Hiện nay minh đang làm báo cáo thí nghiệm Đường. Mình đang thiếu Quy trình thí nghiệm đo Độ nhám mặt đường bằng con lắc Anh. Và Thí nghiệm đếm xe bằng máy tự Động, sơ đồ đấu nối các thiết bị đếm xe! Bác nào có quy trình thí nghiệm cũng như tài liệu có liên quan xin gửi giúp em với : nobitapm@yahoo.com . Em xim cảm ơn ! Chúc mọi người vui, khỏe
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Quy trinh thí nghiệm Đường
Collapse
X
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Tôi có Quy trình thí nghiệm đo Độ nhám mặt đường bằng con lắc Anh, để tôi tìm lại rồi gửi cho bạn nếu bạn còn cần.
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
nhờ anh gởi lên đây luôn ạ
năm nay em làm thí nghiệm đường ô tô - nếu có sẽ phổ biến cho mấy thằng bạn SV luôn thì tụi em sẽ đỡ khổHuynh Kim An - Site Implementation
Site Business Department
Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
Contact No. +84 904 880 836
Ghi chú
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Thí nghiệm độ nhám mặt đường bằng con lắc Anh: ASTM E303. Rất tiếc không hiểu sao tôi không thể chèn File được. Bạn cho địa chỉ Email, tôi sẽ gửi cho.
Ghi chú
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Tiện thể, xin hỏi vấn đề này luôn: Đối với mặt đường láng nhựa hoặc thấm nhập nhựa, làm thế nào để kiểm tra lượng nhựa đã tưới (ngoài việc giám sát, theo dõi kỹ trong quá trình thi công). Vì trong quy trình TCNT đều không nhắc tiêu chuẩn thí nghiệm nào để kiểm tra lại lượng nhựa đã tưới như thế nào (TCNT BTNN thì có nói đến kiểm tra hàm lượng nhựa trong thành phần BTNN).
Ghi chú
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Kiểm tra hàm lượng nhựa tưới thấm nhập hoặc láng nhựa trong quá trình thi công đã được quy định rõ trong các tiêu chuẩn 22TCN 270:2001 và 22TCN 271:2001. Bạn có thể tải các Tiêu chuẩn này tại trang Web của Bộ GTVT: http://portal.mt.gov.vn:8086/
Ghi chú
-
Huynh Kim An - Site Implementation
Site Business Department
Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
Contact No. +84 904 880 836
Ghi chú
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Có lẽ bạn nbc đã hiểu nhầm ý tôi rồi. Cách kiểm tra hàm lượng nhựa trong quá trình thi công hẳn nhiên đã có trong quy trinh TCNT 22TCN 270 và 271 mà bạn đã nêu. Nhưng đó chỉ là cách thực hiện khi giám sát quá trình thi công. Còn khi thi công xong rồi, một người khác, đơn vị khác (khi nghiệm thu, thanh tra chẳng hạn) cần kiểm tra hàm lượng nhựa đã được tưới trên mặt đường là ?Kg/m2, thì cần phải làm gì? 22TCN 249-98 có quy định phương thức kiểm tra hàm lượng nhựa trong BTNN bằng thí nghiệm gì; còn 22TCN 270 và 271 chỉ có thể kiểm tra trong lúc giám sát quá trình thi công mà thôi. Vậy có cách nào để kiểm tra "nguội" hàm lượng nhựa đã tưới không? Hay cũng thực hiện thí nghiệm như kiểm tra BTN?
Ghi chú
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Nguyên văn bởi vivuCó lẽ bạn nbc đã hiểu nhầm ý tôi rồi. Cách kiểm tra hàm lượng nhựa trong quá trình thi công hẳn nhiên đã có trong quy trinh TCNT 22TCN 270 và 271 mà bạn đã nêu. Nhưng đó chỉ là cách thực hiện khi giám sát quá trình thi công. Còn khi thi công xong rồi, một người khác, đơn vị khác (khi nghiệm thu, thanh tra chẳng hạn) cần kiểm tra hàm lượng nhựa đã được tưới trên mặt đường là ?Kg/m2, thì cần phải làm gì? 22TCN 249-98 có quy định phương thức kiểm tra hàm lượng nhựa trong BTNN bằng thí nghiệm gì; còn 22TCN 270 và 271 chỉ có thể kiểm tra trong lúc giám sát quá trình thi công mà thôi. Vậy có cách nào để kiểm tra "nguội" hàm lượng nhựa đã tưới không? Hay cũng thực hiện thí nghiệm như kiểm tra BTN?
Thực tế cũng có thể chiết tách nhựa từ một hố đào 0,1m2 (0,24x0,4m) bằng cách dùng dung môi hòa tan nhựa rồi từ đó tính toán liều lượng nhựa láng hoặc thấm nhập. Tuy nhiên tôi chưa tìm thấy Quy trình nào quy định cụ thể.
Ghi chú
-
Ðề: Quy trinh thí nghiệm Đường
Tôi vửa được anh bạn admin cauduong.net gửi cho Quyết định số 2496/QĐ-KHKT ngày 24/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về việc công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông. Trong đó, phần thí nghiệm BTN, có chỉ rõ cách thực hiện để có thể trích ly nhựa đường. Phương pháp bạn nói có vẻ cũng giống cách thứ 3, phải không bạn?
Cách 1. Dùng ống chiết Xốc lét.
- Đập vụn mẫu (không làm vỡ các hạt).
- Cân một khối lượng, bọc trong giấy lọc đặt vào trong ống chiết. Lắp với bình đựng dung môi, lắp ống ngưng lạnh.
- Đốt nóng bình đựng dung môi làm bay hơi dung môi. Gặp lạnh dung môi ngưng tụ lại hoà tan nhựa đường chảy theo ống xi phông trở về bình. Quá trình diễn ra kéo dài cho đến khi tách hết nhựa đường khỏi hỗn hợp, nghĩa là dung môi ngưng tụ trong ống chiết có màu như màu ban đầu của nó thì kết thúc.
- Làm bay hơi phần dung môi hoà tan nhựa ở nhiệt độ sôi của dung môi. Sau đó đem sấy ở nhiệt độ 50 - 600C đến khối lượng không đổi. Cân xác định khối lượng phần còn lại. Đó là khối lượng nhựa đường. Chú ý nếu như có các cặn bột khoáng thì phải gạn lọc phần cặn, rửa sách bằng dung môi và cho phần cặn vào phần cốt liệu. Phần dung môi rửa cặn cho vào dung môi hoà tan nhựa để làm bay hơi.
- Phần cốt liệu sau khi tách nhựa được sấy ở nhiệt độ 50 - 600C đến khối lượng không đổi. Cân xác định khối lượng cốt liệu.
- Hàm lượng nhựa được tính theo công thức:
* Tính theo % cốt liệu:
qN = GN/ Go
qN: Hàm lượng nhựa % cốt liệu
GN: Khối lượng nhựa đường g.
Go: Khối lượng cốt liệu.
* Tính theo % hỗn hợp
qN = GN/(Go + GN)
- Cũng có thể không cần sấy dung môi, khối lượng nhựa có thể xác định gián tiếp khi biết khối lượng ban đầu và khối lượng của cốt liệu.
GN = G - Go
G: Khối lượng ban đầu của mẫu thí nghiệm.
Go: Khối lượng của phần cốt liệu
Cách 2. Phương pháp ly tâm:
Theo phương pháp này mẫu bê tông nhựa sau khi ngâm trong dung môi để hoà tan nhựa đường, thì cho vào máy ly tâm để tách phần dung môi đã hoà tan nhựa đường ra khỏi hỗn hợp. Khi đã tách hết ta đem sấy khô phần cốt liệu. Đem cân khối lượng từ đó tính được hàm lượng nhựa.
Cách 3. Phương pháp nhanh: Rửa mẫu.
Trường hợp không có máy quay ly tâm, ta có thể thực hiện bằng cách ngâm mẫu BTN trong dung môi. Sau đó gạn hết ra, quá trình thực hiện cho tới khi sạch. Tuy nhiên theo phương pháp này sử dụng nhiều dung môi và khi gạn lọc có thể làm trôi cả phần cốt liệu.
- Phần cốt liệu của mẫu bê tông nhựa sau khi đã tách hết nhựa đường, được đem làm thí nghiệm phân tích thành phần hạt theo phương pháp sàng.
Quá trình thực hiện công việc này áp dụng theo chỉ dẫn đã nêu ở phần trước.
Đối chiếu kết quả thực tế với yêu cầu của quy trình để nhận xét đánh giá xem có đạt yêu cầu hay không. Nếu có sự sai khác quá lớn phải kiểm tra lại vật liệu, thiết bị cân đong và có sự điều chỉnh kịp thời.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú