QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Niigata Earthquake 2004

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Niigata Earthquake 2004

    Ở trong link này có một số hình ảnh về phá hoại của trận động đất vừa xảy ra ở Niigata, Nhật Bản.

    http://geot.civil.metro-u.ac.jp/arch...ata/index.html

    Có thể nhận thấy, cũng như nhiều nơi khác, sự phá hoại chủ yếu xảy ra cho các công trình giao thông hoặc nhà thấp tầng, là các công trình mà khi tải trọng động đất thiết kế thường bị xem nhẹ. Tất nhiên cũng có thể là do ở Niigata không có các công trình cao (bác Thuật ơiii ???)
    Does engineering need science?

  • #2
    Tâm chấn của trận động đất này nằm gần mấy thành phố nhỏ của tình Niigata. Khu vực đó nói chung có nhiều đồi núi, và hiện tượng sạt lở đồi núi và các công trình đường xảy ra khá nhiều. Hơn nữa khu vực này có nhiều vết đứt gẫy active faults nên cũng gây hư hại nhiều đến công trình giao thông và công trình nhà cửa (nhà xây kiểu gì mà nếu nằm ngay trên vết đứt gãy thì chỉ có tiêu thôi). Chấn tâm của trận động đất này nằm khá nông (khoảng 10 km) nên ảnh hưởng của faults càng lớn.

    Nói chung cường độ (intensity) của trận động đất này ở vùng gần chấn tâm là khá lớn thôi, khoảng từ 5 đến 6- hay 6+ (theo thang đo của Nhật tối đa là 7, trận Kobe khoảng 7). Khu vực này thuộc vùng địa chấn mạnh thứ 2 (trong tổng số 3 vùng của Nhật, mấy thành phố lớn như Tokyo thuộc vùng mạnh số 1 và cường độ động đất có thể lên tới 7+ !). Hôm qua xem một số biểu đồ phổ phản ứng thấy gia tốc cực đại PGA rất lớn và thuộc vùng chu kỳ khá ngắn ...

    Sáng nay lại có một trận aftershock với intensity khoảng -6 và thấy TV chiếu cảnh nhiều người ngã lăn quay xuống đất hay sợ quá và ôm nhau khóc! Đấy mới là ở cấp 6- thôi đấy! Khi động đất xảy ra nghe tiếng kêu ù ù do rung chuyển nền đất và tiếng kêu răng rắc của nhà cửa, cây cối, ... như sắp đổ thấy cũng khiếp! Mấy bác quan tâm đến thiết kế kháng chấn phải nên có kinh nghiệm như thế này thì thiết kế mới đảm bảo an toàn được!

    Đang bận nên cũng chưa kịp xem các thông tin họ viết như thế nào? Ai thấy chỗ nào có thông tin gì hay thì gửi cho xem nhé? ....

    Click vào chỗ "Movie" để xem simulation của trận động đất này nhé
    http://www.eri.u-tokyo.ac.jp/furumur...tsu/index.html
    E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

    Ghi chú


    • #3
      Có cái report này không biêt bác Thuật xem chưa này. Em nhận được qua mailing list chứ cũng không biết là nó ở đâu nên đành upload lên đây vậy.
      Attached Files
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #4
        Cám ơn Phu ho nhé. Bạn lấy ở mailing list nào vậy, có thể cho biết tên? Hôm qua tôi có xem qua bản tiếng Nhật, nhưng không biết là có bản tiếng Anh. Sau trận đông đất này các bác NC có khối việc để làm rồi, không sợ lo bị thất nghiệp! Mà dân Nhật nó làm việc kinh thật, thấy mấy bác ở đây làm việc cả ngày đêm và liên tục viết reports!
        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

        Ghi chú


        • #5
          Công nhận mấy chú Nhật hăng thật, vừa động đất hôm trước hôm sau đã thấy cái report dài ngoằng rồi

          Cái mailing list ấy đây bác Thuật này :

          http://geoinfo.usc.edu/gees/Geotech/joingeotech.html
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #6
            Một số hình ảnh cập nhật về trận động đất này

            http://gees.usc.edu/GEES/RecentEQ/Japan2004/index.html
            Does engineering need science?

            Ghi chú


            • #7
              Hi all:

              Nguyên văn bởi phu_ho
              Một số hình ảnh cập nhật về trận động đất này
              http://gees.usc.edu/GEES/RecentEQ/Japan2004/index.html
              Phu ho cũng chịu khó lần mò trên Net và kiếm được nhiều thông tin hay nhỉ!

              Tôi vừa mới trở về từ mấy thành phố nhỏ (thực ra gọi là thị trấn thì đúng hơn) của tỉnh Niigata mà hiện nay đang bị những trận động đất tàn phá khá nặng nề (Ojiya, Kawaguchi, Tokamachi, Nagaoka,...)! Sau hơn 2 tuần bị tàn phá, những thành phố này hiện nay trông tan hoang và khá bề bộn. Một số nhà gỗ cao 2 tầng mà xây dựng cách đậy khoảng 50 năm đã bị sập hoàn toàn, và nhìn chúng như một đống gỗ mục nát. Một số khác thì mặc dù chưa bị sập nhưng mọi người cũng đều phải sơ tán để vào sống chung ở "trại tỵ nạn" vì sợ có thể có những trận dư chấn khá mạnh sẽ xẩy ra vào bất kỳ lúc nào! Đường xá hiện nay cũng đang bị đào bới để sửa chữa lại các đường ống dẫn ga, ống cấp thoát nước, ... nên hay bị tắc đường. Nói chung hoạt động kinh doanh trong thành phố hầu như bị đình trệ, chỉ trừ một số cửa hàng bán gia cụ và đồ ăn. Giá bán hiện nay ở các cửa hàng này tăng gấp vài lần so với bình thường....

              Theo như dự báo thì trong thời gian tới (có khi 1 hay vài tháng nữa, hiện nay không thể đoán trước được) khả năng sẽ vẫn còn nhiều các dư chấn xảy ra với cường độ (intensity) khá lớn. Mặc dù vậy, một số người dân cảm thấy quá chán chường với cảnh "sống vật vờ" nên đã liều mạng để quay trở lại "hưởng thụ" được ngày nào hay ngày ấy trong những ngôi nhà của họ!
              Last edited by Thuatdv; 13-11-2004, 11:02 AM.
              E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

              Ghi chú


              • #8
                bác Thuật gửi ảnh về qua Email Huy upload giúp lên cho đỡ tố thời gian !
                ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                Ghi chú


                • #9
                  Mô phỏng động đất

                  Gửi các Bác bài báo tham khảo
                  -----------------------------------------------
                  Mô phỏng động đất để kiểm tra vật liệu xây dựng
                  Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã tạo ra những rung lắc nhân tạo để kiểm tra độ bền của các loại vật liệu xây dựng thông thường và những cơ sở hạ tầng quan trọng như đường ống gas trước tác động phá huỷ của động đất.

                  Thử nghiệm động đất giả tại Ithaca, New York.
                  Các nhà nghiên cứu tại 4 phòng thí nghiệm trên khắp nước Mỹ hy vọng phát hiện của họ sẽ giúp các kỹ sư tạo ra những đường dây điện, cáp viễn thông, ống dẫn nước và dẫn dầu bền vững hơn.
                  Động đất "có thể khiến cho những đường ống dân sinh quan trọng bị oằn lại hoặc đứt gãy giống như các xếp nếp của đàn accordeon", Harry Stewart, Giám đốc phòng thí nghiệm Đại học Cornell, nói.
                  Phòng thí nghiệm này đã cho phép các nhà khoa học sử dụng sức ép thuỷ lực và một bức tường bê tông cao 6 mét để tạo ra các lực gây biến dạng mà những trận động đất mạnh nhất có thể tạo ra.
                  Các thử nghiệm tương tự diễn ra hôm qua tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign, Đại học bang Oregon và Đại học California ở San Diego.
                  Ở Cornell, nhóm nghiên cứu mô phỏng ảnh hưởng của một trận động đất lên một đường ống làm bằng polyethylene dài 18 mét, đường kính 15 cm - loại ống điển hình dùng để dẫn khí tự nhiên. Ống này được chôn trong một cái máng chứa 12,5 tấn cát. Áp lực nước lên tới 11,3 tấn được đặt lên hai đầu ống, khiến cho nó oằn đi hàng mét. Đường ống oằn đi nhanh hơn so với dự đoán, và lệch tâm. "Đó là lý do vì sao chúng tôi cần thực hiện nghiên cứu này", Stewart nói.
                  Cornell thuộc số 15 trường đại học tham gia vào Mạng lưới Mô phỏng Cơ Động đất của Trung tâm Khoa học quốc gia Mỹ. Mạng lưới này liên kết các phòng thí nghiệm thông qua Internet, cho phép các nhà nghiên cứu chia sẻ dữ liệu thí nghiệm đã diễn ra.
                  Mạng lưới sẽ cho phép các kỹ sư mở rộng những giới hạn thiết kế, tạo ra các toà nhà chống động đất an toàn hơn.
                  Thuận An (theo AP)

                  Ghi chú


                  • #10
                    Hình như từ bên này không thể gửi được photos theo kiểu attached files hay sao ấy! Tuấn Hiệp thử xem lại xem có vấn đề gì không nhé? Vừa mới tranh thủ upload được mấy cái ảnh trong yahoo.com, mọi người xem tạm nhé. Nói chung cũng chẳng có gì là mới cả, nhưng của nhà trồng được mà!

                    http://pg.photos.yahoo.com/ph/thuatd...bum?.dir=/9447

                    E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Thêm thông tin về Niigata Earthquake đến kết cấu cầu

                      http://seismic.cv.titech.ac.jp/Niiga...ata_report.pdf

                      Wuyen

                      Ghi chú

                      Working...
                      X