Hiện nay tôi đang thiết kế tăng cường một số cầu cũ. Cầu cũ dầm giản đơn BTCT DƯL kiểu Châu Thới, thời gian khai thác đã khoảng 40 năm, hiện nay cần nâng tải trọng và mở rộng. Tôi đã đọc một số tài liệu nghiên cứu cũng như thiết kế sửa chữa, tăng cường loại cầu này, nhìn chung giải pháp như sau :
- Khoan thủng sườn dầm và đổ BT dầm ngang mới, căng cáp DƯL ngang.
- Gắn các ụ neo vào dầm ngang, căng cáp DƯL dọc cầu (một số cầu căng cáp liên tục hoá dầm giản đơn như cầu Sài Gòn)
- Làm lại lớp phủ mặt cầu.
Nhìn chung giải pháp thi công này là đơn giản và giá thành không cao lắm. Nhưng tôi vẫn chưa rõ mấy vấn đề sau :
- Khi thiết kế CT DƯL ngoài để tăng khả năng chống nứt cho dầm, ta phải có các thông số đầu vào : đặc trưng hình học của mặt cắt dầm, đặc trưng vật liệu, tình trạng ứng suất trong dầm.
+ Đặc trưng hình học của dầm có thể xác định chính xác qua đo đạc và thiết kế cũ.
+ Các đặc trưng vật liệu, chủ yếu gồm cường độ thép, cường độ, E bê tộng Trong đó các đặc trưng của bê tông rất khó xác định chính xạc
+ Tình trạng ứng suất trong dầm có phần do tĩnh tải và do dự ứng lực, trong đó ứng suất do dự ứng lực (cũ) gây ra quá khó xác đinh.
Việc thiết kế sẽ là dễ dàng trừ 2 vấn đề :
1. Cường độ và E bê tông hiện thời xác đinh thế nào? Hiện nay thường làm là siêu âm và dùng súng bật nẩy (chính xác đến đâu? )
2. Ứng suất trong bê tông do DƯL gây ra hiện thời , nếu chỉ tính toán mất mát DƯL theo công thức như trong sách thì có lẽ độ chính xác cũng chỉ như.. đồ án tốt nghiệp của SV trường ta.
Liệu có cách nào đo được chính xác, tin cậy hơn không?
Khi thiết kế cầu mới mà thông số vật liệu không đầy đủ, ta cứ lấy giá trị nhỏ thì an tòan. Còn ở đây các thông số phải chính xác vì thừa hay thiếu đều không an toàn.
Nếu không đo được 2 yếu tố trên thì có thiết kế an toàn được không?
Kính mong được sự chỉ bảo của thày Nguyễn Viết Trung - sư phụ của chúng em. Mong được các đàn anh, các bạn đồng nghiệp gíup đõ.
- Khoan thủng sườn dầm và đổ BT dầm ngang mới, căng cáp DƯL ngang.
- Gắn các ụ neo vào dầm ngang, căng cáp DƯL dọc cầu (một số cầu căng cáp liên tục hoá dầm giản đơn như cầu Sài Gòn)
- Làm lại lớp phủ mặt cầu.
Nhìn chung giải pháp thi công này là đơn giản và giá thành không cao lắm. Nhưng tôi vẫn chưa rõ mấy vấn đề sau :
- Khi thiết kế CT DƯL ngoài để tăng khả năng chống nứt cho dầm, ta phải có các thông số đầu vào : đặc trưng hình học của mặt cắt dầm, đặc trưng vật liệu, tình trạng ứng suất trong dầm.
+ Đặc trưng hình học của dầm có thể xác định chính xác qua đo đạc và thiết kế cũ.
+ Các đặc trưng vật liệu, chủ yếu gồm cường độ thép, cường độ, E bê tộng Trong đó các đặc trưng của bê tông rất khó xác định chính xạc
+ Tình trạng ứng suất trong dầm có phần do tĩnh tải và do dự ứng lực, trong đó ứng suất do dự ứng lực (cũ) gây ra quá khó xác đinh.
Việc thiết kế sẽ là dễ dàng trừ 2 vấn đề :
1. Cường độ và E bê tông hiện thời xác đinh thế nào? Hiện nay thường làm là siêu âm và dùng súng bật nẩy (chính xác đến đâu? )
2. Ứng suất trong bê tông do DƯL gây ra hiện thời , nếu chỉ tính toán mất mát DƯL theo công thức như trong sách thì có lẽ độ chính xác cũng chỉ như.. đồ án tốt nghiệp của SV trường ta.
Liệu có cách nào đo được chính xác, tin cậy hơn không?
Khi thiết kế cầu mới mà thông số vật liệu không đầy đủ, ta cứ lấy giá trị nhỏ thì an tòan. Còn ở đây các thông số phải chính xác vì thừa hay thiếu đều không an toàn.
Nếu không đo được 2 yếu tố trên thì có thiết kế an toàn được không?
Kính mong được sự chỉ bảo của thày Nguyễn Viết Trung - sư phụ của chúng em. Mong được các đàn anh, các bạn đồng nghiệp gíup đõ.
Ghi chú