QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

    Xin các bác chỉ bảo giúp!
    Các bác cho e hỏi, khi thiết kế đài cọc tại vị trí khe lún, lực dọc là N=80T, độ lệch tâm là e=80cm. khi đó mô men M=N*e được phân phối cho cột, giằng móng, và coc theo độ cứng. Nhưng e ko hiểu khi đó M được phân phối theo độ cứng cho cọc như thế nào, e dự định đặt 6 cọc 200X200 cho đài móng. Mong các bác giúp đỡ

  • #2
    Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

    Cọc trong đất có cái gọi là "chiều sâu ngàm tương đương".
    Bác tra tiêu chuẩn, rồi mô hình hóa trong software.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

      Xin bác cho biết đó là tiêu chuẩn nào ko a?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

        tiêu chuẩn TCVN205-1998 Móng cọc tiêu chuẩn thiết kế ( trong tập 3 của bộ tuyển tập)

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

          Dzoooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo oooooooooooooooooooooooooooooooo!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
          Last edited by sivale; 13-06-2006, 06:04 PM.
          tải file CAD http://www.arcelorprojects.com/EN/autocad.htm

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

            Tôi cho rằng momen đó chỉ phân phối cho cột và giằng móng theo độ cứng tương ứng, và nó chỉ gây ra sự không bằng nhau của lực dọc từ đài truyền lên các đầu cọc. Tại liên kết giữa cọc và đài, chỉ xuất hiện momen uốn ở móng cọc đài cao, còn đối với móng cọc đài thấp thì tôi chưa từng thấy.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

              Nguyên văn bởi Pluto
              Tôi cho rằng momen đó chỉ phân phối cho cột và giằng móng theo độ cứng tương ứng, và nó chỉ gây ra sự không bằng nhau của lực dọc từ đài truyền lên các đầu cọc. Tại liên kết giữa cọc và đài, chỉ xuất hiện momen uốn ở móng cọc đài cao, còn đối với móng cọc đài thấp thì tôi chưa từng thấy.
              Ở móng cọc đài cao bác "thấy" nó như thế nào?
              Chắc là vì móng cọc đài cao không có cái giằng móng để khử mômen đi chăng?
              Đúng là với móng cọc mà cột nằm giữa đài móng thì vấn đề phân phối mômen thường được bỏ qua (do phản lực - là lực dọc - của cọc trong đài đã khử được cái mômen này). Nhưng người hỏi đã nêu rất rõ trường hợp: móng lệch tâm. Bác cho giằng móng chịu tất mômen, OK, đây là 1 cách an toàn, nhưng bác vứt cả đống cọc lẫn đất quanh nó đi thì làm sao thỏa đáng? Và bác khống chế góc xoay như thế nào? Mô hình tính của bác ra sao?
              Bác cho giằng móng chịu mômen, mà giằng móng lại chạy qua đài, thế hóa ra không cần tính thép chịu mômen trong đài nữa à?
              Mà nếu không có cái giằng thì sao?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

                Nguyên văn bởi Pluto
                Tôi cho rằng momen đó chỉ phân phối cho cột và giằng móng theo độ cứng tương ứng, và nó chỉ gây ra sự không bằng nhau của lực dọc từ đài truyền lên các đầu cọc. Tại liên kết giữa cọc và đài, chỉ xuất hiện momen uốn ở móng cọc đài cao, còn đối với móng cọc đài thấp thì tôi chưa từng thấy.

                Chào Các bác.
                Tôi mới đọc bài của bác Pluto. Tôi chưa hiểu tại sao mô men lệch tâm chỉ phân phối cho cột và giằng móng? vì theo như mô hình mà tôi mô phỏng thì phần mô men này phân phối gằng móng là lơn nhẩt,rồi đên cọc cũng khá nhiều(khoảng 20%) rồi mới đến cột(khá nhỏ chỉ khoảng 1%). Vậy các bác cùng góp ý xem thử cọc có chịu nhiều mô men lệch tâm không nhé?
                *Nhân đây tôi cũng xin hỏi?
                Khi cho Dầm móng chịu toàn bộ mô men lệch tâm thì đài cọc chỉ là cấu tạo thôi phải không? Như vậy thì lực nén đầu cọc có được chia đều ra cho các cọc không? hay vẫn có cọc chịu nhiều chịu ít?
                Tôi đã kiêm tra thử móng lệch tâm của một công trình đã thi công, Tải ở chân cọc (tại góc nhà) là 65T
                dùng 2 cọc mỗi cọc 35T ép theo chiều mô men gây lệch tâm. cọc1 cách tim cột 0.3M, cọc 2 cách tim cột 1.1m.theo như tôi tính thì ít nhất cọc gần chân cọc 1 đã phải chịu ít nhất là 45T, nhiều nhất là 60)(quá sức chịu tải cọc)(tính xem 1 cọc như 1 lò xo). Vậy có đúng không?
                Các bác cùng cho í kiến để anh em ta cùng trao đổi nhé.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

                  Bản chất của cột lệch tâm cũng không khác gì với những cột khác. Nó chỉ khác ở chỗ là nó phải chịu thêm momen do sự lệch tâm của lực dọc từ cột gây ra mà thôi. Đài cọc giống như 1 "nút cứng". Khi đặt momen vào đó thì "nút cứng" này xoay 1 góc nào đó. Chính vì vậy, nó đã phân phối momen này cho các phần tử liên kết "cứng" với nó và nằm trong mặt phẳng của momen uốn và gây ra sự không đều của lực dọc lên các đầu cọc. Chắc chắn rằng, liên kết giữa cọc với đài, dù là "Cứng" (có râu thép neo vào đài) cũng khống thấm gì só với liên kết giữa giằng móng và cột với đài. Và do vậy, momen tại liên kết giữa cọc và đài coi như bằng 0.
                  Và tất nhiên ta vẫn phải tính toán cốt thép cho đài cọc, do bản thân đài cọc phải chịu momen do phản lực tại các đầu cọc gây ra (có kiểm tra điều kiện chọc thủng). Đây là momen khac voi momen từ cột truyền xuống, và do lực dọc lệch tâm tại chân cột gây ra.

                  Còn về mô hình của bạn Let's talk, có thể bạn đã coi liên kết giữa cọc và đài là ngàm nên cọc mới chịu momen lớn đến vậy. Tôi có thể thiết kế móng cọc đài thấp mà liên kết giữa cọc và đài là khớp chứ (khi không có râu thép từ cọc neo vào đài). Khi đó thì làm sao có thể xuất hiện momen tại liên kết này được. Tất nhiên đây không phải là loại liên kết tối ưu vì nó làm giảm bậc siêu tĩnh của hệ (kết cấu đài-cọc).
                  Tôi hy vọng, với tinh thần cùng nhau học hỏi, cùng nhau tiến bộ, những ai quan tâm đến vấn đề này, xin hãy cho ý kiến.
                  Thanks!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

                    Liên kết giữa cọc và đài, kể cả là khớp, thì do việc bố trí của cọc trong đài mà cọc, dù chỉ chịu lực dọc (do bác cấu tạo khớp) cũng đã khử được 1 phần mômen trong đài rồi.
                    Ở đây bàn đến chuyện phân phối mômen trong móng cọc: cái nút cứng không phải chỉ là một điểm trong mô hình nút của khung nhà, mà nó là 1 khối, trong đó có giằng móng, cột và hệ cọc liên kết vào nó. Do đó hệ cọc phải chịu được một lượng đáng kể mômen lệch tâm chứ?
                    Mà chính bác cũng đã công nhận điều này:
                    Nguyên văn bởi Pluto
                    ... gây ra sự không đều của lực dọc lên các đầu cọc...
                    Thế mà bác lại mô hình hóa nó thành nút khung:
                    Nguyên văn bởi Pluto
                    Đài cọc giống như 1 "nút cứng".
                    (Mà đã có 1 số tính toán coi đài cọc là "mềm" để phân phối lại lực dọc trong các cọc của đài rồi.)

                    Để rồi kết luận:
                    Nguyên văn bởi Pluto
                    Chắc chắn rằng, liên kết giữa cọc với đài, dù là "Cứng" (có râu thép neo vào đài) cũng khống thấm gì só với liên kết giữa giằng móng và cột với đài. Và do vậy, momen tại liên kết giữa cọc và đài coi như bằng 0.
                    Cái này nếu đài có 1 cọc (cọc đúc sẵn) thì đúng (cái đài lúc này như nút khung thật), nhưng tôi có cả hệ cọc cơ mà. Đấy là chưa nói đến móng cọc nhồi với đường kính cọc to đùng cách mạng.

                    Việc sử dụng "chiều sâu ngàm tương đương" là căn cứ theo tiêu chuẩn. Đó là cách tốt để bảo vệ mô hình tính toán đưa ra (chứ cãi nhau theo kiểu định tính thì thường khó đi đến thống nhất, vì mỗi người 1 quan điểm - có khi lại cãi nhau rồi mất hết hòa khí ).

                    Em hết sức cầu thị nhé!
                    Mong các bác góp ý thêm.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Phân phối mô men cho giằng móng, cột, cọc

                      Có lẽ ở đây tôi cần phải thêm là ta đang bàn về vấn đề và ví dụ cụ thể của bạn "hai_ttqh_pt". Ta có thể ngầm hiểu đây là vấn đề của riêng trường hợp móng cọc tiết diện nhỏ. Đối với loại móng này thì cọc hầu như không có khả năng chịu tải trọng ngang (bao gồm lực cắt và momen uốn dọc theo thân cọc), đặc biệt là đối với cọc BTCT và cọc gồm nhiều đoạn nối với nhau. Vì như vậy thì thật là nguy hiểm đối với mối nối. Và do vậy không thể tính đến momen uốn tại liên kết giữa cọc và đài được.
                      Khái niệm "chiều sâu ngàm tương đương" chỉ đúng với trường hợp móng cọc tiết diện lớn, liên tục (cọc khoan nhồi...). Đối với loại móng này thỉ do kích thước cọc lớn và liên kết giữa cọc và đài là đủ cứng để có thể chịu được một lượng momen uốn tại đây, và momen uốn cũng như tải trong ngang dọc theo thân cọc.
                      Bởi vì, sơ đồ làm việc của hai loại cọc này là hoàn toàn khác nhau. Do vậy ta cần phải chia vấn đề này ra thanh hai trường hợp:
                      1. Móng cọc tiết diện nhỏ, cọc BTCT đúc sẵn
                      2. Móng cọc tiết diện lớn, liên tục
                      Do từ ban đầu chúng ta không thống nhất với nhau là đang bàn luận về một trường hợp cụ thể nào, nên thành ra "ông nói gà, bà nói vịt".

                      Ghi chú

                      Working...
                      X