QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu

    Chào các anh, em là sinh viên mới ra trường, em vừa được làm giám sát viên ở 1 công trình cầu nhỏ (8T). Xin các anh đi trước chỉ giáo cho em rõ các hạng mục cần thiết trong việc kiểm tra bên thi công. Hạng mục nào là tuyệt đối "cương" và hạng mục nào có thể "nhu" được ạ.

  • #2
    Ðề: xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu

    Cau hoi cua anh chang ro rang gi ca.
    Ma co le chang co ai tra loi duoc cho day du.
    hay hoi cu the di, may ra co nguoi gop y duoc

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu

      Nói chung là cũng chẳng có giới hạn cương or nhu đâu. Nếu em đang làm giám sát thì em cứ đúng theo bản vẽ thi công va Quy trình mà giám sát.Giám sát càng chặt thì chất lượng công trình càng tốt. Tiêu chí là vậy. Còn thực tế thì tùy từng hạng mục mà mình có thể xem nhẹ cho đơn vị thi công.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu


        Thứ nhất: Công ty của bạn "liều quá". Bạn vừa mới ra trường cho đi giám sát thi công cầu thì đơn vị thi công sẽ "bắt nạt" cậu rất dễ.
        Thứ hai: Vì bạn mới ra trường nên chắc chắn chức danh cũng sẽ là giám sát viên. Vì vậy hãy hỏi người gần bạn nhất là Tư vấn Giám sát trưởng.
        Thứ ba: Cứ qui trình qui phạm và bản vẽ thiết kế thi công mà làm.
        Không nên nhu và cũng đừng lên cương. Mình làm đúng thì thôi.
        ghi chú:
        Tôi "dính một lần rồi nên cho bạn lời khuyên như thế.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu

          Kinh nghiệm là ngay lúc đầu mới thi công phải cương với bên thi công để họ sợ rồi sau đó mới dễ làm việc được. Công trình đầu tiên mình giám sát lại gặp phải đơn vị thi công trời ơi (vì ở cấp quận nên thi công đa số bèo nhèo), mình ko có kinh nghiệm giải quyết nên bây giờ nảy sinh đủ thứ rắc rối chưa giải quyết xong. Giám sát được vài cái rồi nên rút ra kinh nghiệm như vậy. Giúp họ được thì giúp nhưng ngay lúc đầu ko nương tay, ko thương xót gì cả, nếu ko thì thi công leo lên đầu mình ngồi ngay

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: xin chỉ giáo về giám sát thi công cầu

            Nói chung gs thi công cầu là dễ hơn nhiều so với gs thi công đường. Khối lượng rõ ràng, kích thước hình học cụ thể. Còn bên đường nội việc bạn cãi lộn cát xấu hay tốt cũng đũ mệt rồi.
            1 kinh nghiệm giúp bạn nhiều nhất là khi đi gs công trình nào (cầu, đường), bạn nên "cố gắng" tìm hiểu xem bạn đặt bạn là thi công thì bạn sẽ ăn giang cái gì trong ct mình. Từ đó bạn sẽ biết bạn cương gì và nhu gì nữa. Và quan trọng nữa là bạn hãy ngó tới ông CDT, nếu mà chỉ làm 1 lần với ông CDT đó thôi rồi chạy thì cương quyết liệt cho mình, hehe. Noi vui nhe!
            Mình sẽ share kinh nghiệm của mình hiểu được tới bây giờ để bạn có thể canh mà bắt được tụi nó, hehe.
            Về TC Đường: Theo kinh nghiệm mình, thì đối với đường, thi công sẽ an giang nhiều nhất ở vật tư là "cát", "đất".
            + Về cát thi thi công hay mua cát dõm, rẽ tiền. Khi đó mình chê cũng ko biết sao mà chê được, cũng chỉ nói cát này kém quá chứ cũng o biết làm sao hơn, "năn nỉ" nó mua cát tốt thôi. (Chứ còn ba cái vụ thí nghiệm thì ai cũng biết rồi)
            + Đất thì hay bị nó tận dụng lại nhiều lắm. Nhất là các công trình có vĩa hè. Coi chừng đất nó hốt ở đầu tuyến mang ra cuối tuyến đổ lại đó, hehe.
            => Khối lượng để bị ăn giang nhất trong tc đường là khối lượng đào đắp, ca máy thi công.
            Về TC Cầu: Dễ bị ăn giang nhất đó là lớp BT bịt đáy, đố bạn có thể lặn xuống sông để đo coi nó làm đủ kích thước hay ko đó. Nếu mà thi công cầu thì nên lưu ý kiểm tra sạch sẽ đáy mố, trụ, vệ sinh sạch sẽ rồi hãy cho TC đổ BT. Nếu họ dùng BT tươi thì nên kiểm tra độ sụt, giờ xuất xưởng. Nên lưu ý canh giờ, tức có nghĩa là khi tại công trường đang vệ sinh đáy bệ thì canh giờ cho xe bt về tới ct là vừa. Quy trình quy định rõ rồi nhe bạn, nếu quá 45p thì coi như đổ mẽ BT đó luôn đó.
            1 điểm nữa bạn nên lưu ý khi gs cầu là nếu thi công chưa vững thì bạn nên đề nghị cho bạn đi mua dầm luôn (mình ở SG nên vào BT620). Vào đó bạn chọn dầm, chọn cây thẳng, tránh tình trạng dầm bị cong 2 đầu (cong theo phương ngang cầu). Vào 620 nhớ mang theo CMND, hehe.
            1 điểm cực kì quan trọng trong gs cầu là bạn phải nghe được tiếng búa đóng cọc nổ, cần thiết thì phải dừng cọc lại ngay, ko thỉ gãy cọc giữa chừng thì coi như đời bạn cũng tiêu luôn.
            Mình đã từng bị tình trạng là 1 cái cầu mình thiết kế, khi đóng cọc thi công la làng, trực tiếp mình xuống làm gs tác giả thì 1 bên mố đóng được 16m, 1 bên mố chỉ đóng được 9,5m đó! Lưu ý nhé!
            Đi đâu thì đi chứ trong giai đoạn đóng cọc thì cũng phải bám ct đầy đủ đấy nhé! Cọc là quan trọng nhất trong cây cầu đó! Số mạng của bạn gắn liền vào mấy cây cọc đó. Các phần trên thì ko cần quá lo.!
            Vài kinh nghiệm của mình
            Last edited by civilbd; 24-04-2007, 07:10 PM.

            Ghi chú

            Working...
            X