QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có ai biết nhiều về tấm 3D không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có ai biết nhiều về tấm 3D không?

    Có bác nào biết nhiều về tấm 3D cho tôi hỏi 1 tí. Tấm 3D làm vách thì tôi đã làm rồi, nhưng tấm 3D làm sàn và mái thì chưa. Có mấy vấn đề với tấm 3D làm sàn mái:
    1-Tấm 3D chịu được tải trọng tối đa bao nhiêu (Tĩnh tải+hoạt tải)?
    2-Nhịp tối đa?
    3-Liên kết của tấm 3D vào hệ khung thép hoặc bê tông cốt thép?
    4-Tấm 3D gồm 1 lớp xốp ở giữa, 2 lớp lưới thép ở 2 bên. Lớp vữa bên trên thì có thể đổ bê tông được, còn lớp vữa bên dưới thi công thế nào?
    5-Nghe quảng cáo về lợi ích của tấm 3D từ lâu rồi nhưng rất rất ít công trình dùng nó, tại sao?
    Rất mong được các bác giúp đỡ. Xin cám ơn.

  • #2
    Ðề: Có ai biết nhiều về tấm 3D không?

    Nguyên văn bởi khkt_cc2
    Tấm 3D gồm 1 lớp xốp ở giữa, 2 lớp lưới thép ở 2 bên. Lớp vữa bên trên thì có thể đổ bê tông được, còn lớp vữa bên dưới thi công thế nào?
    Nghe quảng cáo về lợi ích của tấm 3D từ lâu rồi nhưng rất rất ít công trình dùng nó, tại sao?
    Tôi chỉ biết tí chút thôi: tấm 3D làm sàn mái thi công dưới dạng Panel hộp hoặc cũng có thể dùng bêtông phun sau khi lắp ráp lõi xong.
    Còn ít kỹ sư xây dựng biết về công nghệ 3D lắm bạn ạ. Trường đại học chưa dạy nhiều, kỹ sư thiết kế chưa biết, không thiết kế thì ít công trình áp dụng là hẳn rồi!
    Last edited by nbc; 03-09-2006, 02:05 AM.
    http://cauduongbkdn.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Có ai biết nhiều về tấm 3D không?

      Nguyên văn bởi khkt_cc2
      Có bác nào biết nhiều về tấm 3D cho tôi hỏi 1 tí. Tấm 3D làm vách thì tôi đã làm rồi, nhưng tấm 3D làm sàn và mái thì chưa. Có mấy vấn đề với tấm 3D làm sàn mái:
      1-Tấm 3D chịu được tải trọng tối đa bao nhiêu (Tĩnh tải+hoạt tải)?
      2-Nhịp tối đa?
      3-Liên kết của tấm 3D vào hệ khung thép hoặc bê tông cốt thép?
      4-Tấm 3D gồm 1 lớp xốp ở giữa, 2 lớp lưới thép ở 2 bên. Lớp vữa bên trên thì có thể đổ bê tông được, còn lớp vữa bên dưới thi công thế nào?
      5-Nghe quảng cáo về lợi ích của tấm 3D từ lâu rồi nhưng rất rất ít công trình dùng nó, tại sao?
      Rất mong được các bác giúp đỡ. Xin cám ơn.
      xem mục Kết cấu thép nhà cao tầng, kết cấu liên hợp thép-bê tông của Trang web này

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Có ai biết nhiều về tấm 3D không?

        Bác Trongkt_ct hình như là người nhà của nhà máy sản xuất tấm 3D thì phải, Bác nói rất hay như tôi đã từng nghe các nhà cung cấp tiếp thị tại dự án tôi đã làm.
        Tuy nhiên tôi muốn bổ sung thêm một số thông tin cụ thể về thực tế thi công loại vật liệu nầy
        1. Tấm 3D có thể làm sàn, cầu thang ok với điều kiện có dầm đở, tuy nhiên làm sàn thì lưu ý chống thấm vì lớp bêtông mặt trên sàn thường rất mỏng (4-5cm) và không đầm nhiều đươc.
        2. Nếu làm công trình nhỏ hoặc nhà ở tư nhân không cần thí nghiệm vật liệu trước và sau thi công thì được chứ nếu làm đúng qui trình giám sát thì e rằng khó quá vì chưa có tiêu chuẩn thì nghiệm đầy đủ. Ví như tại công trình tôi đã tham gia giám sát thì không biết làm thế nào để kiểm tra cường độ (ngang, dọc, nén, uốn), độ chống thấm nước, độ cách nhiệt và đặc biệt là độ chống cháy. Lúc ấy tôi đã có hỏi Bác Thịnh (IBST) nhưng không thấy hồi âm.
        3. Công trình tôi giám sát dùng tấm 3D làm một căn nhà mẫu 2 tầng (2 sàn), ô sàn lớn nhất rộng 5x7m tuy nhiên đều có tường ngăn cũng bằng tấm 3D. Hoàn thành xong phần mái, tháo côpha thì nước chảy xuống chứ không phải thấm, và thế là làm thêm một mái tole lên trên nữa.
        4. Việc kết dính vữa lên bề mặt tấm 3D không phải như Bác nói là "trát vữa" mà phun vữa bằng máy phun chuyên dụng có áp lực rất cao, đặc biệt là khi phun lên trần nhà (tất nhiên là sau khi tháo ván khuôn và chỉ chống lại bằng đà ngang). Vì thế khi phun lên tường thì nếu phun mặt này phải chống thật kỹ mặt kia vì thế tốn kém cây chống côpha hơn xây tường (tốn bao nhiêu thì tôi chưa tính!!!) chứ không thì sau này trát hoàn thiện phải trát bù có chỗ đến 10cm đấy he he !!! Khi tôi làm căn nhà mẫu đấy thì Công ty Thế kỷ mới ở Huế thi công, tấm tường của họ rất đặc chắc vì thế chịu được áp lực của máy phun. Sau đó khi thi công công trình chính (nhà cao 18 tầng nhé, tuy nhiên 3D chỉ làm tường bao che thôi hi! hi! chứ nếu làm toàn 3D chắc nổi đình nổi đám trong giới xây dựng rùi) nhà thầu là Công ty Lan Phương ở SG làm, vòi phun vữa chế từ vòi bơm xăng, tấm 3D thì không đặc chắc, công nhân thì "nhân dân Quảng Ngãi anh hùng" làm và thế là ì à ì ạch mãi không được (chỉ lắp dựng tấm tường thôi còn phun vữa thì như trẻ con ngậm nước vào mồm rồi đùa nghịch) bèn mời anh Thế kỷ mới vào, anh này vào nhìn thấy tấm 3D phán một câu xanh rờn " Nếu tấm tường này mà chúng tôi phun thì hoạ may chỉ còn khung thép và vữa chứ tấm xốp bay hết ra ngoài rồi ".
        Như vậy đấy, một vài va chạm với 3D xin trao đổi cùng các bác, có gì mong các bác chỉ bảo thêm, hy vọng các nhà nghiêng cứu vật liệu mới nên liên tưởng đến việc thi công ngoài công trường một tí (giống như các bác thiết kế ấy mà "Thiết kế là hoạ sỹ, lập dự toán là bác sỹ"
        Xin gửi một vài tấm hình về thi công 3D chia sẻ với các Bác:
        Attached Files

        Ghi chú

        Working...
        X