QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế bê nước

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Thiết kế bê nước

    [QUOTE=trung ha]
    Nguyên văn bởi minhon
    4.Riêng với bể BT tròn thì theo tôi thép đứng ko nguy hiểm bằng thép vòng.
    QUOTE]
    Cái này cần xét lại, không phải chỉ bể BT tròn, đối với bể hình hộp chữ nhật thì chuyện " nổ" thành bể rất hay sảy ra. Riêng đối với áp lực nước phân bố vào thành trong của bể tròn luôn " đều đặn" hơn. vì vậy người ta hay tk bể hình cầu. Để đảm bảo về mặt chị lực hơn nữa, bể có hình " củ tỏi, củ hành "
    Bạn này nói nghe ghê ghê, vì mình cũng đang làm mấy cái bể.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Thiết kế bê nước

      Tôi đang thiết kế mông công trình Nhà máy xử lí nước thải. Có một cụm bể xử lí nước thải rất lớn, bể ko có nắp đậy. Có những ô bể rộng 12m dài 20m sâu 4m ko hề có vách ngăn ở giữa do yêu cầu công nghệ.

      Hiện tôi đang tính toán nhưng gặp một số khó khăn do chưa làm loại này bao giờ các bác nào đã từng thiết kế bể chỉ giùm.

      Về cấu tạo:
      1.Thành bể dày 250 có các trụ BT 250x450 khoảng cách 3m tăng cứng.
      2.Đáy dày 350, có hệ dầm chìm 250x600 nằm trong bản đáy chia nhỏ đáy thành ô kích thước 3mx6m.
      Chú ý: bể ko có nắp đậy, chìm trong đất một nửa.

      Về tính toán:

      1. Sơ đồ tính với thành bể, nếu tính sơ đồ conson chịu áp lực đất, nước phân bố hình tam giác thì rất lớn.

      2.Nếu dựng toàn bộ hệ kết cấu chạy trong Sap thì khai báo tải trọng nước, đất như thế nào? Tôi có xem qua tài liệu Sap 2000họ có hướng dẫn cách vào tải trọng dang AP LUC nhưng chỉ cho một phần nước hoặc đất mà ko đồng thời được. Còn phần đáy bể ta gắn các liên kết đàn hồi như thế nào cho hợp lý?!

      3.Sau khi chạy nội lực thì cách suất nội lực của bản thành và đáy như thế nào? và thành phần lực này phân bố trên m dài đúng ko?

      4.Bác nào biết cách tính thép của phần tử Shell, tấm hay tài liệu nào xin chỉ giúp!!

      Các bác vừa tranh luận vừa chỉ bảo giùm ạ!!!

      **********************
      úm ba la xì bùa, cho mọi người nhanh vào đọc rồi trả lời đừng bỏ qua!!
      Last edited by minhon; 04-07-2007, 02:44 PM.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Thiết kế bê nước

        Nguyên văn bởi anfrohel
        Bể chứa 20x12x4m nửa chìm => chuyện "không lớn"
        *Cấu tạo:
        - Thành bể có sườn => OK
        - Đáy bể có dầm chìm => Khó thi công, khóđảm bảo chất lượng. Ô 3x6m cho chiều dày 350 => chưa hợp lý lắm. Ý kiến cá nhân: K nên làm dầm chìm, chỉ nên tăng thép tại vị trí các dàm.
        *Tính toán:
        Nên mô hình hóa bằng SAP hoặc Staad (hoặc pm tương đương) để giải.
        - Trong SAP: áp lực nước và đất khai báo thông qua các Joint Patern, không thể khai báo đồng thời cả 2 cho 1 Joint Patern. Phải khai báo làm 2 trường hợp tải trọng.
        - Mô hình nền: có thể khai báo gối đàn hồi theo công thức của ông Bowles đã đề cập trong sách SAP cũng như trong diễn đàn (không nhớ là topic nào, bạn serch xem). Có một số đàn anh nói là công thức này tin được, mình cũng thấy vậy.
        - Xử lý kết quả nội lực: bạn nên xem lại cách thể hiện kết quả ội lực của phần mềm đang xài (SAP or Staad...) sẽ rõ hơn. Chắc chắn là theo m dài.
        - Tính cốt thép: Tính tự động theo Staad hoặc theo kết quả nội lực của SAP. Chú ý tính toán độ mở rộng vết nứt theo TC.
        - Bạn quên xét ổn định tổng thể: Chống đẩy nổi. Cho dù nước ngầm (từ khảo sát) không cao vẫn phải xét trong quá trình thi công và sử dụng. Tiện thể xin hỏi các thành viên: Hệ số ma sát giữa đất xung quanh bể và thành bể là bao nhiêu???

        Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, chỉ trao đổi được vậy. Một số vấn đề bạn còn thắc mắc, có thể tìm đọc trong sách "Kết cấu BTCT Phần 3: Kết cấu ặc biệt" có 1 pần nói về bể chứa (dù rất sơ sài, nhưng có còn hơn không ), sách nước ngoài thì nhiều, nhưng mình k search được, ai có thì post lên dùm nhé.
        1. Cám ơn bạn đã chia sẻ.
        2. Thực tế khi làm việc thì trong bể có nước ngoài bể có đất, nếu tính riêng từng trường hợp tải trọng thì ko tiết kiệm thép to lắm. Mà về kinh tế nhiều khi bị hạn chế.
        3.Mình dùng Sap để chạy nội lực, mình ko có file tính thép bản, vách...bạn có thể nói rõ hơn cách tính dược ko??
        Last edited by minhon; 09-07-2007, 09:50 AM.

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Thiết kế bê nước

          Các bạn tiếp tục bàn bạc góp ý cho anh em đeeeeeeeeeeee!!!!!!!!!!!

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Thiết kế bê nước

            Nguyên văn bởi yenhoangminh
            trước đay khi còn thiết kế, tôi cũng đã thiết kế nhiều bể chứa BTCT, hiện bây giờ tôi đang giám sát thi công một công trình bể chứa chắc là to nhất, nhì VN (30000m3, mỗi chiều khoảng 80m, BTCT liền khối mác 300), tôi xin có vài ý kiến như sau:
            - đối với bể chứa, hầu như nền móng bể chịu tải trọng khá đều và nhỏ, trung bình khoảng 1kg/cm2 nên việc gia cố nền bể như đóng cọc hầu như không phải làm, ở đây chỉ có 1 vấn đề cần giải quyết là khả năng chịu tải đồng đều của nền thôi, để khi làm việc đáy bể nếu có bị lún thì cũng lún đều
            - chia nhỏ bể ra thành các ô để đổ bê tông theo ô bàn cờ nhằm hạn chế vết nứt do sự co ngót của BT (mỗi ô kích thước khoảng 10x10m)
            - chú ý khi thiết kế thép thành bể cần tính đến điều kiện thi công, thông thường chúng ta chỉ tính toán thép đối với trường hợp khi bể đã xây dựng xong, tức là chỉ tính toán thép theo phương đứng, tuy nhiên thực tế cho thấy, khi thi công nếu chưa thi công nắp bể thì bê tông thành bể không giống sơ đồ tính(3ngàm, 1 tự do) nên rất hay bị nứt

            vài ý kiến nhỏ, các bạn cùng chia sẻ và góp ý
            BỂ CỦA DỰ ÁN BOO THU DUC WATER TREATMENT PLAN TO GẤP RƯỠI CÁI CỦA BẠN ĐANG GIÁM SÁT THI CÔNG MÀ MỚI LỚN THỨ NHÌ CỦA CỦA VIỆT NAM THÔI BẠN ƠI (145*39.6*8.5) LÀ KÍCH THƯỚC CỦA BỂ. THÔNG THƯỜNG BỂ RẤT LỚN VỀ CHIỀU DÀI VÀ CHIỀU NGANG THI TA NÊN SỬ DỤNG NHỮNG MẠCH DÃN (EXPANSION JOINTS) MÀ MẠCH CO NGÓT CHO BTÔNG (COTROL JOINT HAY CONTRACTION JOINT) CÓ DÙNG PVC WATER BAR ĐỂ NGĂN NƯỚC. NÓI CHÙNG BỂ CỦA CÔNG TRÌNH NÀY CŨNG GIỐNG NHƯ CÁC BỂ NHỎ KHÁC MÀ THÔI (HOÀN TOẰN KHÔNG CÓ VÁT GÓC GIA CƯỜNG) MỘT LẦN ĐỔ TƯỜNG CAO 4m. VÀ BỂ NÀY ĐANG GIAI ĐOẠN THỬ TẢI GẦN XONG. NÓI CHUNG LÀ CHẤT LƯỢNG OK. MẶC DÙ CŨNG CÓ MỘT SỐ VẾT NỨT CÁCH NHAU KHOẢNG 3m(CO NGÓT BTÔNG) NHƯNG SAU KHI THỬ NƯỚC MỘT THỜI GIAN NGẮN THÌ CÁC VẾT NỨT CO NGÓT NÀY TỰ HẾT THẤM (DÙNG BTÔNG CÓ PHỤ GIA CHỐNG THẤM. CHÚ Ý TÍNH TOÁN ĐẨY NỔI KHI BỂ SỬA CHỮA LÀ ĐƯỢC.
            nc. oanh

            Safety begins with team work

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Thiết kế bê nước

              Nguyên văn bởi mibdhbk
              Em có một câu hỏi.
              Giữa 2 đoạn bể của 2 đợt kế nhau cần chống thấm.Thế thì trước khi thi công đoạn trên ta phải xử lí bề mặt.Nhưng thép chờ đưa lên rất nhiều thì quét lớp hóa chất thế nào.Chả lẽ dùng bàn chải đánh răng
              NGƯỜI TA KHÔNG DÙNG BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG NHƯ BẠN NGHĨ ĐÂU. KHI BÊTÔNG SE MẶT THÌ NGƯỜI TA DÙNG MỘT ỐNG BƠM KHÍ ÁP LỰC KẾT HỘP VỚI NƯỚC ĐỂ RỬA TRÔI LỚP MẶT XIMĂNG CỦA LỚP ĐỔ TRƯỚC(NHỚ LÀ CÓ GẮN PVC WATER BAR NHE) NÓ HƠI ĐẮT MỘT CHÚT NHƯNG ĐẢM BẢO KHÔNG THẤM QUA MẶCH NGỪNG. CÓ MỘT TRƯỜNG HỢP CHẢY DO EATER BAR BỊ LẬT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG. SAU KHI DÙNG PHƯƠNG PHÁP THỔI RỬA THÌ ĐÁ TRƠ RA LÀ BẠNG CÓ MỘT BỀ MẶT DÍNH BÁM TỐT CHO LỚP BÊTÔNG ĐỔ SAU. KHÔNG CẦN QUÉT CHẤT DÍCH BÁM (BONDING AGENT) LÊN BỀ MẮT ĐÂU.
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Thiết kế bê nước

                [QUOTE=trung ha]
                Nguyên văn bởi minhon
                4.Riêng với bể BT tròn thì theo tôi thép đứng ko nguy hiểm bằng thép vòng.
                QUOTE]
                Cái này cần xét lại, không phải chỉ bể BT tròn, đối với bể hình hộp chữ nhật thì chuyện " nổ" thành bể rất hay sảy ra. Riêng đối với áp lực nước phân bố vào thành trong của bể tròn luôn " đều đặn" hơn. vì vậy người ta hay tk bể hình cầu. Để đảm bảo về mặt chị lực hơn nữa, bể có hình " củ tỏi, củ hành "
                Ở ĐÂY CÓ MẤY HÌNH Ở CÔNG TRƯỜNG TÔI ĐANG LÀM CHO CÁC BẠN XEM THỬ.
                Attached Files
                Last edited by nguyencongoanh; 09-07-2007, 11:49 AM.
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Thiết kế bê nước

                  Nguyên văn bởi anfrohel
                  Bạn ơi, cho mình hỏi 1 chút về 2 điểm đánh dấu đỏ:
                  - BT tường đổ cao 4m??? có ổn không, bạn có biết biện pháp thi công coffa và đổ BT của họ không, cho mình biết với.
                  - Đẩy nổi bể khi sửa chữa có nguy hiểm bằng khi chưa lấp đất k???
                  bạn nên biết rằng biểu đồ mômen đổi dấu thì thép cũng sẽ đặt khác đi ; khi bạn tháo sạch nước trong bể thì bể chịu áp lực cua đất xung quanh ; nếu bể chìm ; và đáy bể sẽ bị chịu áp lực nước dẩy nỗi ; nếu mạch nước ngầm ở sâu ; và mùa mưa nó chẳng dâng lên bao nhiêu thì khỏi cần tính đẩy nổi ; nhưng nếu nó dâng lên khỏi bể thì áp lực nước lên đáy bể rất lớn nếu bể càng sâu càng lớn ; tùy vào cao trình mạch nước dưới đấy ; vì thế nếu không xét đến vô tình đáy bể sẽ bị đầy bùng với áp lực khá lớn ; thép dưới biến thành thép bên trên.
                  còn thi công để 1 lúc cao tới 4 mét thì cũng hơi lớn ; nếu khả năng cung cấp bê tông liên tục có thể đổ liên tục đến 4 mét thì ok nhưng chú ý rằng thế nào cũng bị nứt do co ngót ; nhưng bê tông nên có phụ gia chống thấm và 1 thời gian thừ tải sẽ tự bịt kín lại các vết nứt đó.
                  thân
                  TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Thiết kế bê nước

                    Nguyên văn bởi anfrohel
                    Bạn xem lại chỗ mình đánh dấu đỏ, trước đây mình k hiểu tại sao lại lại gộp hai tải trọng đó, bây j thì hiểu, nhưng có lẽ bạn sai rồi. Bạn phải xét cả 2 tổ hợp sau đay:
                    - Trường hợp 1: Thử tải bể
                    bể chứa đầy nớc, chưa đc lấp đất
                    - Trường hợp 2: Sửa chữa bể
                    trong quá trình sử dung, tháo hết nước ra khỏi bể, áp lực đát quanh bể.

                    Hiện mình k có file tính thép, nhưng mình nhớ là cắt 1 m rộng bản, tính theo dầm chữ nhật => khoôg uqá khó
                    Đồng ý với bạn về trường hợp 2, còn trường hợp 1 quả thật mình chưa nghĩ đến. Nhưng nếu xét riêng trường hợp 1 và tính thép theo cách của bạn thì thép bể của mình to lắm??!!

                    Tính thì ko khó quá chỉ mỗi tội thép to

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Thiết kế bê nước

                      Nguyên văn bởi anfrohel
                      Chuyện đẩy nổi đây mình không nói về cường độ, mà về ổn định (thực tế thì nội lực gây ra do đẩy nổi có thấm vào đâu). Bạn đã bao giờ thấy một cái bể đang thi công dở giang thì hoá thành con thuyền chưa, có rồi đó.
                      oh bác nghĩ vậy sao ; nếu bể của bác xây tới cả chục mét thì có vấn đề về nội lực do dẩy nổi rồi chứ ,
                      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Thiết kế bê nước

                        Nguyên văn bởi ksminh
                        oh bác nghĩ vậy sao ; nếu bể của bác xây tới cả chục mét thì có vấn đề về nội lực do dẩy nổi rồi chứ ,
                        nghe bạn mình kể.... ở Nhà Bè (TP. HCM) mí ông thầu "dõm" mí ổng thi công hệ thống móng xong... hehehhe, mắc cười wá à... hehehe... buối tối làm xong, thì sáng hôm sau.... cả đám thầy thợ xúm lại.... khiêng cái móng vìa vị trí của nó......

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Thiết kế bê nước

                          Nguyên văn bởi anhosg
                          nghe bạn mình kể.... ở Nhà Bè (TP. HCM) mí ông thầu "dõm" mí ổng thi công hệ thống móng xong... hehehhe, mắc cười wá à... hehehe... buối tối làm xong, thì sáng hôm sau.... cả đám thầy thợ xúm lại.... khiêng cái móng vìa vị trí của nó......
                          oh thi công xong móng mà sáng mai đã khiêng cái móng đi được là tài quá rồi ; không hiểu bác muốn ám chỉ điều gì ở đây nhỉ???
                          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                          Ghi chú

                          Working...
                          X