QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

    Có mấy vấn đề này trong nghị định 16 và 209 chưa rõ nên em nhờ các bác giúp :
    1. Công viên, cây xanh thì thuộc loại công trình nào, và phân nhóm ra sao?
    2. Chiếu sáng dọc đường cũng vậy, thuộc loại nào? Theo ND 209 thì chiếu sáng là công trình hạ tầng, nhưng trong bảng phân cấp công trình thì k có. Sở chuyên ngành nào thẩm định TKCS hạng mục chiếu sáng trong dự án hạ tầng khu dân cư.
    3. Thiết kế cơ sở hạng mục chiếu sáng dọc đường, đơn vị tw vấn có cần phải có giấy phép hoặt động điện lực k?
    cám ơn các bác!

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

      Nguyên văn bởi inspector
      Ở đây có chuyện không rõ ràng , đó là Các dự án phát triển mạng lưới, liên quan đến nhiều chuyên ngành nhưng chủ yếu là Bưu chính - Viễn thông là dự án nào? Đó có phải là dự án đầu tư xây dựng không? Luật Xây dựng và Nghị định 16/2005/NĐ-CP chỉ bàn về dự án đầu tư xây dưng. Nếu là phần mềm điều hành quản lý của các tram. mạng thì đâu có phải là đối tượng bàn ở đây. Văn bản trên chưa nêu rõ là loại dự án nào. Xin lưu ý về thuật ngữ Công trình xây dựng : " Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác." Chính vì thế mà Dự án phóng quả vệ tinh lên quỹ đạo đâu có phải là dự án đầu tư xây dựng
      Nhất trí hoàn toàn với bác, ở đây chỉ muốn trao đổi với bác về các dự án có Xây dựng thôi, cụ thể là những dự án "chôn Cáp quang" dọc hè, lòng đường; những Dự án chôn cáp này VNPT coi là "chủ yếu là Bưu chính-Viễn thông" đó bác, mặc dù có đào đường ...
      Bí quá chia nhỏ lập thành các Báo cáo KTKT cho đỡ phải qua khâu Thẩm định TKCS Còn khâu xin phép thi công thì cho Nhà thầu xây dựng lo lót sau, chủ đầu tư khoẻ
      Last edited by Chuotdong; 12-09-2006, 01:19 PM.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

        Nội dung thẩm định và phê duyệt của Báo cáo Kinh tế kỹ thuật và Thiết kế cơ sở giống nhau. Nhưng sao lâu rồi vẫn chưa thấy quy định cụ thể của hồ sơ thiết kế nhỉ, làm các đơn vị tư vấn lập mỗi người một kiểu, nhiều lúc thấy lôi thôi quá.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

          Nguyên văn bởi nguyenngoc74
          Nội dung thẩm định và phê duyệt của Báo cáo Kinh tế kỹ thuật và Thiết kế cơ sở giống nhau. Nhưng sao lâu rồi vẫn chưa thấy quy định cụ thể của hồ sơ thiết kế nhỉ, làm các đơn vị tư vấn lập mỗi người một kiểu, nhiều lúc thấy lôi thôi quá.
          Điều 7. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án

          1. Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.

          2. Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:

          a) Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
          b) Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.
          c) Thuyết minh xây dựng:
          - Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
          - Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và tọa độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có;
          - Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;
          - Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;
          - Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
          - Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.

          3. Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

          a) Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;
          b) Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;
          c) Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.

          4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, xác định được tổng mức đầu tư và tính toán được hiệu quả đầu tư của dự án.

          5. Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở được lập tối thiểu là 09 bộ.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

            Nguyên văn bởi cauBTCT
            Có mấy vấn đề này trong nghị định 16 và 209 chưa rõ nên em nhờ các bác giúp :
            1. Công viên, cây xanh thì thuộc loại công trình nào, và phân nhóm ra sao?
            2. Chiếu sáng dọc đường cũng vậy, thuộc loại nào? Theo ND 209 thì chiếu sáng là công trình hạ tầng, nhưng trong bảng phân cấp công trình thì k có. Sở chuyên ngành nào thẩm định TKCS hạng mục chiếu sáng trong dự án hạ tầng khu dân cư.
            3. Thiết kế cơ sở hạng mục chiếu sáng dọc đường, đơn vị tw vấn có cần phải có giấy phép hoặt động điện lực k?
            cám ơn các bác!
            Em có thắc mắc không biết hỏi ai, bác Inspector giúp em với

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

              Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
              Em thì không hiểu gì mấy về loại này, chỉ nghe nói lại thế thôi!
              Anh có thể cho em biết điều luật nào qui định về không cho phép này không, nếu được mong anh cho file kèm.
              Cảm ơn anh!
              III- Về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP:

              1. Người quyết định đầu tư chỉ định đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt.

              2. Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở) đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định. Riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, thì chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án tới đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án là Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ thành lập để thẩm định. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư, thì chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án tới đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án là Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.

              3. Các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư thì đơn vị đầu mối thẩm định dự án gửi hồ sơ dự án tới các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến nội dung thẩm định dự án để lấy ý kiến.

              4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, việc thẩm định dự án được thực hiện như sau:

              a) Các dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đầu tư hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp thì đơn vị chuyên môn được giao làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án để trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

              b) Các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư, uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp và các dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư thì đơn vị đầu mối thẩm định dự án gửi hồ sơ dự án tới các Sở, Ban, ngành để lấy ý kiến về những nội dung liên quan đến thẩm định dự án và có thể mời đại diện của các Sở, chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án.

              5. Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

              6. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở) tới cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP để thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định; đồng thời gửi hồ sơ dự án tới các cơ quan, đơn vị có liên quan để lấy ý kiến về những nội dung liên quan đến dự án. Tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở theo mẫu tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

              7. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở để đánh giá và đề xuất ý kiến để người quyết định đầu tư xem xét quyết định.

              Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theo mẫu tại phụ lục số 3 của Thông tư này.

              8. Về thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm A được quy định tại điểm a, d, đ khoản 4 Điều 9 của NĐ 16/CP:

              - Bộ Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.

              - Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm các công trình: Hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

              - Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành, thì nội dung của thiết kế cơ sở liên quan nhiều đến Bộ nào được quy định tại khoản 4 Điều 9 của NĐ 16/CP thì Bộ đó là đầu mối tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Bộ đầu mối thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ liên quan đến phần công nghệ chính, các Bộ, ngành khác và địa phương có liên quan đến nội dung thẩm định thiết kế cơ sở.

              9. Về thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm B, C được quy định tại điểm a, d, đ khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP:

              - Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.

              - Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

              Riêng thiết kế cơ sở các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị ở địa phương (bao gồm các công trình: Hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị) do Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

              - Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành, thì nội dung của thiết kế cơ sở liên quan nhiều đến Sở nào được quy định tại khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP thì Sở đó là đầu mối tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Sở đầu mối thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở liên quan đến phần công nghệ chính và các Sở, Ban, ngành khác có liên quan đến nội dung thẩm định thiết kế cơ sở.

              - Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, ... thì Sở có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở có thể báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở tương ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của NĐ 16/CP tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đó.

              10. Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án theo thời gian quy định tại khoản 8 Điều 9 của NĐ 16/CP; đồng thời gửi một bản tới Sở Xây dựng địa phương nơi xây dựng công trình.

              Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở được lập theo mẫu tại phụ lục số 2 của Thông tư này.

              IV- Về nội dung thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 10 của NĐ 16/CP:

              Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

              1. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Sự hợp lý về bố trí mặt bằng, tuyến công trình, các điểm đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật,….

              2. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với thuyết minh của dự án về quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế; các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.

              3. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc đã được lựa chọn thông qua thi tuyển đối với trường hợp có thi tuyển thiết kế kiến trúc.

              4. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong các giải pháp thiết kế.

              5. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.


              Với nội dung thẩm định nêu trên chỉ mang tính chất định tính mà không định lượng nên không cần thuê tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                Có nghĩa nếu sở báo cáo UBND đề nghị Bộ thẩm định, Bộ lại giao cho 1 đơn vị trực thuộc thẩm định (là TVTK thuộc Bộ) thì vẫn được phải không anh?
                Không phải là tư vấn mà là cơ quan trực thuộc BỘ, thí dụ như : Vụ khảo sát thiết kế ( BXD), Cục giám định ( Bộ GTVT), Cục quản lý công trình xây dựng ( BNNPTNT)....

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                  Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                  Các bác cho em hỏi: trong trường hợp xảy ra sự cố mà do TVTK tính toán thiết kế sai thì phía thẩm định công trình đó có chịu trách nhiệm trước pháp luật không và nếu có thì mức độ thế nào? Và trách nhiệm thẩm định có thẩm định khối lượng không? Vì em thấy có nơi chỉ ghi : tổ chức thẩm định chỉ thẩm định về mặt qui mô, kỹ thuật, dự toán, còn khối lượng tổ chức thẩm định không thẩm định. Như vậy, có đúng không?
                  Trước hết trách nhiệm thuộc về Nhà thầu thiết kế , sau đó là đến Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế, tiếp đến là bộ phận có chức năng thẩm định của Chủ đầu tư và cuối cùng là chủ đầu tư.

                  Em cần phân biệt giữa thẩm tra và thẩm định và đọc lại 1 lần nữa về trách nhiệm thẩm định của Chủ đầu tư:

                  Điều 16. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình


                  1. Thẩm định, phê duyệt:
                  a) Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án;
                  b) Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục, công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định, phê duyệt.

                  2. Nội dung thẩm định thiết kế:

                  a) Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;
                  b) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
                  c) Đánh giá mức độ an toàn công trình;
                  d) Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;
                  đ) Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ;

                  3. Nội dung thẩm định dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình gồm:

                  a) Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;
                  b) Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định;
                  c) Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

                  4. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư, việc thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này.

                  5. Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn và được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                    Nguyên văn bởi inspector
                    III- Về thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP:

                    9. Về thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm B, C được quy định tại điểm a, d, đ khoản 5 Điều 9 của NĐ 16/CP:

                    - Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

                    Với nội dung thẩm định nêu trên chỉ mang tính chất định tính mà không định lượng nên không cần thuê tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở

                    Vậy Bác cho hỏi với nguồn vốn ngoài ngân sách thì thực hiện thẩm định TKCS theo quy định tại điểm nào?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                      Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                      Thế TEDI có phải là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT không anh?
                      Anh có thể giải thích cho em sự khác nhau giữa thẩm tra và thẩm định dự án. Hai cái này em thấy lằng nhằng quá, với lại khi thẩm tra xong làm báo cáo lại thấy không có mẫu báo cáo kết quả thẩm tra chỉ có mẫu của thẩm định thôi.
                      Thẩm tra là công việc của tư vấn thiết kế không tham gia thiết kế thực hiện việc tính toán, kiểm tra lai. Kết quả thẩm tra việc gì mà phải cần mẫu. Chủ đầu tư thuê gì thì làm nấy. Làm cái gì thì phải có báo cáo cái ấy.

                      Thẩm định thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền của 4 Bộ ( đối với TKCS thuộc dự án nhóm A ) và 4 Sở địa phương ( đối với TKCS thuộc dự án B,C)

                      Thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư.

                      Kết quả thẩm định thì có mẫu .

                      Có thế thôi. Có gì mà lằng nhằng.

                      Điều cần lưu ý : sau khi thuê tư vấn thẩm tra thì cơ quan có chức năng của Chủ đầu tư vẫn phải thẩm định trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế ( bằng quyết định và dấu đóng vào từng bản vẽ )

                      Chủ đầu tư không được phê duyệt thiết kế dựa trên kết quả thẩm tra do tư vấn thực hiện.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                        Nguyên văn bởi nguyenngoc74

                        Vậy Bác cho hỏi với nguồn vốn ngoài ngân sách thì thực hiện thẩm định TKCS theo quy định tại điểm nào?
                        Việc thẩm định TKCS không phân biệt nguồn vốn sử dụng trong dự án đầu tư xây dưng. Điều đó có nghĩa là TKCS của các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vẫn thực hiện thẩm định như quy định

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                          Nguyên văn bởi inspector
                          Việc thẩm định TKCS không phân biệt nguồn vốn sử dụng trong dự án đầu tư xây dưng. Điều đó có nghĩa là TKCS của các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vẫn thực hiện thẩm định như quy định
                          Có nhiều người chỉ yêu cầu căn cứ vào Nghị định, Thông tư. Mà E thấy quả thực trong nội dung của phần thẩm định chưa nói đến nguồn vốn này

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                            Thầy trả lời giúp em với:
                            theo nghị định 16 thì chủ đầu tư được quyền thẩm định thiết kế bản vẻ thi công - dự toán của tất cả những công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuât. sau đó trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuât.
                            Em ở Ban QLDA huyện thì UBND huyện là cấp thẩm quyền quyết đinh. vậy nhưng khi Ban QLDA thẩm định, quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán trong báo cáo kinh tế kỹ thuật thì UBND huyện nói Ban QLDA làm như vậy là sại Ban QLDA không có quyền ra quyết đinh nhờ thầy trả lời giúp cho em rọ

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                              Nguyên văn bởi nguyenngoc74
                              Có nhiều người chỉ yêu cầu căn cứ vào Nghị định, Thông tư. Mà E thấy quả thực trong nội dung của phần thẩm định chưa nói đến nguồn vốn này

                              Nghị định 112/2006/NDD-CP


                              5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

                              "Điều 9. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

                              1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án.

                              2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết.

                              3. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

                              a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư;

                              b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.

                              Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.

                              4. Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.

                              5. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ.

                              6. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở:

                              a) Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, không phân biệt nguồn vốn, việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:

                              Bộ Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

                              Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;

                              Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

                              Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

                              Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thì Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở.

                              Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.

                              Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở.

                              b) Đối với các dự án nhóm B, C, không phân biệt nguồn vốn, trừ các dự án nhóm B, C quy định tại điểm c, điểm d khoản này, việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:

                              Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành;

                              Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;

                              Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

                              Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

                              Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì Sở Xây dựng hoặc Sở Giao thông công chính hoặc Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh quy định.

                              Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở.

                              c) Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước đầu tư thuộc chuyên ngành do mình quản lý thì các Bộ, doanh nghiệp này tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở sau khi có ý kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.

                              d) Đối với các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua nhiều địa phương thì Bộ được quy định tại điểm a khoản này tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm lấy ý kiến của địa phương nơi có công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.

                              7. Cơ quan tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 10 ngày làm việc với dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ."

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở

                                Nguyên văn bởi phuho5nam
                                Thầy trả lời giúp em với:
                                theo nghị định 16 thì chủ đầu tư được quyền thẩm định thiết kế bản vẻ thi công - dự toán của tất cả những công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuât. sau đó trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuât.
                                ình
                                Em ở Ban QLDA huyện thì UBND huyện là cấp thẩm quyền quyết đinh. vậy nhưng khi Ban QLDA thẩm định, quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán trong báo cáo kinh tế kỹ thuật thì UBND huyện nói Ban QLDA làm như vậy là sại Ban QLDA không có quyền ra quyết đinh nhờ thầy trả lời giúp cho em rọ
                                Trả lời:

                                Trước hết em cần hiểu rõ về Chủ đầu tư, cụ thể là theo quy định của Nghị định 112/2006/NĐ-CP như sau:

                                1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

                                "1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

                                a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.

                                b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

                                Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành."

                                Đối với trường hợp dự án do UBND tỉnh duyệt thì UBND UBND huyện được chọn làm chủ đầu tư . Vói tư cách là Chủ đầu tư , UBND huyện sẽ thành lập BQLDA. Ban này được thực hiện theo quy định của Nghị định 112/2006/NDD-CP như sau:

                                11. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
                                "Điều 35. Các hình thức quản lý dự án

                                1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.

                                2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.

                                Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

                                12. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

                                "Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án

                                1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án.

                                2. Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền."

                                Khi UBND huyện duyệt dự án đầu tư xây dựng, thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Khi này Chủ đầu tư tất nhiên không phải là BQLDA của huyện nữa .

                                7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 Điều 12 như sau:

                                a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

                                "1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:

                                a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;

                                b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình."

                                b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

                                "4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật."

                                Nếu theo hai mô hình quản lý dự án nêu trên thì BQLDA của em không phải là chủ đầu tư mà UBND huyện phải chọn lại chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, UBND huyện có thể chọn BQLDA làm chủ đầu tư và giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với BQLDA (chủ đầu tư) để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành. Khi đó BQLDA chỉ được thẩm định TKBVTC với các nội dung như thẩm định TKCS. UBND huyện sẽ phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật như phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng , trong đó có tổng mức đầu tư ( không phải là dự toán). Sau đó Chủ đầu tư (BQLDA) vẫn phải phê duyệt thiết kế BVTC và dự toán trước khi mời thầu .

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X