị pgh=Rgh'cos(teta)-c/tan(phi) mang giá trị âm. Em có tham khảo công thức của tezaghi với trường hợp này (nền sét bão hòa nước) dùng công thức pgh=5.14*su. Vậy giá trị tgh- cường độ chống cắt giới hạn có bằng su hay không? tại sao?
          TCVN 4523-86 có một số lỗi in sai trong Phụ lục 3.
          Đối với trường hợp móng băng, nông, tải trọng thẳng đứng, bỏ qua trọng lượng đất nền, không thoát nước phi=0, c=Su, có thể nhận được lời giải q=5.14c = (2+pi)c bằng cách áp dụng lý thuyết dẻo giới hạn trên với cơ chế phá hoại Prandtl hoặc Hill hoặc lý thuyết dẻo giới hạn dưới (cả hai đều cho cùng một kết quả). Terzaghi et al (1996) có nhắc đến kết quả q=5.14c này dựa vào lời giải của Prandtl (1921).
          Đối với trường hợp không thoát nước nói trên, nếu áp dụng tải trọng xiên R (gồm thành phần ứng suất đứng p và ngang t) lên đáy móng, giá trị t = c chỉ khi góc giữa lực R với phương đứng là 21.3 độ. Nếu vượt qúa giá trị này, móng sẽ bị trượt ngang. Cách giải sử dụng lý thuyết dẻo, giới hạn dưói.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

            Nguyên văn bởi Toyoura
            Cách giải sử dụng lý thuyết dẻo, giới hạn dưói.
            Rất cám ơn những ý kiến của anh. Xin hỏi anh có tài liệu về lý thuyết dẻo, giới hạn dưới, anh có thể gửi cho tôi một bản được không. hoặc anh có thể giới thiệu tên tài liệu giúp tôi không?
            Chào thân ái.
            Last edited by Geotech; 18-06-2010, 04:08 PM.

            http://www.hhasoft.tk

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

              Bạn có thể tham khảo tài liệu sau:

              Chen, W. F., 1975. Limit Analysis and Soil Plasticity. Elsevier, Amsterdam.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

                Nguyên văn bởi Toyoura
                Bạn có thể tham khảo tài liệu sau:

                Chen, W. F., 1975. Limit Analysis and Soil Plasticity. Elsevier, Amsterdam.
                Em ko tìm được tài liệu này, nhờ bác post mấy cái hình vẽ mặt trượt dưới đáy móng chịu tt xiên và lời giải ngắn gọn được kô ah.
                Thực sự là em rất cần
                Xin cám ơn anh trước

                http://www.hhasoft.tk

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

                  Nguyên văn bởi Geotech
                  Em ko tìm được tài liệu này, nhờ bác post mấy cái hình vẽ mặt trượt dưới đáy móng chịu tt xiên và lời giải ngắn gọn được kô ah.
                  Thực sự là em rất cần
                  Xin cám ơn anh trước
                  Tr­ước hết bạn phải hiểu lý thuyết dẻo giới hạn dưới (lower bound). Sau đó tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giải. Bạn có thể tham khảo tài liệu sau:
                  Atkinson, J. (1993). An introduction to the mechanics of soils and foundation, McGraw-Hill, London.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

                    Xin chào các anh em bằng hữu. Tôi đang gặp tình huống khó quá. Tôi tham gia thiết kế một nhà máy trên sườn dốc. Nhưng do khảo sát địa chất không kỹ nên đang bị trượt rất nhanh! Ai có giải pháp nào sử lý sơ bộ giúp tôi với. XD K42

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: tính mặt trượt dưới tải trọng của móng

                      Không biết công trình của bạn như thế nào nên cũng khó góp ý, nhưng về nguyên tắc thì để chống trượt bạn phải giảm lực gây trượt hoặc tăng lực chống trượt hoặc cả 2.
                      Công trình trên sườn dốc hay bị trượt do cường độ đất nền thay đổi nhiều trong trường hợp khi trời mưa và khi tạnh ráo. Để tính toán chính xác cường độ, ổn định của công trình trên sườn dốc phải sử dụng kiến thức Cơ học đất không bão hòa. Tuy nhiên Cơ học đất không bão hòa đang còn khá mới mẻ ở VN và cũng khá phức tạp. Nên khi tính toán ổn định công trình bằng các phương pháp thông thường hiện nay nên lấy hệ số an toàn cao hơn quy định.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X