Hiện tại em mới tốt nghiệp,giờ muốn lên học Thạc sỹ về thiết kế BTCT nhưng chưa biết chọn đề tài nào hay ho,nóng bỏng cả,có ai giúp hoặc định hướng cho em được không.Hiện tại em cũng có 1 số đề tài nhưng bản thân cho là chưa được hay lắm,em muốn làm 1 cái gì đó mang tính thực thụ chứ không phải là 1 đề tài hay,sau đó lại để đó làm.....triển lãm thì buồn lắm.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Collapse
X
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Khó đấy, cái dễ thì làm hết rồi, còn cái nào mà khó thì e rằng lại lên trình độ PhD mất.
Nói vui thôi, bạn muốn tìm đề tài thì trước hết bạn liên hệ với bộ môn BTCT, sau đó bạn tìm trong thư viện trường và các thư viện khác như TVQG, TV KHKT xem đã có những đề tài nào làm rồi, để tránh trùng lặp.uống ice-tea, đi BMW
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Vâng,cám ơn bác nhiều nhưng em không ở VN,ý em muốn hỏi là liệu ở VN có đề tài nào hay mà thực dụng không ? Các bác đi làm rồi có ai có kinh nghiệm gì thì nói cho em biết với,em không ở VN nên không biết ở nhà cần gì,các bác giúp em với nhé.
Ghi chú
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Ví dụ như em có đề tài nghiên cứu về vết nứt trong công trình và các yếu tố ảnh hưởng,đề tài cũng hay nhưng không biết ở VN có thực dụng không ? Đề tài nghiên cứu về sự hình thành vết nứt trong công trình ( được tính theo trạng thái thứ 2 ) và các yếu tố ảnh hưởng như tâm sai,tính chất ngoại lực,vật liệu,hình dáng cấu kiện,hệ số đan thép v.v....Nhưng cũng không rõ là cái này ở VN có nhiều người làm chưa nữa ?
Ghi chú
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Chào anh
Vấn đề nứt đang la thời sự đấy.
"Sự làm việc của kc BTCT dự ứng lực sau nứt"
Ví dụ trong giả thiết tính duyệt TTGH cực hạn thì bỏ qua BT trong vùng kéo. còn lúc duyệt TTGH khai thác thi không cho nứt (với kết cấu Dự ứng lực toàn phần).
Nhưng mà thực tế thì rất nhiều kết cấu dự ứng lực ở Việt nam đã nứt rồi.Thâm chí nứt xuyên và suốt cả chiều cao mặt cắt. Vậy chẩn đoán khả năng khai thác các KC này tiếp tục dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm nào ?. áp dụng cơ học phá hủy ở đây ra sao?
Xứng đáng là 1 đề tài Thạc sỹ rồi lên Tiến sỹ làm tiếp đấy.
Anh đang ở nước nào đấy.
Thân áiGS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
ĐT: 0913 555 194
Ghi chú
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Vâng,cháu cám ơn bác nguyenviettrung rất nhiều,những điều bác nói cũng là cái cháu đang hướng tới chỉ có điều cháu không biết ở VN thì tính chất của đề tài sẽ thế nào thôi.Cháu đang theo học bên Nga,đề tài này cũng ít người làm và cũng còn được đang tranh luận nhiều.Phần lớn khi thiết kế,chúng ta thường quan tâm đến độ vững chắc của công trình nhưng độ bền vững của nó sau khi khai thác sử dụng thì còn ít để ý đến (đó là kinh nghiệm riêng của cháu khi tìm hiểu đề tài về nứt).
Nhân tiện cho cháu hỏi thêm là ở VN có nhiều tài liệu về nứt và nguyên nhân gây nứt không vì cháu muốn xem qua và làm đề tài cho phù hợp với điều kiện VN ?
Ghi chú
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Thông tin về nứt thì có nhiều nhưng nằm rải rác. Tôi cũng có nhưng thực ra chẳng mấy ai muốn công bố cho bàn dân thiên hạ, thêm rách việc. Lẳng lặng mà nghiên cứu mà tìm hiểu các giải pháp thôi. Nếu chỉ vì mục đích làm Luận án ở nước ngoài xa xôi thì anh cũng có thể mầy mò xin được ở mức độ nhất định.
Có vài tài liệu chính thức là các báo cáo tại 2 Hội nghị toàn quốc về sự cố công trình, các file đã được ghi lên CD, bán ở phố Lý nam Đế.8000 VND.
Xin gợi ý thêm về đề tài NC:
- TC của Nga chấp nhận tính mối nối kết cấu phân đoạn có xét sự làm việc của keo epoxy. Nhưng sau 30 năm thì keo đó cũng hóa già và mất tác dụng chịu lực. , TC của Mỹ năm 1998 chấp nhận loại mối nối khô không dán keo (có nghĩa là như đã có khe nứt xuyên toàn diên mặt cắt ngay từ đầu.) . TC của Mỹ năm 2001 đã cấm lạoi mối nối này và phải có keo dán, nhưng để cho an toàn, cũng không xét khả năng chịu cắt trượt của keo này trong mối nôi.
- Vậy đề tài về nứt có thể kết hợp với nghiên cứu vê mối nối khô (không có keo) hoặc có keo dán nhưng xét thời điểm sau 30-40 năm khi mà keo dán không còn tác dụng chịu lực nữa.
- Lưu ý là mối nối loạinafy đều có dự ứng lực nén.
- Công cụ để nghiên cưu chắc là liên quan nhiều đến bài toán tiếp xúc, cơ học phá hủy bê tông.
Tôi thấy từ năm trước 2000 đã có các GS Nga viết báo nhiều về vấn đề Cơ học phá hủy bê tông. Bây giờ thì trong nước khó mua sách tiếng Nga nên tôi không theo dõi được liên tục, Nhưng nếu anh đọc sách tiếng Anh thì cũng nhiều., trên mạng cũng có cho không vài thứ.
Chúc thành côngGS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
ĐT: 0913 555 194
Ghi chú
-
Ðề: Tìm kiếm đề tài làm Thạc sỹ
Vâng,cháu cám ơn bác nhiều,cháu sẽ tìm hiểu thêm,có gì không hiểu hoặc cần giúp đỡ cháu sẽ lại làm phiền bác thêm lần nữa .Tài liệu tiếng Nga cháu có nhiều và mới lắm còn tiếng Anh thì ....chắc cháu phải học thêm tiếng cho tốt thì mới nghiên cứu được.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú