QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

    Hiện nay, tôi đang làm 1 công trình (cống trên đường )có gia cố nền bằng phương pháp đóng cọc tre (mật độ 25 cọc/m2). Xin hỏi các bác, đã ai làm hoặc nghiên cứu về món này, có thể hướng dẫn cho tôi một chút một số vấn đề:
    1. Việc đóng cọc tre tất nhiên là làm cải thiện điều kiện làm việc của đất nền , nhưng cụ thể là nó cải thiện thế nào? có phương pháp tính nào không?
    2. Tại sao ng ta lại đề ra mật độ cọc tre là 25cọc/m2? theo kinh nghiệm của mây anh xây dựng nhà hay là có thí nghiệm?
    P/S: Phương pháp này chắc là mấy anh trong Nam hay dùng, nhưng thay cọc tre bằng cọc cừ tràm. Chính vì mới xảy ra vụ Văn Thánh nên rất mong mọi ng có kinh nghiệm gì thì chỉ bào giùm
    Thanks

  • #2
    Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

    Đóng cọc tre là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn ( móng nhà dân, móng dưới cống...). Miền Nam thường dùng cọc tràm do nguyên liệu sẵn có.
    Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền
    Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.
    Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nược
    Thông thường người ta đóng 16-25 cọc/m2 vì dễ chia ( khoảng cách cọc 20-25 cm ). Dày hơn nữa chắc không thể đóng được .
    Hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó ( thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc) .
    Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế ( thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).
    Sell and Support Tekla Structures.
    Tel: 0983 421 282. Email: cuong_hv@hsdvn.com.vn

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

      Nguyên văn bởi Hoàng Cường
      Đóng cọc tre là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn ( móng nhà dân, móng dưới cống...). Miền Nam thường dùng cọc tràm do nguyên liệu sẵn có.
      Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền
      Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.
      Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nược
      Thông thường người ta đóng 16-25 cọc/m2 vì dễ chia ( khoảng cách cọc 20-25 cm ). Dày hơn nữa chắc không thể đóng được .
      Hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó ( thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc) .
      Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế ( thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).

      em có ý thêm
      bản thân đất cát đã là chặt rồi nên không cần phải đóng cọc tre nữa, (nếu đóng cũng không đóng được)
      - cọc tre thường phi 80 nên đóng khoảng 25 cọc thì nền đất đã đã có 1 cường độ đủ tin cậy để tính móng
      - còn nếu phải đóng >25 cọc thì khi này nền cọc gia cố đất chứ không phải nền đất gia cố cọc (trong trường hợp này phải dùng giải pháp móng khác)
      luôn nhớ cọc phải luôn ngập trong nước

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

        chán quá! Chờ mãi mà chẳng thấy được ý kiến nào dùng được. Mấy bác nghiên cứu về địa chất công trình đâu hết rồi? Các bác cứ nói cảm tính thế này thì có bữa ngồi nhà đá hết

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

          Sao bác không tìm cái người thiết kế mà hỏi??

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

            Nguyên văn bởi YES_OR_NO??
            Sao bác không tìm cái người thiết kế mà hỏi??
            người thiết kế ah? Tôi đó. Nhưng xin thưa là việc này được làm theo ý kiến của CDT, tôi đang không đồng ý vì không có số liệu thuyết phục, mặc dù phương án này rẻ hơn (Vụ Văn Thánh còn rành rành ra đó )

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

              Thông thường cừ tràm hoặc cọc tre đặc được dùng để gia có nền đất yếu như các thành viên đã nêu trên. Mực nước ngầm luôn ổn định để cừ không bị muc.
              thiết kế cừ thường có 2 quan điểm.
              1. Cừ chịu mũi
              2. Cừ dùng để gia cố.
              - Cừ chịu mũi thường có đường lớn khoảng cách các cừ a<2,5D(đường kính cừ). Sức chịu tải của cừ tính được bằng cách dùng công thức Engineer new:
              P = W.h
              -----x hệ số an toàn ( 0,6)
              s+0,1
              s: độ chối (tính bằng đvị inch) được kiển tra ngoài hiện trường
              W: trọng lượng vồ
              h: độ cao rơi vồ
              Tính được khả năng chịu tải 1 cừ.suy ra 25cừ/m2
              - Còn gia cố nền khi mình kiểm tra Công thức Rz sắp xỉ bằng (Poz+ Pđz) thì gia cố cừ để tăng khả năng chịu tải của đất. Vì nếu Rz > (Poz+ Pđz) thì đất nền đr khả năng chịu tải.
              Như các thành vên đã nêu. Móng đặt trên nền cừ nên thiết kế chịu tải trọng không lớn.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

                To Thanhtb
                Cau hoi cua anh co 2 van de khien anh em khong the dua ra cau tra loi chinh xac duoc , ma chi dua ra cau tra loi cam tinh thoi.
                1. Khang dinh. Coc tre khong dung lam bien pháp gia cố móng trên nền đất yếu được. đặc biệt là móng của công trình đường sắt nhà anh. Vì cọc tre không có tác dụng nâng cao khả năng chịu tải của đất một cách đặc biệt.
                2. Biện pháp này chỉ có mấy ông nông dân VN làm nên chưa có bản tính. Chúng ta toàn bắt chiếc nước ngoài thôi mà bọn nước ngoài nó lại không sử dụng biện pháp trẻ con thế này cho công trình cầu nên không có sách.
                TB:. Anh thiết kế mà không có quan điểm, để chủ đầu tư áp đặt quan điểm thế thì khi thiết kế chưa làm đã sợ vào tù rồi thì nên bỏ nghề tư vấn đi. Còn làm tiếp sớm muộn gì cũng vào tù thôi.
                Bye

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

                  Có lần tôi đã nhìn thấy ở công ty một tài liệu về tính toán cọc tre. Giờ không nhớ nữa, nhưng đó là một báo cáo khoa học hẳn hoi, trong đó có rất nhiều kết quả thí nghiệm ở nhiều nơi, và kiến nghị công thức tính toán. Con số 25 cọc/m2 cũng là do thí nghiệm với các loại đất khác nhau và họ kiến nghị như thế. Phương án cọc tre có tác dụng cải thiện đất yếu rất tốt (tôi nhớ theo tài liệu này thì có thể tới 3 lần), với đất tốt thì chắc không mấy tác dụng.
                  Chắc các cao thủ thiết kế lâu năm phải biết rõ về vụ này. Xin được chỉ bảo thêm nhiều.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

                    Em thường tính là 0.2 - 0.3T/cây (Pđn) trong khi SCT theo VL (Pvl) cở 0.7 - 0.8T. Từ đó tính ra số lượng cừ tràm.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

                      Tôi có đọc một tài liệu tiếng việt của các tác giả Việt - Pháp về vấn đề này:

                      Biện pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc tre, cừ tràm (nếu chất lượng thi công tốt, cọc ngập trong nước), cọc BT... đều nằm trong nhóm biện pháp không sử dụng đất yếu. Nôm na, biện pháp gia cố này tương đương như việc ta đào bỏ lớp đất yếu đến độ sâu hạ cọc.
                      Vậy nên nếu nền đất yếu có chiều dày lớn, chiều sâu đóng cọc của ta nhỏ thì đây là một biện pháp xử lý nền chưa được triệt để.

                      Mời các anh tiếp tục cho ý kiến.
                      http://cauduongbkdn.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng cọc tre

                        Nguyên văn bởi tbthanh View Post
                        Hiện nay, tôi đang làm 1 công trình (cống trên đường )có gia cố nền bằng phương pháp đóng cọc tre (mật độ 25 cọc/m2). Xin hỏi các bác, đã ai làm hoặc nghiên cứu về món này, có thể hướng dẫn cho tôi một chút một số vấn đề:
                        1. Việc đóng cọc tre tất nhiên là làm cải thiện điều kiện làm việc của đất nền , nhưng cụ thể là nó cải thiện thế nào? có phương pháp tính nào không?
                        2. Tại sao ng ta lại đề ra mật độ cọc tre là 25cọc/m2? theo kinh nghiệm của mây anh xây dựng nhà hay là có thí nghiệm?
                        P/S: Phương pháp này chắc là mấy anh trong Nam hay dùng, nhưng thay cọc tre bằng cọc cừ tràm. Chính vì mới xảy ra vụ Văn Thánh nên rất mong mọi ng có kinh nghiệm gì thì chỉ bào giùm
                        Thanks
                        Em có tài liệu này về cọc tre dùng để gia cố nền đất, các Bác xem thế nào nhé!
                        http://www.mediafire.com/?ymyuutd2yuz

                        Ghi chú

                        Working...
                        X