QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính móng bè cho cột điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính móng bè cho cột điện

    Chào tất cả mọi người!
    Mình làm trong nghành điện, hiện nay công tác thiết kế móng bè của trụ điện đường dây dẫn điện trên không mình chưa thấy có tài liệu nào chỉ dẩn cả. Kính nhờ anh em đồng nghiệp chỉ giúp!
    + Hiện nay mình đang tính theo mô hình là móng nông trên nền thiên nhiên, ( với nội lực bốn chân cột quy về tại tâm móng) và tính các bản m1ong như là các sàn lật ngược ngàm vào các dầm móng, phương pháp này chỉ gần đúng ở các cột có kích thươc chân cột < 8m, với chân cột lớn hơn thì xem ra không hiệu quả.
    + Với phương pháp tính móng bè trên nền đàn hồi mính không hiểu rõ chổ lấy hệ số nền bao nhiêu vì hệ số nền cho ứng với các loại đất có mức dao động lớn.
    + Móng trụ điện có yêu cầu về tính chống lật lớn k>1.7
    Kính nhờ anh em quan tâm chỉ giáo!!!

  • #2
    Ðề: Tính móng bè cho cột điện

    Nguyên văn bởi HungThuan
    Chào tất cả mọi người!
    Mình làm trong nghành điện, hiện nay công tác thiết kế móng bè của trụ điện đường dây dẫn điện trên không mình chưa thấy có tài liệu nào chỉ dẩn cả. Kính nhờ anh em đồng nghiệp chỉ giúp!
    + Hiện nay mình đang tính theo mô hình là móng nông trên nền thiên nhiên, ( với nội lực bốn chân cột quy về tại tâm móng) và tính các bản m1ong như là các sàn lật ngược ngàm vào các dầm móng, phương pháp này chỉ gần đúng ở các cột có kích thươc chân cột < 8m, với chân cột lớn hơn thì xem ra không hiệu quả.
    + Với phương pháp tính móng bè trên nền đàn hồi mính không hiểu rõ chổ lấy hệ số nền bao nhiêu vì hệ số nền cho ứng với các loại đất có mức dao động lớn.
    + Móng trụ điện có yêu cầu về tính chống lật lớn k>1.7
    Kính nhờ anh em quan tâm chỉ giáo!!!
    CHÀO BẠN
    VIỆC TÍNH MÓNG CHO TRỤ ĐIỆN ; LỰC XUỐNG MÓNG LÀ 4 ĐIỂM ; 4 ĐIỂM ĐÓ LÀ LỰC CẮT VÀ LỰC DỌC ; KHÔNG CÓ MÔ MEN ; ; SAU ĐÓ BẠN QUY LỰC VỀ VỊ TRÍ GIAO NHAU CỦA HAI ĐƯỜNG CHÉO CỦA 4 ĐIỂM ; SAU ĐÓ XEM MÓNG BÈ NHƯ MÓNG ĐƠN ; VÀ TIẾN HÀNH CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN MÓNG BÈ VÀ KIỂM TRA LÚN ; TÍNH LẬT ; SAU KHI OK HẾT RỒI ; CÓ KÍCH THƯỚC OK RỒI ; TIẾN HÀNH TÍNH TOÁN THEO HAI CÁCH ; SAU HAI CÁCH NÀY THẤY CÁCH NÀO CÓ VẼ AN TOÀN HƠN THÌ CHỌN .
    **CÁCH 1: TÍNH TOÁN MÓNG BÈTHEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH TAY ; LƯU Ý TẠI VỊ TRÍ 4 NÚT CẦN CÓ DẦM ĐI QUA ; MÓNG BÈ CÓ SƯỜN LẬT NGƯỢC ; CÁCH TÍNH TAY THAM KHẢO CUỐN SÁCH “ NỀN MÓNG DO THẦY CHÂU NGỌC ẨN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM BIÊN SOẠN”
    ** CÁCH 2: TÍNH THEO NỀN ĐÀN HỒI ; BẠN CÓ THỂ DÙNG PHẦN MỀM SAP ; PLAXIS HAY ETAB ; STAABPRO TÍNH ; VỚI HỆ SỐ K NỀN TÍNH THEO ĐỘ LÚN HAY CÓ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TỪ CƠ LÝ ĐẤT TRONG SÁCH NƯỚC NGOÀI; CÁI NÀY CÓ 1 SỐ NGƯỜI CÓ ; TUI KHÔNG CÓ .
    CHÚC THÀNH CÔNG
    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính móng bè cho cột điện

      Nguyên văn bởi HungThuan
      Chào tất cả mọi người!
      Mình làm trong nghành điện, hiện nay công tác thiết kế móng bè của trụ điện đường dây dẫn điện trên không mình chưa thấy có tài liệu nào chỉ dẩn cả. Kính nhờ anh em đồng nghiệp chỉ giúp!
      + Hiện nay mình đang tính theo mô hình là móng nông trên nền thiên nhiên, ( với nội lực bốn chân cột quy về tại tâm móng) và tính các bản m1ong như là các sàn lật ngược ngàm vào các dầm móng, phương pháp này chỉ gần đúng ở các cột có kích thươc chân cột < 8m, với chân cột lớn hơn thì xem ra không hiệu quả.
      + Với phương pháp tính móng bè trên nền đàn hồi mính không hiểu rõ chổ lấy hệ số nền bao nhiêu vì hệ số nền cho ứng với các loại đất có mức dao động lớn.
      + Móng trụ điện có yêu cầu về tính chống lật lớn k>1.7
      Kính nhờ anh em quan tâm chỉ giáo!!!
      Thông thường các cột điện, Anten độ lún không lớn lắm (vì tlbt nhỏ tải trọng gây lún 10~20tấn cho móng bè có cạnh >10m x10m). Ở đây bài toán tính cường độ đáy móng & ổn định chống lật quan trọng hơn. Có một vài ý trao đổi cùng bạn :
      1. Móng bè có cạnh lớn hơn 10m có cách tính toán cường độ & lún khác móng đơn bình thường. Bạn tham khảo sách "tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn " của 05 tác giả trong đó có thầy Hoàng Văn Tân (là thầy dạy tui hồi trước)
      2. Tính móng theo nền đàn hồi hay sàn lật ngược đều không đúng. Trường hợp nguy hiểm là khi có gió (02 cột nén + 02 cột chịu lực nhổ) lúc này móng sẽ được kéo lên từ 02 cột chịu nhổ, nhờ tải trọng bạn thân & đất đắp giữ lại. Bạn xác định điểm xoay của móng và tính nội lực & thép trong trường hợp này. Nếu là cột điện đầu & cuối đường dây có thêm lực kéo căng dây điện.
      3. Nếu bạn ở TpHCM bạn có thể liên hệ với pmdc , tui cho bạn mượn thuyết minh tính toán tháp anten tự đứng (nhưng không phải của pmdc có cả thuyết minh tính gió động tháp anten , móng bè , móng cọc) để bạn tham khảo cánh làm.
      Thân mến

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính móng bè cho cột điện

        Bác PMDC ơi!
        Em ở Hà Nội, muốn xem thuyết minh tính toán Nền Móng Bè, Cọc của công trình Tháp Thép thì có cách nào k hả bác?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính móng bè cho cột điện

          Nguyên văn bởi pmdc View Post
          Thông thường các cột điện, Anten độ lún không lớn lắm (vì tlbt nhỏ tải trọng gây lún 10~20tấn cho móng bè có cạnh >10m x10m). Ở đây bài toán tính cường độ đáy móng & ổn định chống lật quan trọng hơn. Có một vài ý trao đổi cùng bạn :
          1. Móng bè có cạnh lớn hơn 10m có cách tính toán cường độ & lún khác móng đơn bình thường. Bạn tham khảo sách "tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn " của 05 tác giả trong đó có thầy Hoàng Văn Tân (là thầy dạy tui hồi trước)
          2. Tính móng theo nền đàn hồi hay sàn lật ngược đều không đúng. Trường hợp nguy hiểm là khi có gió (02 cột nén + 02 cột chịu lực nhổ) lúc này móng sẽ được kéo lên từ 02 cột chịu nhổ, nhờ tải trọng bạn thân & đất đắp giữ lại. Bạn xác định điểm xoay của móng và tính nội lực & thép trong trường hợp này. Nếu là cột điện đầu & cuối đường dây có thêm lực kéo căng dây điện.
          3. Nếu bạn ở TpHCM bạn có thể liên hệ với pmdc , tui cho bạn mượn thuyết minh tính toán tháp anten tự đứng (nhưng không phải của pmdc có cả thuyết minh tính gió động tháp anten , móng bè , móng cọc) để bạn tham khảo cánh làm.
          Thân mến
          Thank bác PMDC!
          Bác có thẻ nói rõ hơn bác xác định điểm xoay ntn được không? Em đang tìm hiểu về cách tính 1 cái móng bè cho cột anten có 3 chân mà bí quá.Em đang đọc phần tính móng bè theo nền đàn hồi thì gặp bài này bác bảo tính thế ko đúng.hì hì.
          Be Myself!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính móng bè cho cột điện

            Nguyên văn bởi Thanhxd
            Em cũng chưa hiểu ý bác . Tất cả các móng cột điện đều xác định điểm chống lật và tính mômen có kể trường hợp lực nhổ .
            Để tính thép thì chỉ quan tâm tới chịu nén thôi chứ .
            ý mính là bạn xác định điểm chống lật của cho móng bè của bạn thế nào với các trường hợp nền đất khác nhau(nền đất mềm. nền đất cứng...)hôm trước mình có thử tính 1 cái móng bè trên nền đácho cột anten 3 chân thôi,lực nhổ rất lớn,độ sâu chôn móng là 2,5m.bạn có thể nêu quan điểm tính toán của bạn về cái móng này để mình tham khảo được không?
            bạn phải tính thép cho trường hợp chịu nhổ nữa chứ
            Last edited by xd642a7; 14-06-2009, 06:32 PM.
            Be Myself!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính móng bè cho cột điện

              Các bác có thể xem thêm vấn đề ổn định chống lật cho móng ở:
              Kết cấu biển quảng cáo
              Tại:
              (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                theo em tính móng bè về cường độ&lún không thể làm theo cách quy tải trọng tại các chân cột về tâm móng được.Bởi vì thường thì cột an ten cho giá trị lực nén và nhổ khá gần nhau(nhưng ngược dấu).do đó phần đất nền dưới bè bị nén sẽ có biến dạng rất lớn so với phần đất nền dưới bè chịu nhổ-phân phối lại phản lực lên bè.khi mình quy lực về tâm thì coi như bè đã lún đều...em chỉ nghĩ đến đây thôi chứ chưa giải quyết được bài toán này.hic hic, trong khi em đã thiết kế (vẽ) mười mấy cái cho thi công rồi.khi làm em chỉ quan tâm đến chống lật cho cột,còn thép thì bố trí theo các bản vẽ tham khảo.
                Last edited by xd642a7; 15-07-2009, 11:11 PM.
                Be Myself!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                  Em xin bàn thêm về bài viét của bác PMDC:
                  A.Móng bè hình vuông ko có gân cứng
                  1/Xác định diểm xoay:là giao điểm của đường trung hòa của bản móng và đường nối đỉnh của 2 véctơ Fnén và Fkéo
                  2/Tính toán cốt thép bản móng:
                  -Xác định ứng suất max của nền theo lực dọc và môment quy về điểm xoay.Kiểm tra sức chịu tải của nền theo ƯS này.
                  -Coi như bản móng gồm 2 phần ngàm tại đường thẳng qua điểm xoay và song song với 2 chân chịu nén(nhổ)
                  -Tính cốt thép lớp dưới :Xác định phản lực tác dụng lên đáy bè là tải trọng phân bố hình thang với pmax tại mép phần nén, pmin tại điểm xoay,từ đó tính ra cốt thép
                  -Tính cốt thép lớp trên :Xác định phản lực tác dụng lên mặt trên bè là tải trọng phân bố hình chữ nhật với p=trọng lượng đất trên bè/diện tích
                  3/Kiểm tra điều kiện chống lật
                  Giả thiết điểm lật đi qua tâm trụ chịu nén tại đáy bản móng
                  -Xác định môment gây lật:lực nhổ x khoảng cách...
                  -Xác định môment chống lật gồm trọng lượng bản thân móng bêtong, trọng lượng khối đất trên móng có chiều dài cạnh đáy bằng khoảng cách tim các trụ,cạnh trên có tính thêm góc mở.
                  -kiểm tra điều kiện an toàn về chống lật
                  B.Móng bè hình vuông có gân cứng nối các trụ
                  Như trên, phần tính toán cốt thép tính toán theo 2 phầnhần nằm trong gân cứng coi như bản kê 4 cạnh, phần ngoài thì coi như conxon ngàm tại tâm gân cứng.Tính toán với cả phản lực nền và trọng lượng đất tác dụng lên bản móng.
                  C.Móng bè của cột anten 3 chân:
                  Em xin nhờ các bác chỉ giúp em sơ bộ về hình dáng móng cho phù hợp với sự làm việc của móng và dễ tính toán.:
                  Các bác góp ý kiến cho em nhé!
                  Be Myself!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                    Nguyên văn bởi xd642a7 View Post
                    Em xin bàn thêm về bài viét của bác PMDC:
                    A.Móng bè hình vuông ko có gân cứng
                    1/Xác định diểm xoay:là giao điểm của đường trung hòa của bản móng và đường nối đỉnh của 2 véctơ Fnén và Fkéo
                    2/Tính toán cốt thép bản móng:
                    -Xác định ứng suất max của nền theo lực dọc và môment quy về điểm xoay.Kiểm tra sức chịu tải của nền theo ƯS này.
                    -Coi như bản móng gồm 2 phần ngàm tại đường thẳng qua điểm xoay và song song với 2 chân chịu nén(nhổ)
                    -Tính cốt thép lớp dưới :Xác định phản lực tác dụng lên đáy bè là tải trọng phân bố hình thang với pmax tại mép phần nén, pmin tại điểm xoay,từ đó tính ra cốt thép
                    -Tính cốt thép lớp trên :Xác định phản lực tác dụng lên mặt trên bè là tải trọng phân bố hình chữ nhật với p=trọng lượng đất trên bè/diện tích
                    3/Kiểm tra điều kiện chống lật
                    Giả thiết điểm lật đi qua tâm trụ chịu nén tại đáy bản móng
                    -Xác định môment gây lật:lực nhổ x khoảng cách...
                    -Xác định môment chống lật gồm trọng lượng bản thân móng bêtong, trọng lượng khối đất trên móng có chiều dài cạnh đáy bằng khoảng cách tim các trụ,cạnh trên có tính thêm góc mở.
                    -kiểm tra điều kiện an toàn về chống lật
                    B.Móng bè hình vuông có gân cứng nối các trụ
                    Như trên, phần tính toán cốt thép tính toán theo 2 phầnhần nằm trong gân cứng coi như bản kê 4 cạnh, phần ngoài thì coi như conxon ngàm tại tâm gân cứng.Tính toán với cả phản lực nền và trọng lượng đất tác dụng lên bản móng.
                    C.Móng bè của cột anten 3 chân:
                    Em xin nhờ các bác chỉ giúp em sơ bộ về hình dáng móng cho phù hợp với sự làm việc của móng và dễ tính toán.:
                    Các bác góp ý kiến cho em nhé!
                    Liệu có thể luôn giả thiết được như vậy không hả bác? Theo bác XUAN THUY thì điểm lật có thể có 3 trường hợp như ở hình dưới <sup>[*]</sup>.Mong các bác cho ý kiến.

                    --------------------------------------
                    [*]Kết cấu biển quảng cáo
                    (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                      Nguyên văn bởi Thanhxd
                      - Điều kiện chống lật à .Tôi thấy móng bản mà dùng cho cột định hình thì còn khuya mới lật .Lý do là thể tích móng đặc biệt thể tích đất rất lớn .
                      - Góp ý cho móng bè hình vuông có gân cứng : Bản kê 4 cạnh của bạn ở đây không giống với bảng tra đâu .Vì có một cạnh không liên kết chứ không phải tựa khớp như ở bảng tra nên bạn tính cũng hơi mệt đấy .Phần ngoài vẫn là bản kê 4 cạnh .
                      - Bạn nào biết ĐỘ LÚN CHO PHÉP CỦA MÓNG BÈ công trình TRỤ ĐIỆN là bao nhiêu không ?
                      1/Ơ cái bác này.,bác thiết kế móng cho công trình tháp trụ thì chắc chắn bác phải kiểm tra đk chống lật.Còn việc nó có lật hay ko thì tùy thuộc vào cái thiết kế của bác và tải trọng đã đạt đến tải thiết kế chưa?Bác làm cột đường dây điện(theo tuyến) nó hơi khác với em làm cột anten(độc lập) đấy!
                      2/Phần gợi ý của bác em chưa hiểu, bác nói rõ thêm nhé!
                      3/Phần này bác xem ở bảng H2 Biến dạng giới hạn của nền-TCXD 205:1998.
                      Be Myself!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                        Xin trả lời bác WIKI: bác chọn điểm lật ở mép biên của móng cũng được(nếu bác thấy chiều dày bản móng là ok và phần bản móng nhô ra so với trụ không quá dài).ở đây em chọn điểm lật tại mép trụ cho nó thiên về an toàn.
                        Em xin đề xuất ý kiến tiếp:
                        1/ Tính móng bè mềm trên nền đất "mềm":sử dụng mô hình nền Winker,sử dụng SAP2000.Cái quan trọng là xác định hệ số nền và gán liên kết spring.ở đây liên kết này chỉ chịu nén không được nhịu kéo.Bác nào biết cách khai báo này trong SAP thì bày cách cho anh em với nhé!
                        2/Tính móng bè trên nền đất cứng : theo em chỉ cần kiểm tra chống lật và nén cục bộ.Cốt thép bản móng bố trí theo cấu tạo.
                        Be Myself!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                          Nguyên văn bởi xd642a7 View Post
                          Xin trả lời bác WIKI: bác chọn điểm lật ở mép biên của móng cũng được(nếu bác thấy chiều dày bản móng là ok và phần bản móng nhô ra so với trụ không quá dài).ở đây em chọn điểm lật tại mép trụ cho nó thiên về an toàn.
                          Em xin đề xuất ý kiến tiếp:
                          1/ Tính móng bè mềm trên nền đất "mềm":sử dụng mô hình nền Winker,sử dụng SAP2000.Cái quan trọng là xác định hệ số nền và gán liên kết spring.ở đây liên kết này chỉ chịu nén không được nhịu kéo.Bác nào biết cách khai báo này trong SAP thì bày cách cho anh em với nhé!
                          2/Tính móng bè trên nền đất cứng : theo em chỉ cần kiểm tra chống lật và nén cục bộ.Cốt thép bản móng bố trí theo cấu tạo.
                          Hi bạn

                          Cũng lâu không tham gia diễn đàn (mải kiếm cơm hehe). Pmdc thấy bạn đề cập vấn đề & giải quyết móng cột điện - anten giống như suy nghĩ của Pmdc nên không có góp ý gì thêm được.

                          Móng bè cho tháp tự đứng 03 chân, bạn nên bố trí dạng hình vuông trong đó có một cạnh song song với một cạnh của tháp (đường nối 02 chân của tháp). Hướng gió tính cho tháp theo 02 hướng chính: song song với 01 cạnh (giả sừ là cạnh AB) & vuông góc với cạnh AB.

                          Vấn đề khai báo trên SAP: những spring chịu kéo thì bạn giải phóng các spring tại các nút đó rồi giải lại. Lập nhiều lần sẽ cho kết quả tốt.

                          Vài dòng bạn tham khảo.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính móng bè cho cột điện

                            Nguyên văn bởi Thanhxd
                            Tôi muốn đặt cho bạn một câu hỏi
                            1. nếu gặp nền đất yếu hay cực yếu ví dụ : đất nhão hoặc sét nhão E tầm 150kg/cm2 . Kiểm tra cường độ , biến dạng ok .Bạn có dùng loại móng bản này không ?
                            2. Ứng suất âm ở bản móng bạn sẽ tính cốt thép như thế nào( chắc chắn bạn sẽ gặp trường hợp này ). Đây là ứng suất để tính thép chứ không phải ứng suất để kiểm tra cường độ ...
                            câu 1: nếu có thể bạn hãy kiểm tra trượt phẳng và trượt sâu.mình không tin bạn chấp nhận thiết kế móng bè trên loại đất yếu mà thỏa mãn đk về cường độ và biến dạng.
                            câu 2:Với móng bè cho cột anten,nếu mình tính ra ứng suất âm(của nền) thì mình tính toán lại với ứng suất khác tương đương(theo điều kiện cân bằng về môment và hình chiếu),bỏ qua phần ứng suất âm vì thực tế không xảy ra.Đấy là tính tay.Còn nếu đưa mô hình vào PM SAP thì loại bỏ các lò xo chịu kéo(bác PMDC đã nói trên).
                            Vài dòng trao đổi cùng bạn.Mong bạn góp ý thêm.
                            Be Myself!

                            Ghi chú

                            Working...
                            X