QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thiết kế bến cảng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thiết kế bến cảng

    Tôi đang tìm hiểu thiết kế bến cầu tàu, tính toán sự ổn định của cầu tàu dưới nền cọc khoan nhồi.Ai có có thể giúp với!

  • #2
    Ðề: thiết kế bến cảng

    Nguyên văn bởi nguyenthinu168
    Tôi đang tìm hiểu thiết kế bến cầu tàu, tính toán sự ổn định của cầu tàu dưới nền cọc khoan nhồi.Ai có có thể giúp với!
    Hư vậy bạn ko phai dan cảng biển à?
    - 22 TCN 222-95
    - 22 TCn 219-94
    - Slope...
    - Công trình bến cảng - ThS Bùi Văn Chúng ĐHBK
    bi nhieu đó là dư sức rồi, nếu thắc mắc phải cụ thể là gì chư????

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: thiết kế bến cảng

      Xin hỏi trên diễn đàn có ai có thông tin về loại kết cấu chủ yếu về công trình cảng của Việt Nam không? Tôi đang tìm thông tin để chọn làm đồ án nhưng tìm trên mạng không thấy thông tin này.
      Nếu có thành viên nào có thông tin về địa chất địa hình bờ biển Việt Nam mong bạn chia sẻ với tôi.
      email: lehoang102@hotmail.com
      (do tôi chưa có điều kiện về VN nên không thể tìm sách, nếu bạn nào đã đọc qua xin vui lòng giới thiệu)
      Tôi xin chân thành cảm ơn!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: thiết kế bến cảng

        Ở Việt Nam hiện nay, kết cấu chủ yếu của các bến cảng là cầu tàu, đặc biệt là khu vực Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.Và các cảng biển lớn của ta chủ yếu là nằm sâu trong đất liền, các cảng nằm ven biển chủ yếu tập trung ở miền Trung. Nếu bạn muốn xin số liệu địa chất thực sự rất khó, nếu bạn đi thực tập cán bộ kỹ thuật có thể xin ở Công ty bạn thực tập (chép lại thôi chứ người ta cũng không cấp cho đâu). Để làm đồ án, số liệu địa chất không quan trọng, chủ yếu là cách tính và các bước thực hiện tính toán của bạn mà thôi, bạn đừng quá lăn tăn về số liệu địa chất.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: thiết kế bến cảng

          Cám ơn ý kiến của ban. Thực ra tôi hỏi về địa chất để chọn loại kết cấu mình sẽ làm, ví dụ như loại đất bùn, đất mềm có thể dùng phương pháp đóng cọc bê tông dự ứng lực (bê tông cọc nhồi???), loại địa chất ổn định có thể dùng kết cấu trọng lực... Tất nhiên đồ án thì có thể chọn một loại kết cấu bất kì để làm, nhưng tôi muốn nó có tính thực tế một chút nên hi vọng có thêm thông tin để tiện cho chọn lưa.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: thiết kế bến cảng

            Chào Lê Hoàng, tôi có thể sơ họa về địa chất cũng như kết cấu chủ yếu của các vùng tại Việt Nam, nhưng đây cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn biết chính sác thì bạn phải tìm hiểu kĩ hơn.
            1. Tại miền Bắc chia làm hai loại
            a. Cảng sông và cảng cửa sông chủ yếu tập trung ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định. Kết cấu chủ yếu là bến cầu tầu liền bờ. Về địa chất chủ yếu là bồi tích của phù sa.
            b. Cảng biển tập trung ở Quảng Ninh, kết cấu có thể là cầu tầu trên nền cọc khoan nhồi hoặc bến trọng lực. Địa chất ở khu vực này tốt, nhưng cần phải thăm dò kỹ nếu không sẽ gặp rất nhiều hang castor vì ở đây khu vực đá vôi.
            2. Tại khu vực duyên hải miền Trung
            a. Chủ yếu là cảng biển, kết cấu cầu tàu trên nền cọc (khoan nhồi, cọc btct ưst, cọc ống thép). Địa chất theo đánh giá chủ quan của tôi là tốt, nhiều khu vực có điều kiện tốt để xây dựng cảng nước sâu tuy nhiên bạn nên chú ý đến khu vực Đà Nẵng vì ở đây là bãi bồi của hạ lưa sông Hàn nên địa chất trên nền bùn là chủ yếu.
            3. Tại khu vực miền Nam
            a. Khu vực này chủ yếu là cảng sông và cảng cửa sông, hình thành nhiều cảng nước sâu do sông ở đây có chiều sâu và chiều rộng lớn. Kết cấu chủ yếu trên nền cọc ông thép hoặc cọc BTCT ứng suất trước, chiều sâu của cọc có thể lên đến 50m. Địa chất của khu vực này rất yếu, chiều dầy lớp đất yếu lớn có thể lên vài chục mét do đây là bồi tích của hệ thống sông Đồng Nai.
            Trên đây là những ý kiến của tôi, chúc bạn thành công

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: thiết kế bến cảng

              Tại sao lại chọn phương án sử dụng cọc nhồi?Loại cọc này khi sử dụng trong công trình bến một số điểm tinh toán, nhiều người cho rằng không thõa đáng, bạn nên cẩn thận.Nếu địa chất quá tốt, chẳng hạn như đá, bạn có thể sử dụng phương án bến trọng lực( thùng chìm hay khối xếp) nếu không phù hợp do lớp đá ở quá sâu thì nên chuyển sang phương án, sử dụng cọc ống thép, kiểu công trình bến trên nền cọc, cũng nên được quan tâm. Hiện tại tại Việt Nam tôi biết chỉ có cảng Vũng Án ở Hà Tĩnh là sử dụng cọc nhồi mà thôi, và họ đang thi công đấy! Bạn nên liên hệ với đơn vị thiết kế là Tedi Nort, còn đơn vị thi công là công ty CENCO 4 và công ty VINAWACO, mỗi đơn vị làm một phân đoạn bến.
              Huy vọng bạn thành công với phương án này.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: thiết kế bến cảng

                Hiện nay công ty mình đang thi công gói thầu cảng Thị Vải tại Vũng Tàu, kết cấu được chọn là cọc thép+cọc bê tông dự ứng lực. Địa chất tại khu vực này rất yếu nên việc chọn loại kết cấu này là phương án tối ưu, còn kết cấu thùng bê tông (caission) không biết ở VN mình có bến cảng nào đã được sử dụng chưa?

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: thiết kế bến cảng

                  Hiện tại tại Việt Nam đã thiết kế và thi công thành công bến cảng bằng kết cấu thùng chìm (caisson) tại cảng Cái Lân, Quảng Ninh.Thiết kế bởi tư vấn Nhật Bản.Thi công do tổng công ty xây dựng đường thủy Việt Nam.Không biết Lehoang102 làm công ty nào?
                  Để thiết kế kểu kết cấu này thì yêu cầu là địa chất khu vực xây dựng phải tốt nền đặc thùng chìm là đá là tốt nhất.
                  Để thi công cảng Cái Lân người ta đúc thùng chìm bằng ụ nổi (floating dock) sau đó kéo bằng tàu hoặc sà lan tới vị trí thiết kế.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: thiết kế bến cảng

                    Nguyên văn bởi wavessg2006
                    Ở Việt Nam hiện nay, kết cấu chủ yếu của các bến cảng là cầu tàu, đặc biệt là khu vực Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.Và các cảng biển lớn của ta chủ yếu là nằm sâu trong đất liền, các cảng nằm ven biển chủ yếu tập trung ở miền Trung. Nếu bạn muốn xin số liệu địa chất thực sự rất khó, nếu bạn đi thực tập cán bộ kỹ thuật có thể xin ở Công ty bạn thực tập (chép lại thôi chứ người ta cũng không cấp cho đâu). Để làm đồ án, số liệu địa chất không quan trọng, chủ yếu là cách tính và các bước thực hiện tính toán của bạn mà thôi, bạn đừng quá lăn tăn về số liệu địa chất.
                    Bác nè nói rất dụng Ngày xưa em bịa địa chất ra nói rằng xin được thầy tin 10 cổ lun
                    Nói chung dịa chất ven biển các khu vực như sạu:
                    Vùng Quảng ninh
                    1. thường là cát sỏi mỏng 3-5m
                    2. Đá phong hoá và đá gốc
                    Vùng Hải Phòng
                    1. Trăm ngàn các loại bùn từ 10-20-30m
                    2. Cát
                    3.Đá gốc
                    Vùng Miền trụng Gần giống Quảng ninh nhưng lớp bùn cát trên dày hơn
                    Miền Nam thì thôi rồi Bùn dày khũng khíp:$ 20-30-40-50m
                    Sau đó lớp cát
                    Tới âm ty củ tỷ chắc là đá gốc rui
                    Đồ án Môn học hay đò án Tốt nghiệp và kể cả Đồ án thiệt cũng có thể nói là Pịp Pợm đơn Giản thui

                    Ghi chú

                    Working...
                    X