Có Bác nào biết công suất lớn nhất của máy ép cọc hiện có ở việt nam là bao nhiêu không ?
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Xin hỏi về máy ép cọc
Collapse
X
-
Theo tôi được biết thì lực ép tối đa của các loại máy "Thánh Gióng" hiện nay khoảng 300 - 350 tấn. Tiết diện cọc từ 400x400 trở xuống.ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com
-
ở HN thì có nhiều công trình dùng cọc ép có lực ép đầu cọc 350T(nhưng mà hình như chỉ có 1 hay 2 đơn vị thi công có thể ép được thôi), Ở Đà Nẵng cũng đã có máy ép 350T, còn ở HCM thì tôi cũng không rõ lắm nhưng có biết một vài công trình dùng cọc ép có lực ép 300TNHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH
Ghi chú
-
anh Minh nói đúng đấy máy ép cọc tự hành phú mỹ hưng mấy thầy gọi là thế hệ 3 khen quá trời luôn thực hiện công trình lớn tuyệt vời luôn.Em chưa thấy chắc bữa nào qua đó xem có anh nào PMH không bữa nào em ghé nhé,chụp vài tấm cho anh em xem hình như máy TQ sản xuất đấy. Công ty ai làm CT lớn nên mua nó.[COLOR=RoyalBlue]
Ghi chú
-
Top-dow?!
Hôm trước mình có đọc bài về công nghệ Top-dow. Bạn nào có thêm thông tin về biện pháp thi công phần móng phía dưới (cọc nhồi) tầng hầm cuối cùng và các thông tin công nghệ khác liên quan đến vấn đề naỳ vui lòng chia sẻ. Mình nghe nói HN đang thiết kế 1 công trình ứng dụng công nghệ này...?!
Mail: trungkien@mh.com.vn
Có nhiều tiền thì tốt vì làm được nhiều việc !
Ghi chú
-
Ðề: Xin hỏi về máy ép cọc
Máy ép cọc lớn nhất tại Việt Nam là 700 tấn. Công ty chúng tôi là đơn vị thi công. Đường kính cọc lớn nhất là 600 mm. Chiều dài tối đa mỗi đoạn cọc là 14 m. Các loại cọc này đã được sản xuất tại Việt Nam. Nếu bạn quan tâm hãy liên hệ với công ty chúng tôi, Chúng tôi sẽ gửi catalogue và đĩa VCD quay cảnh thi công cho bạn.
Hy vọng có cơ hội được hợp tác.
Thân !
Phan Anh Tuấn - PGD
Công ty CP Máy CN Đông Sơn
www.dongsongroup.comLast edited by dongson; 01-08-2005, 04:17 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Xin hỏi về máy ép cọc
Tôi gửi tạm một số hình ảnh , TSKT cũng như nguyên lý làm việc của máy ép cọc để các bạn tham khảo. Tôi có quay cảnh máy thi công trên công trường tại Trung Quốc nhưng File nặng quá không load lên được. Bạn nào biết cách chia Film ra nhiều đoạn làm ơn chỉ giúp.Last edited by dongson; 02-08-2005, 05:51 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Xin hỏi về máy ép cọc
To : Anh Huy CDC
Cám ơn anh đã quan tâm về công nghệ ép cọc này. Hiện nay do thị trường nhà đất tại Hà Nội hơi chững lại nên công ty chúng tôi chưa triển khai được công trình nào ở đây.
Máy ép cọc loại này có kích thước rất lớn nặng 700 tấn, kích thước làm việc 13500 x 7360 x 3140 mm. Tức là chiếm diện tích gần 100 m2. Khi làm việc tại công trường máy có thể tự di chuyển được, còn khi chuyển đến công trình khác máy phải tháo rời. Kích thước khối lớn nhất phải vận chuyển là 53 tấn ( Phí vận chuyển cho mỗi lần di chuyển công trình thấp nhất là 50 triệu đồng ). Do đó thiết bị phù hợp nhất với các công trình tại khu đô thị mới.
Tại Hà Nội nếu có công trình đầu tiên thiết kế không dưới 20.000 m cọc thì Công ty chúng tôi mới có thể triển khai đưa máy vào thi công được ( Đây là lý do về kinh tế...).
Tại TP HCM Công ty Phú Mỹ Hưng đã thi công bằng công nghệ này cách đây 2 năm. Hiện nay họ vẫn đang thi công ép cọc vuông tự đúc tại công trường ĐK 400 x 400 mm , áp dụng cho nhà cao đến 20 tầng ( Ai đang ở TP HCM có thể vào xem chỗ tòa nhà Sky Garden ).
Với những công trình nếu không thể thi công bằng đóng cọc, hoặc ép cọc bằng máy Thánh Gióng như hiện nay tại Việt Nam, mà bắt buộc phải thi công cọc khoan nhồi. Thì theo tính toán sơ bộ nếu có thể thiết kế để thi công bằng máy ép này có thể tiết kiệm 30 - 50 % chi phí phần móng ( Giảm nhiều hay ít là do có thiết kế để sử dụng được cọc vuông hay không ). Một ưu điểm nữa là tốc độ thi công rất nhanh, trong điều kiện thời tiết tốt, được cung cấp đủ cọc và không gặp điều kiện địa chất bất thường thì một ngày làm việc có thể ép được đến 500 m cọc.
Vì tôi đang phải hoàn thiện nốt một số tài liệu chuyển giao công nghệ từ phía nhà sản xuất nên tuần này chưa sang gặp Anh Huy được. nếu có thể xin phép sang tuần được sang gặp anh trao đổi trực tiếp.
Cám ơn anh nhiều !
( Tôi load một đoạn quay cảnh máy thi công trên công trường để bà con xem chơi )
phù.....mệt quá.... tôi đã cắt và nén 1 đoạn File xuống còn khoảng 5M mà chờ đến 1 tiếng vẫn không load lên được. Ai có cách gì hay chỉ giúp để bà con có cái mà xem. Kết nối ADSLLast edited by dongson; 03-08-2005, 12:10 PM.
Ghi chú
-
Ðề: Xin hỏi về máy ép cọc
Hiện nay trong thành phố HCM cũng đã có cọc ULT, cọc tròn đường kính D=600, sử dụng bê tông mác cao, sức chịu tải lên đến 500T. Một đơn vị sx và thi công em biết là XN Phú Mỹ.
Em có xem trong TCVN không có quy định nào về tỉ số giới hạn (chiều dài cọc/ đường kính cọc). Em có nghe đến tỉ số giới hạn này: L/D<100. Nhưng đối với cọc ULT do đã gia cường US nén trước nên tỉ số giới hạn này được phép trong phạm vi lớn hơn. Nhờ vậy mới tận dụng thêm ưu điểm nữa trong thi công được cọc dài hơn--> ít mối nối hơn.
Em muốn hỏi là có tài liệu nào đề cập đến yêu cầu độ mảnh này không? Tỉ số L/D<100 có phải chỉ áp dụng cho cọc BTCT thông thường? Cũng như là tài liệu liên quan đến cọc ULT?
Rất mong được các anh chỉ dẫn.
P/S: Anh nào muốn liên hệ với đơn vị này em có thể cho địa chỉ và điện thoại liên hệ.
Ghi chú
-
Ðề: Xin hỏi về máy ép cọc
Em có xem trong TCVN không có quy định nào về tỉ số giới hạn (chiều dài cọc/ đường kính cọc). Em có nghe đến tỉ số giới hạn này: L/D<100. Nhưng đối với cọc ULT do đã gia cường US nén trước nên tỉ số giới hạn này được phép trong phạm vi lớn hơn. Nhờ vậy mới tận dụng thêm ưu điểm nữa trong thi công được cọc dài hơn--> ít mối nối hơn.
Cọc không nên làm quá dài vì các yếu tố sau :
- Khó khăn trong việc vận chuyển từ nơi sản xuất đến công trường thi công.
- Khó khăn trong quá trình ép vì cọc quá nặng
VD : Cọc Bêtong ly tâm rỗng ĐK ngoài 500 mm, ĐK trong 280 mm, dài 12 m. Trọng lượng = 3,14 x [(0.25 x 0.25 ) - ( 0.14 x 0.14 )] x 12 m x 2400 kg = 3880 kg. Nếu là cọc vuông 400 x 400 mm = 4600 kg. Nếu trọng lượng thế này mà tăng gấp đôi thì sẽ rất khó khăn trong việc cẩu và đưa cọc vào vị trí ép.
- Trước kia người ta lo ngại vì thấy khi thi công tại Việt nam mối hàn hàn quá lâu ( khoảng 30 - 45 phút / cọc 300 x 300 , khiến cho đất bị hồi lực ma sát ) và hàn ẩu nên chất lượng cọc ép không đảm bảo, cho nên việc chọn cọc dài được nhiều người quan tâm. Tôi có xem tại trung quốc họ thi công không còn dùng loại hàn máy hàn như chúng ta nữa mà dùng máy hàn CO2 ( Hàn bằng dây hàn ), với cọc tròn ĐK 500 mm hai ngườn hàn chỉ hết 5 phút một mối hàn.( Bạn thehungdhbk làm ơn cho xin ĐC và ĐT của XN Phú Mỹ )
Tuần sau, mời anh Tuấn đến thăm Công ty CDC, địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà CDC-CIC, 37 Lê Đại Hành, Hà Nội. Cụ thể hôm nào thì anh Tuấn gọi trước theo số 04-9741046, 0913315847.
Cám ơn anh Huy nhiều. Tôi sẽ sang gặp anh và đem đĩa ghi hình máy thi công trên công trường để anh load lên ketcau.com trong thời gian sớm nhất có thể.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú