QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

    Tôi đang thiết kế 1 cầu có các thông số như sau:
    1. MCN dạng chữ U. đường sắt chạy trên bản đáy hộp.
    2. Dầm BTCTDUL căng trước. chiều dài 29 m. BT C50.
    3. Tải trọng đường sắt tương đương T14. chạy tại tim kết cấu truyền trực tiếp tải trọng thông qua tavet và balat
    4. Gui file kem theo.
    Tôi đã tham khảo 1 số kết cấu ở nước ngoài nhưng dùng rất ít. ở Việt nam chưa có ai dùng.
    Có ai quan tâm đến thì liên hệ với tôi chúng ta trao đổi havinhanh@gmail.com
    Các vấn đề tôi đang tính toán nghiên cứu đưa vào dự án
    1. Sự phù hợp của mặt cắt ngang về kết cấu.
    2. Phương pháp tính toán phù hợp nhất.
    3. Sự phù hợp của MCN về tính kinh tế.?
    Attached Files
    Last edited by VinhAnh; 12-05-2006, 01:01 AM. Lý do: MCN

  • #2
    Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

    Em muốn hỏi là: Anh giải quyết liên kết ngang giữa hai dầm chủ như thế nào hay chỉ cần bản đáy chữ U là đủ?
    Em nghĩ:
    1. Mặt cắt ngang này phù hợp về kết cấu, tức là có thể đem ra áp dụng.
    2. Tính toán có thể quy đổi tiết diện về một mặt cắt T ngược để bố trí cốt thép và kiểm toán.
    3. Dầm U này có thể làm giảm chiều cao kết cấu nhịp nhưng em chưa thấy tính kinh tế của nó. (Có thể sẽ tốn thép DƯL hơn để bố trí cho phần trên của dầm chủ và không tận dụng được phần bê tông đáy chữ U để chịu nén)
    Vài ý kiến nhỏ xin được đóng góp cùng anh!
    "A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"
    Mít Đặc

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

      Thuc chat day khong phai la hai dam chu dạu Toi da post MCN lên rồi đậy Thép dự ứng lực dọc bố trí ở dưới bản.
      MCN cầu chỉ bao gồm có 1 dầm như thế thôi. Liên kết giữa hai chữ I chỉ có bản bêtoong đáy thôi.
      Ban co tai lieu nào về dạng mặt cắt này không?
      Xin cám ơn đóng góp.

      Ghi chú


      • #4
        Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

        Dùng từ "hai dầm chủ" ở đây đúng là chưa chính xác lắm, nên thay bằng "hai cánh của chữ U" chắc sẽ rõ ràng hơn. Cũng xin đính chính lại cụm từ "giảm chiều cao kết cấu nhịp" thành "giảm cao độ mặt cầu". Giờ đọc lại mới thấy mình diễn đạt nhầm. Sai một ly đi một dặm!
        Tài liệu mặt cắt ngang chữ U em không có, anh post lên em mới thấy nó lần đầu! Hi vọng sẽ có nhiều người quan tâm, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm và tài liệu về vấn đề này!
        "A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"
        Mít Đặc

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

          Chắc là anh đang làm cái dự án đường sắt nội đô hà nội với vốn vay.
          Xin thêm thông tin
          Nhà máy BT Xuân Mai co 1 ông chuyên gia Bỉ , đã từng tính toán và giới thiệu loại dầm Preflex bằng thép I, bọc bê tông, có dự ứng lực, đại khái mạt cát tương tự nhu anh đã nêu. Néu anh muốn có bản tính tham khảo thì gọi điện cho tôi
          Tôi co thấy vài cầu đường sắt ở Pháp dùng dạng mặt cắt này, mục đich là để giảm chiều cao kiến trúc (từ đỉnh ray đến đáy kết cấu nhịp). Nhưng rất khó lao lắp dầm trong điều kiện đường sắt VN vì thiếu cần cẩu chuyên dụng.
          Loại dầm này còn có thể dùng khi cầu qua khu dân cư nữa để giảm tiếng ồn vì dân Tây nó kiện tàu hỏa đi gần nhà ầm ĩ quá.
          Cần lưu ý nếu anh la tác giả đồ án( phải ký) chứ không phải mấy ông Tây thì nên đề nghị cho thí nghiệm 1 dầm trước khi chế tạo hàng loạt nhé. Bản tính không phản ánh hết các vấn đề thực tế đâu.
          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
          ĐT: 0913 555 194

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

            Vĩnh Anh à! Tôi Nghĩa mà!
            Cậu kiếm đâu ra cái chiêu kì gị vậy?
            Cậu à! Tui đóng góp chút nhé!
            Tui tính sơ qua thì cái dầm của cậu phải khoảng 130 Tấn đấy. Vụ này thi công mà lao lắp là hơi bị mệt đấy nhé ( PCI 33 m chỉ khoảng 65 tấn, Super T thì hình như cũng chỉ khoảng 70-80 Tấn thôi đấy nhé). Nếu dùng phương án này cậu xem thi công có được không, nếu không thì khỏi phải thiết kế he he... đỡ mệt người. Vừa rồi tại nhà Quốc hội Lilama dùng hai cẩu bánh xích (loại khoảng 150 T - cái này không chắc lắm, nếu cậu cần tôi có thể hỏi lại cho) nâng dầm thép tải trọng tương đối lớn đấy (sấp xỉ 100 tấn) tuy nhiên mặt bằng của họ thuận lợi hơn, nếu cậu chọ cho cầu đường sắt trong thành phố là hơi mệt đấy.
            Cái này định đúc tại công trường hai trong xưởng, nếu trong xưởng mà vận chuyển bằng 02 xe ở hai đầu mỗi chú phải vác 60 Tấn là hơi bị khó đấy nhé - không biết ở VN có loại đấy không, và đường có chịu được không (60 Tấn + 20 Tấn xe=80 Tấn là mệt rùi)
            Tui hỏi cái đây là căng trước phải không, thấy biến trên cái đầu dầm có mấy tao DƯL mà giữa dầm không có, lại không phải là ở dưới uốn lên, vậy thì thi công làm sao, cắt nó ở đoặn nào vậy, cậu xem kĩ nhé.
            Còn về thiết kế bạn không nhớ lắm, nhưng bạn thấy cái anh này chỉ được mỗi cái là giảm chiều cao kiến trúc thôi, còn về chịu lực thì biên dưới chịu kéo thì đầy bê tông, biên trên chịu nén thị lại có tí teo bê tông ( chắc là dầm giản đơn thôi nhỉ) ==> theo tui không hợp lý về kinh tế chút nào cả.
            Vậy mạn đàm một chút, gọi là bạn cũ giao lưu tí,
            Hi hì! Cậu xem rùi cùng trao đổi nhé
            Chào ! Chúc khoẻ.

            Ghi chú


            • #7
              Kết cấu hợp lý

              Đúng là kết cấu kiểu này thì chưa từng co ở Việt Nam nhưng tôi thấy bên Tây có nhiều đấy. Mặt cắt kiểu này có ưu điểm chìêu cao kiến trúc thấp và mỹ quan đẹp, ít tiếng ốn (phần lớn những cái xấu nhất như tà vẹt, bá-lát, ray, bánh xe đều không nhìn thấy). Về kinh tế có lẽ là không tiết kiệm về mặt vật liệu vì cánh chịu nén quá nhỏ. Nhưng vể tổng thể phương án này là tốt đấy, bây giờ nên bỏ cái tư duy kiểu tiết kiệm xi măng sắt thép đi, khai thác, cầu trong thành phố thì mỹ quan mới quan trong. Tôi xin góp ý chút ít về kết cấu : anh nên mở rộng cánh chịu nén ra ngoài chút ít, có thể làm lề đi bộ hay cái gì đấy, dầm căng trước hay sau cũng được nhưng nên đúc tại công trường, lao bằng cần cẩu long môn chạy hai bên như kiểu nút giao Chương Dương ấy. Cuối cùng, như thày Trung góp ý đấy, đề nghị chế tạo thử, thí nghiệm cẩn thận trước khi đúc hàng loạt, cái này có vẻ dễ mất ổn định cánh trên lắm. Chúc anh thành công.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

                Hay quá! Đã nghe về vấn đề ổn đinh biên trên (chịu nén) của dạng chữ U này rồi, mà chưa hiểu lắm,
                Vậy mong các chuyên gia trên diễn đàn này cho ý kiến với, trường hợp này phải thiết kế như thế nào?
                Nhận thấy hai cánh dầm còn chịu xoắn nữa, vậy sử lý trong thiết kế như thế nào?
                Ui dùi ui! Đau đầu quá...
                Mong mọi người có ý kiến tham gia góp ý

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kết cấu MCN cầu dạng chữ U

                  Sao không ai đề cập đến phương án đúc phân khối và căng ép sau nhỉ. chỉ vì 1 cái cầu Rào mà ngành cầu Việt Nam bỏ qua 1 giải pháp thi công tiên tiến nhất. Cố gắng tiếp cận với cái mới đi bạn. Có gì ban có thể tham khảo đề tài cấp bộ quỹ lương của GS Đăng Gia Nải viện KHCN Giao Thông Vận Tải về công nghệ đẩy lắp.
                  Last edited by vietduc; 10-07-2006, 09:18 PM.

                  Ghi chú

                  Working...
                  X