QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

    Tôi rất bức xúc nêu lên 1 câu hỏi :
    TẠI SAO NGÀNH CAO HỌC XÂY DỰNG ĐH BÁCH KHOA TP HCM LẠI HỌC BAN NGÀY? Nhất là ngành địa kỹ thuật xây dựng

    Tôi thử hỏi nếu đi học như vậy lấy tiền đâu mà ăn mà đóng tiền học Chẳng lẽ kô ai thấy cái điều vô lý này sao ?

    Tôi đang làm 1 chiến dịch vận động hành lang để cho tất cả các ngành cao học phải học ban đêm để anh em chúng ta có thể đi làm kiếm tiền để đi học đặc biệt là ngành xây dựng. Mong được sự giúp đỡ hưởng ứng của anh em

  • #2
    Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

    Quy định của Bộ GD là học ban ngày chứ không riêng gì Bách Khoa nhà bác. Ở HN cũng có Bách Khoa HN cho học tối nhưng như thế là phạm luật.
    Ở nước ngoài cũng học ban ngày chứ không ai lại học ban đêm cả, vì đi học dựa trên nguyên tắc là anh có tiền (học phí, sinh hoạt phí, sách vở...) thì anh mới đi học.
    Ở đây cũng thế, bác quyết tâm đi học cũng có nghĩa là bác fải dành dụm được một số tiền đủ để bác có thể đi học được.
    Bộ cũng yêu cầu khi đi học cao học là phải có quyết định của cơ quan cử đi học, khi có quyết định này thì cũng có nghĩa cơ quan phải chịu trách nhiệm về quyền lợi kinh tế của bác. Tất nhiên nhiều cơ quan chỉ tạo đk về mặt thời gian còn lương thì làm nửa ngày lĩnh một nửa.
    Còn bác lại vừa muốn có bồ vừa không muốn bỏ vợ thì làm sao được, fải chịu khó gian khổ mấy kỳ rồi muốn làm gì thì làm.
    Có chăng, bác nên vận động học cao học có học bổng thì tốt.
    uống ice-tea, đi BMW

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

      Nguyên văn bởi hệ số nền
      Quy định của Bộ GD là học ban ngày chứ không riêng gì Bách Khoa nhà bác. Ở HN cũng có Bách Khoa HN cho học tối nhưng như thế là phạm luật.
      Ở nước ngoài cũng học ban ngày chứ không ai lại học ban đêm cả, vì đi học dựa trên nguyên tắc là anh có tiền (học phí, sinh hoạt phí, sách vở...) thì anh mới đi học.
      Ở đây cũng thế, bác quyết tâm đi học cũng có nghĩa là bác fải dành dụm được một số tiền đủ để bác có thể đi học được.
      Bộ cũng yêu cầu khi đi học cao học là phải có quyết định của cơ quan cử đi học, khi có quyết định này thì cũng có nghĩa cơ quan phải chịu trách nhiệm về quyền lợi kinh tế của bác. Tất nhiên nhiều cơ quan chỉ tạo đk về mặt thời gian còn lương thì làm nửa ngày lĩnh một nửa.
      Còn bác lại vừa muốn có bồ vừa không muốn bỏ vợ thì làm sao được, fải chịu khó gian khổ mấy kỳ rồi muốn làm gì thì làm.
      Có chăng, bác nên vận động học cao học có học bổng thì tốt.
      Chắc ông làm ở bộ giáo dục hả ? Hay ông là con ông cháu cha ?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

        Nguyên văn bởi raklei
        Tôi cũng đồng ý với hệ số nền, nói thẳng ra ở VN học là để lấy bằng cấp, còn chuyện kiến thức nếu muốn bổ sung, thưa bác XT là không nên bổ sung thông qua học cao học.
        Những ai đã qua học cao học rồi sẽ thấy, có lẽ 90% cảm giác không hơn gì.
        Đã gọi là học lấy bằng cấp, hay kể cả lấy kiến thức, thì không ai đi học đêm hôm cả. Nếu các bác mà vận động học đêm hôm, thì Bộ có lẽ đóng cửa luôn chứ không còn cho học ngày nữa đâu. Không riêng gì TPHCM, nhiều trường học ban ngày và xu hướng này ngày càng tăng lên, lý do học tối chủ yếu do các trường thiếu chỗ. Sớm hay muộn thì tất cả đều sẽ phải học ban ngày cả thôi.
        Ông nói hay ghê Cứ như là bộ trưởng bộ giáo dục

        Nếu như vậy tui hỏi ông việc học lên cao chỉ dành cho người có tiền hả? Dân nghèo suốt đời kô có cơ hội nâng cao kiến thức ?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

          Nguyên văn bởi raklei
          Thế chú phải kiến nghị Bộ GD cho sinh viên đại học cũng đc học tối.
          Không tui chỉ kiến nghị học viên cao học thui bác ạ. Tui đâu còn là Sv kiến nghị làm gì heheheh.Chắc bác không ủng hộ em để vận động hành lang cho việc này à.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

            Các bạn lý luận sâu sắc lắm, tôi cũng muốn tham gia một số ý kiến: Nói chung thì ngành giáo dục hiện nay chưa thỏa mãn được tất cả mọi người phải không, anh thì muốn học ban ngày vì được cơ quan đài thọ, anh thì muốn học ban đêm vì còn bươn chải cho cuộc sống. Với người chưa có chỗ dựa về kinh tế thì học ban đêm, học tín chỉ, không bị gò bó về thời gian theo tôi nghĩ là cách tốt nhất, tuy nhiên thì nền giáo dục của chúng ta sau bao nhiêu năm cải cách thì tôi thấy vẫn chưa thỏa mãn số đông anh em chúng ta.
            Tôi thấy các bạn trao đổi sôi nổi về bằng cấp, trừ những trường hợp chạy bằng, mua bằng ra thì theo tôi bằng cấp là cái để thể hiện trình độ lý luận của mỗi con người chứ không đơn thuần là mảnh giấy để đi lòe thiên hạ. Những người làm tốt công việc, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn rất đáng được tôn trọng, nhưng nếu anh ta có trình độ lý luận cao làm nền tảng thì phải được tôn trọng hơn chứ.
            Ở quá khứ khi nhìn nhận thành công của cụ Hồ so với các cụ Phan nhà mình tôi thấy các cụ đều có lao tâm lao lực cả, suốt đời phấn đấu hy sinh vì lý tưởng của dân tộc. Nhưng kết quả thì chỉ có cụ Hồ thành công, lý do quan trọng nhất theo tôi là cụ Hồ đã tìm thấy một lý luận, một chân lý đúng đắn để có thể đoàn kết, kết hợp sức mạnh của cả một dân tộc đang khát khao độc lập, khát khao làm chủ, không chịu làm nô lệ nữa.
            Trải qua giai đoạn đổi mới, mở cửa về kinh tế còn nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh mà chúng ta cần phải khắc phục điều chỉnh, nhưng tôi tin là trong tương lai những người có trình độ cao cả về lý luận và thực tiễn với kiến thức, tri thức và tâm huyết của mình sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng đất nước này.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

              1) Vì vấn đề tương đương văn bằng với các quốc-gia khác, VN phải chấp nhận là có hai hệ thống :
              - lớp học ban ngày, cho những người còn trẻ, hay những người được hãng xưởng, chủ nhân gởi đến trao giồi thêm một số môn;
              - lớp học ban đêm, dành cho những người không có thì giờ đến trường ban ngày (vì bận việc làm...) : chương trình cũng bao nhiêu giờ, nhưng thay vì lớp ban ngày học 7-8g/ngày thì ban đêm học 3g/ ngaỳ, cho nên thay vì học 4-5 năm, ban đêm phải học 8-10 năm.
              Lớp ban đêm chấp nhận cho thi tuyển dễ hơn vì học viên mệt mõi, hiểu bài cũng chậm, làm bài cũng không minh mẫn lắm. Ðôi khi có lợi, vì một số người khi đi làm, bỗng nhiên thấy thích một số môn vì tính hữu ích, dễ áp dụng vào việc làm ban ngày, làm cho họ dễ được lên chức... Do đó nó còn được gọi là "cours de promotion sociale " (chương trình học để thăng tiến trong xã hội).

              Vì lý do đó, khi đi làm, tại Âu-châu, người ta có hỏi đậu lớp ban ngày (cours de plein exercice) hay ban đêm (cours de promotion sociale).
              Các trách nhiệm lớn như : kỹ-sư thực hành, kỹ-sư chủ công trình, bác sĩ, dược sĩ, khảo cứu viên khoa học v.v... không bao giờ được giao cho nhứng người có văn bằng "lớp tối " cả.

              2) Còn những việc học chuyên ngành quá cao, đòi hỏi nhiều thông mình thì dĩ nhiên không ai đi dạy cho nhứng sinh-viên mệt mõi buổi tối, uổng tien quá (giáo sư lương cao, phòng thí nghiệm đắt tiền... rất nhiều ưu đái cho sinh viên...). Chính phủ dành việc học này cho các sinh-viên ưu tú, những thành phần có trách nhiệm quan trọng trong xã hội.
              Ðây chỉ vì mục đích làm sao để đầu tư cho có hiệu quả đó thôi.

              Tôi xin góp chút ý kiến, dù không có thì giờ đọc hết tất cả các bài đã post. Nêu có gì dư thừa đã nói, xin các bạn bỏ qua.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                Hình như hiện nay hầu hết các trường đều dạy cao học ban ngày. Về bản chất, đào tạo cao học nặng về ly sthuyết, học trên đại học chỉ cần thiết cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy là những người nhiều thì giờ. Những người làm những công việc khác như kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công thì cái cần nâng cao kiến thức là các kỹ năng nghề nghiệp khác. Một kỹ sư giỏi nghề thì trình độ đâu có kém mấy anh cao học, phần lớn các giáo sư ở trường tôi thiết kế cái cầu không bằng anh sinh viên mới đi làm đâu, nhưng không vì thế mà các vị kém khả kính.
                Tóm lại mỗi người một nghề, học cao học dành cho người nhiều thời gian, muốn nghiên cứu lý thuyết, do đó không thích hợp cho anh nảo làm ăn bận rộn.
                Nhưng đáng tiếc cơ chế VN lại quá nặng hình thức, bằng cấp nên ai ai cũng phải cố kiếm cái bằng cao hơn để không bị đánh giá là kém. Buồn thay!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                  Nguyên văn bởi haikcvncc
                  Đành rằng chương trình đào tạo sau đại học của chúng ta có quá nhiều môn học nhưng cũng có nhiều môn khá thú vị như : thiết kế kháng chấn, ổn định của kết cấu thép nhẹ, kết cấu thép công trình cao hay KC nhà nhiều tầng bằng BTCT...
                  Theo tôi thì chương trình cao học cũng có rất nhiều cái hay chứ không phải chuyện bằng cấp không đâu, đành rằng để được đi học đã rất vất vả, còn vấn đề thời gian, kinh tế trong lúc học nữa... Nói chung là quá khổ, nếu học xong mà không dùng được làm gì thì rõ chán
                  _______________________________________
                  Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                    Nguyên văn bởi cauBTCT
                    Tóm lại mỗi người một nghề, học cao học dành cho người nhiều thời gian, muốn nghiên cứu lý thuyết, do đó không thích hợp cho anh nảo làm ăn bận rộn.
                    Nhưng đáng tiếc cơ chế VN lại quá nặng hình thức, bằng cấp nên ai ai cũng phải cố kiếm cái bằng cao hơn để không bị đánh giá là kém. Buồn thay!
                    Quan niệm có bằng cao như DEA, Docteur cho việc làm Kỹ-sư thì là hoàn toàn sai. Trước đây, trong forum cũng có người hiểu là tại Pháp, muốn xin việc thì đừng có chìa cái bằng DEA ra, mà chìa cái bằng Kỹ-sư, thì đó là quan niệm của tất cả các quốc-gia tại Âu-châu.

                    Thật vậy, người học cao học lại phải chuyên ngành hơn, tìm tòi trong một lãnh vực nhỏ hơn nhiều, mục đích là để học hỏi, và nghĩ ra những lý thuyết mới, như Euler, Young, Bress, Castigliano... Họ phải thật giỏi mới có thể làm được công việc của một nhà bác học, cho nên giới khoa học áp dụng, ai cũng cần đến họ. Tôi nhớ ngày xưa khi đi học, có những công thức vô cùng khó, tìm hoài không ra, nhưng hỏi ông giáo sư thì ông ấy có thể giải đáp cho mình được (chưa chắc cái gì cũng giải đáp được), các giáo sư Ðại học tại Âu châu phần lớn là các nhà bác học, họ đọc được nhiều tiếng ngoại quốc (3-6 thứ tiếng). Chúng ta không thể thiếu họ.

                    Còn kỹ-sư thì nên hiểu cho kỹ phần lý thuyết trước khi hành nghề, đến khi thiêt kế hay thi công sẽ học thêm nhiều hơn, những kiến thức thực tiễn, có giá trị, theo kịp đà tiến hóa. 10 năm sau các bạn hãy trau giồi thêm sinh ngữ, luật lệ nhà cửa...

                    Ở tại Âu-châu, phần lớn (trên 90%) dự án được trao cho những Kỹ-sư có kinh nghiệm (20-30 năm nghề), có những ông rất kinh nghiệm nhưng băng cấp tầm thường của ngày xưa, công trình của họ có thể trông thây, đánh giá được. Các chủ đầu tư thường tham khảo hồ sơ dự thầu (đấu thầu tư) của các ông này, dựa vào thành tích, và bao giờ họ cũng điện thoại cho các chủ công trình đã xây dựng xong để hỏi xem qua trình có tốt đẹp không? Giá thành có bị tăng lên quá độ không? Thơi gian thi công, về sau khi bảo hành có bất cập không?

                    Do đó các bạn mới ra nghề, phải chấp nhận làm việc dưới tên của một Cong ty Thiêt kế và Kỹ-sư nổi tiếng, đến khi được có tiếng tăm chút đĩnh thì hãy tự lập văn phòng riêng. Ðâu có ai mà dám gởi gấm cho một kỹ-sư không chút kinh nghiệm, tiếng tăm một vốn đầu tư kết sù (có thể đên hàng trăm triệu đô la?), có phải vậy không các bạn?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                      Mới đọc báo thấy kỳ này thay bộ trưởng bộ giáo dục
                      Nguyễn Thiện Nhân lên làm bộ trưởng bộ giáo dục, Thầy Nhân cũng từng dạy trường đh Bách Khoa Tphcm và tốt nghiệp tiến sĩ ở USA
                      Nhân cơ hội này chúng ta hãy vận dộng làm 1 cuộc cách mạng trong giáo dục. Vận động cho cao học được học vào ban đêm.

                      Sự ủng hộ của các bạn trong công cuộc vận động để cao học được học vào ban đêm : là góp phần vào công cuộc cách mạng hóa nền giáo dục nước nhà, mệnh lệnh từ cuộc sống. Đời đời các thế hệ học viên cao học không quên ơn các bạn.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                        Mới đọc báo thấy kỳ này thay bộ trưởng bộ giáo dục
                        Nguyễn Thiện Nhân lên làm bộ trưởng bộ giáo dục, Thầy Nhân cũng từng dạy trường đh Bách Khoa Tphcm và tốt nghiệp tiến sĩ ở USA
                        Nhân cơ hội này chúng ta hãy vận dộng làm 1 cuộc cách mạng trong giáo dục. Vận động cho cao học được học vào ban đêm.

                        Sự ủng hộ của các bạn trong công cuộc vận động để cao học được học vào ban đêm : là góp phần vào công cuộc cách mạng hóa nền giáo dục nước nhà, mệnh lệnh từ cuộc sống. Đời đời các thế hệ học viên cao học không quên ơn các bạn.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                          Tôi cũng thống nhất là nên đa dạng hóa hình thức giáo dục để đáp ứng được nhu cầu của đại đa số anh em trong ngành xây dựng, nhưng cũng cần có thêm nhiều tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa thì may ra việc này mới sớm triển khai được.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            Điều đó dẫn đến một số thiếu thốn, cụ thể ở đây có anh bạn bức xúc vì không được học thêm cao học vào buổi tối. Bức xúc của bạn ấy là chính đáng. Không những học cao học mà còn nhiều chuyên đề cần học khác. (Ở Việt nam, cụ thể là ngành xây dựng, học cao học nghĩa là nâng cao trình độ hơn so với kỹ sư, chứ không phải là để chuyển hướng sang nghiên cứu như bác Thụ nói bên Tây).

                            .
                            Eh, Bác Thủy nói thế này có vẻ chưa được rõ ràng lắm, mục đích của cao học là tập trung vào việc nâng cao nhận thức, khả năng nghiên cứu khoa học bằng việc trang bị các công cụ, các phương pháp luận, chứ không hẳn là "một cấp cao hơn" so với kỹ sư, như nhiều member khác đã nêu ý kiến, để đi làm thì cần có bằng kỹ sư và các kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Với các viện nghiên cứu, các trường... thì lại nặng về vấn đề nghiên cứu lý thuyết nên sẽ cần đội ngũ như PhD, MS hoặc MEng... Tất nhiên, sẽ có những bạn đặt vấn đề tại sao lại có những công ty bỏ tiền riêng ra nhằm mục đích cho việc nghiên cứu ra những công nghệ mới, những sản phẩm mới nhằm cải tiến công nghệ... nhưng rõ ràng, để làm được những việc đó thì lại phải cần những người có khả năng "nghiên cứu" cao bằng việc thuê các nhóm "giáo sư cùng các cộng sự" tại các trường đại học.
                            Có chăng, học cao học sẽ nâng cao bản thân mình (kỹ sư) lên một tầm mới (lý luận, nhận thức,...)thì đúng. Chứ bảo mình là Meng lại hơn kỹ sư khác là không đúng. Làm sao một kỹ sư ra trường được 1,2 năm, học Meng thêm 3 năm nữa xong lại bảo hơn một kỹ sư kinh nghiệm hàng chục năm được (nói về nghề nghiệp ấy)
                            Còn ở VN, việc có bằng cấp liên quan đến nhiều việc thăng tiến, chức vụ, chính trị thì xin phép không bàn tới, đã sang chủ đề khác rồi.
                            Còn nền giáo dục của VN thì chắc chắn là còn rất nhiều bất cập, đơn cử cái vụ thi tốt nghiệp PTTH ở Hà Tây do thầy Đỗ VIệt Khoa đứng ra tó cáo chẳng hạn, là tôi thấy không thể chấp nhận được, nhưng vấn đề này cũng xin phép trình bày ở một chủ đề khác, forum khác, chứ chủ đề này lại lạc mất rồi.
                            ps: Bác nào muốn học cao học chất lượng cao thì cố gắng kiếm ăn dành dụm tiền ra nước ngoài mà học (nếu giỏi thì xin học bổng thì càng tốt)
                            uống ice-tea, đi BMW

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tại Sao Ngành Cao Học Xây Dựng đh Bách Khoa Tp Hcm Lại Học Ban Ngày

                              Còn ở VN, việc có bằng cấp liên quan đến nhiều việc thăng tiến, chức vụ, chính trị thì xin phép không bàn tới, đã sang chủ đề khác rồi.

                              Ở VN hiện nay bệnh bằng cấp rất nặng, không chỉ trong các cơ quan NN, trường, viện... Ngay trong sản xuất cũng đề cao bằng cấp rất phi lý. Anh em nào đã làm HS dự thầu tư vấn thì biết, nếu chủ trì TK có bằng Ths, TS thì được điểm cao hơn. Mà phần lớn các vị ấy có mấy ai chuyên KS, TK đậu, cuối cùng toàn là đi mượn bằng cả. Chẳng ra sao.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X