QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tính lún cho móng bè

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tính lún cho móng bè

    Chào các sư huynh!
    em đang thiết kế móng bè cho công trình 7 tầng hình dang sao 3 cạnh rất kỳ quặc. bề rộng móng B=20m. Có sư huynh nào biết công thức tính lún cho móng bè b=20m và hình dang đáy móng vô tổ chức như vậy không?. Em cám ơn nhiều

  • #2
    Tôi cũng đã từng tính công trình dạng này bằng cách gần đúng như sau thự ra bài toán tính lún đã là gần đúng, dựa trên nhiều giả thiết)
    1. Quy cái mặt bằng hình sao đó lại thành một mặt bằng hình CN, hình vuông hoặc hình tròn tương đương (tuỳ quan niệm của KS thiết kế).
    2 - cách 1: Dùng phương pháp công lún từng lớp hoặc lớp tương đương (tham khảo tài liệu: " Móng cho các công trình dân dụng và công nghiệp" có phần tính lún cho móng có bề rộng từ 10 m trở lện) áp dụng cho bài toán phẳng
    - cách 2: Dùng chương trình Sigmaz (trong bộ Geo-slope) hoặc Plaxis của Hà Lan) để tính toán: chính xác hơn cách 1 ở trên - áp dụng cho bài toán phăng.
    Mới đây thấy Plaxis quảng cáo chương trình tính nền - móng theo dạng 3D, nhưng chỉ có DEMO. Nếu có chương trình này thì hay qúa
    (CDC có mua bản quyền Sigmaz của Geo-slope Ltd. nên đã dùng cách 2).
    Ai còn cách gì hay hơn thì giới thiệu thêm

    Dưới đây xin giới thiệu sơ đồ và kết quả bài toán tính lún cho Chung cư 18 tầng Chí Linh mà tôi thực hiện cuối năm 2002)
    Attached Files
    Last edited by ketcaucdc; 28-10-2004, 12:19 PM.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      em tính móng bè cách đơn gian là xem như móng cứng, áp lực phân bố đáy móng là đều rồi tính như móng đơn anh Huy thấy có được ko?.
      Vì quan nệm đó nên em bố trí khoẳng cách các cột rất gần nhau, bố trí nhiều sườn cứng
      Các bác nào quan tâm chỉ dẫn hộ em nhé, em cám ơn.

      Ghi chú


      • #4
        Tính lún cho móng bè

        Nguyên văn bởi VINH 40
        em tính móng bè cách đơn gian là xem như móng cứng, áp lực phân bố đáy móng là đều rồi tính như móng đơn anh Huy thấy có được ko?.
        Vì quan nệm đó nên em bố trí khoẳng cách các cột rất gần nhau, bố trí nhiều sườn cứng
        Các bác nào quan tâm chỉ dẫn hộ em nhé, em cám ơn.
        Chào bạn, tôi đề xuất cách tính này bạn thử nghiên cứu nhé:
        - Trước hết coi móng bè nhu một móng đơn cứng có kích thước lớn, tải trọng phân bố đều và tính độ lún TB theo bài toán thông thường.
        - Sau khi có kết quả độ lún xác định hệ số nền (theo giả thiết Winkler)và tính lại móng (hoặc cả móng và công trình đồng thời) để xác định áp lực đất tại từng khu vực đáy móng (thông qua phản lực liên kết lò xo).
        - Coi bè móng là tập hợp của nhiều móng đơn cạnh nhau (chia khoảng thế nào tùy bạn) tính lại độ lún của từng móng nhỏ đó (lưu ý là phải tính lún ảnh hưởng nhé) và ta lại có hệ số nền tại từng vị trí nhỏ.
        - Tiến hành tính lặp như vậy vài lần (lạy chúa nếu không quá mất thì giờ của bạn) đến khi kết quả có độ chụm mong muốn.
        - vẽ lại biểu đồ lún cho toàn bè móng, tham khảo kết quả của các chương trình tính móng hiện đại (nhờ Huy CDC chạy hộ) xem dạng thức có tương đương không.
        Kết quả thế nào thông báo để anh em cùng biết nhé, cám ơn trước.

        Ghi chú


        • #5
          Móng bè/móng đơn là móng gì, hình thể ra sao? Bạn có thể mô tả rõ hơn cho tôi biết, may ra tôi có thể giúp được bạn chăng? (Tôi không rành các từ ngữ kỹ thuật tiếng Việt vì tôi không học/sống/làm việc ở Việt Nam)

          Có nhiều kiểu thiết kế foundation tuy quái dị nhưng mình đi cứ đi theo cơ bản để tính tóan và design nó với factor of safety (hệ số an toàn?) cao hơn một chút, nhưng trước hết phải biết design parameters và load requirements (tôi là geotech/structural/civil engineer by degree) xin lỗi nha, phải xài tiếng Anh vì tiếng Việt gọi là gì thì tôi chào thua.

          Giang
          http://www.kim-son.com

          Ghi chú


          • #6
            Xin có một vài comments như sau:

            Biến dạng nền đất dưới móng (lún) được xem là tổng của:

            1. Lún tức thời (immediate settlement): Được tính toán dựa trên lý thuyết đàn hồi. Áp dụng cả cho cát và sét. Số liệu đầu vào là module đàn hồi của đất (lưu ý là nếu tính cho đất sét thì module đàn hồi được lấy theo điều kiện không thoát nước Eu), hình dạng đáy móng (vì liên quan đến sự phân bố áp lực theo độ sâu), cấu tạo các lớp nền, vị trí mực nước ngầm...

            2. Lún theo thời gian - lún cố kết (consolidation settlement): Được tính toán dưa trên lý thuyết cố kết của Terzaghi. Chỉ áp dụng cho đất sét. Số liệu đầu vào là các hệ số nén trong thi nghiệm cố kết (Cc, Cr), hình dạng đáy móng (again, vì liên quan đến phân bố áp lực trong đất), cấu tạo các lớp nền...

            Trong trường hợp đáy móng có hình dạng bất kỳ, phương pháp tốt nhất theo tôi là dùng biểu đồ Newmark để xác định phân bố áp lực theo độ sâu. Hạn chế của p/p Newmark là hơi cách rách tí ti (i.e., ở mỗi độ sâu lại phải vẽ lại biểu đồ một lần). Sau khi có phân bố áp lực theo độ sâu rồi thì tính lún theo 2 bước nêu trên. Phương pháp Newmark về mặt bản chất là dựa trên solution của Boussinesq. Vì vậy những hạn chế của p/p Boussinesq đương nhiên tồn tại.

            Độ sâu tắt lún trong trường hợp này bao nhiêu là đủ? Móng băng thường giả thiết 5B (B=chiều rộng móng), móng đơn vuông là 2B. Theo tôi tốt nhất nên qui đổi về tiết diện vuông tương đương rồi dùng 2B* (B* là chiều dài cạnh hình vuông tương đương).

            Nếu dùng PTHH để tính lún cần lưu ý: Những model đơn giản như linear elastic, Mohr-Coulomb, Duncan-Chang... chỉ có thể dùng để tính toán độ lún tức thời. Như vậy nếu có tồn tại một hoặc nhiều lớp đất sét dưới móng, PTHH sẽ cho giá trị không an toàn (vì bỏ qua lún cố kết).

            to bác huycdc:

            Sơ đồ PTHH của bác huycdc hình như là cho móng bè tựa trên cọc (piled-raft foundation) chứ không phải móng bè thường (raft foundation). Note: Bác huycdc chia phần tử nhỏ như vậy có sợ máy tính nó mỏi quá không bác ? Hạn chế cơ bản của các chương trình PTTH phẳng (không phải 3D) là không mô phỏng được ảnh hưởng của chiều thứ 3 (vuông góc với màn hình). Nếu bác huycdc giả thiết bài toán của bác là 2D (plain strain) thì độ lún tính được sẽ lớn hơn bình thường (overestimation) do móng của bác lúc đó là móng băng chứ không phải móng bè nữa rồi. Chương trình Plaxis 3D đương nhiên là giải được bài này. Tuy nhiên (lại tuy nhiên) nó còn khá nhiều lỗi (xem bài Plaxis 3D Foundation của tôi).

            to Giang:

            móng đơn - shallow foundation, móng vuông - shallow foundation (square shape), móng tròn - shallow foundation (circular shape), móng chữ nhật - shallow (rectangular shape), móng sao - shallow foundation (star shape)... thôi mỏi quá

            móng bè - raft foundation
            móng băng - strip foundation
            civil engineer - kỹ sư xây dựng
            structural engineer - kết cấu sư
            geotechnical engineer - địa kỹ thuật sư
            Last edited by Pham; 08-01-2005, 04:17 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Chào bác Phạm,
              Bài của bác hay quá nhưng anh em học ở Việt nam nên các phương pháp bác nói chưa hình dung cụ thể (qui đổi tương đương và biểu đồ Newmark), đề nghị bác cho một bài dài hơn và cụ thể hơn để anh em download học tâp.
              Nhân tiện hỏi thêm bác luôn, trong một số chương trình tính KC có khái niệm ứng suất Vonmiss, bác post cho một bài về khái niệm này được không. Cám ơn bác trước.

              Ghi chú


              • #8
                Phương pháp giản đồ Newmark các bạn có thể tham khảo các trang 164-167 ở địa chỉ:

                ftp://69.93.141.90/Ebooks/ sau đó vào thư mục SoilMech-Arnold Verruijt

                Sách này do tôi mới upload lên. Tác giả cho download tự do từ homepage nên không lo chuyện bản quyền. Tôi thấy quyển này viết rất thú vị. Kiểu như sổ tay tra cứu thì đúng hơn vì hầu hết các vấn đề cơ bản của cơ học đất đều được trình bày một cách hết sức cô đọng và nói chung khá dể hiểu.

                Tiết diện tương đương thì như sau:

                Giả thiết đáy móng bè của bạn VINH40 là tam giác đều, mỗi cạnh 20m.

                Diện tích đáy móng sẽ là: (0.5)(20)(20)(sin60) = 173 (m^2)
                Cạnh của móng vuông tương đương sẽ là: B* = sqrt(173) = 13 (m)
                Độ sâu tắt lún như vây sẽ là: 2B* = (2)(13) = 26 (m)

                Đại khái như vậy.

                Ghi chú


                • #9
                  Gui bác Phạm!

                  Cho em password len dia chi bac cho di!Em cung dang tìm hiểu về vấn đề này!Em cam on!
                  Last edited by tungduong; 09-01-2005, 03:18 PM.

                  Ghi chú


                  • #10
                    user name: pmxd
                    password: pmxd12345

                    Ghi chú


                    • #11
                      Cháu xin lỗi đã làm phiền chú!Cháu xem địa chỉ không kĩ cứ tưởng host nào lạ .Cháu cảm ơn chú nhiều!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Cám on Cường nhé, lại phải đọc rồi đây!!!!!!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: tính lún cho móng bè

                          Chán quá!
                          Mấy cái pass của các bác mình ko vô được.
                          Có thể gửi dùm qua
                          Scorpions_beliveinlove@yahoo.com
                          Thanks!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tiêu chuẩn bền Von Mises

                            Nguyên văn bởi Tran duc Cuong
                            Anh Trung ơi, đó là khái niệm về tiêu chuẩn bền của vật liệu (hay tiêu chuẩn phá hoại theo Von Mises). Trong đó ông Von này đưa ra yêu cầu sức bền của vật liệu (trong cơ học đất thường là sức kháng cắt) phải lớn hơn căn bậc 2 của 1/2 tổng các bình phương của hiệu các ứng suất chính sicma 1, 2, 3 . Anh tham khảo thêm file này http://www.eng.abdn.ac.uk/courses/eg3015/ch5.pdf. Có cả các tiêu chuẩn khác nữa như Rankine, Tresca đấy!
                            Trong sách SBVL nhà ta có hết đấy, hình như là thuyết bền 3 hay 4 gì đấy,
                            Von Mises: tiêu chuẩn về năng lượng biến đổi hình dáng (trong tensor US thì thành phần US cầu không gây ra phá hoại mà chỉ do thành phần US lệch).

                            Tresca: tiêu chuẩn US tiếp lớn nhất.

                            Tiêu chuẩn bền thường có dạng f(sigma)-k<=0, nếu f(sigma)<0 vật liệu còn đàn hồi nếu f(sigma)=0 thì vật liệu bắt đầu bị dẻo (hoặc phá hoại, etc,...). f(sigma) gọi là hàm tải trọng. Hàm tải trọng này còn được dùng trong việc xác định ứng xử của vật liệu ở trạng thái dẻo.
                            Last edited by Champs; 21-02-2005, 04:48 PM.
                            Spread your wings and fly...

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: tính lún cho móng bè

                              Xin admin, các anh xem lại hộ các password của FTP. Em dùng pmxd12345 mãi mà không vào được (trước đây vào được mà sao bây giờ thì không). Cám ơn các anh.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X