QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Câu chuyện cái thùng rác.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu chuyện cái thùng rác.

    Trong lúc mà các thành phố ở Việt-Nam càng ngày càng trở thành đông đúc và ô nhiễm, tôi thấy ta nên xem lại lịch sử của Âu-châu (Pháp, Anh) trong những năm mới vừa kỹ nghệ hóa.

    Thật vậy, kỹ nghệ bành trướng, cần nhân công, dân từ đồng quê phải di dân lên thành phố để làm việc trong khi hạ tầng cơ-sở không có để xư" lý chất thải một cách tương ứng. Âu-châu đã phải chịu nhiều nạn dịch ghê gớm tàn sát hàng trăm ngàn người...

    Mời các bạn đọc bài sau đây : "Thùng rác " do một tờ báo Hà-lan viết, và được tôi dịch ra. Hà-lan là một quốc gia đứng đầu về xử lý chất thải, cho nên không lạ gì khi họ có những bài báo như vậy.
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

    Buồn quá Bác Thụ ơi Việt Nam thế kỷ 21 năm 2006 mà còn thua nước Pháp năm 1806 tức gần 200 năm sau mà Việt Nam cũng chưa bằng nước Pháp thời Napoleon cởi truồng bời vậy không biết đất nước VN tiến hay lùi trên bản đồ thế giới về RÁC chuyện nhỏ nhặt ấy còn chưa làm được huốn hồ gì nói đến gia nhập WTO chẳng biết để làm cái gi?????????????????????????????????????????????????????? Bó tay Bác Thụ à

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

      Cháu mạn phép copy bài viết này ra vì có vẻ như thế thuận tiện hơn cho người đọc?!

      Thùng rác

      Eugène Poubelle (1831-1907)
      Ðô-trưởng Paris ngửi hết nổi cái mùi thối của thủ đô.

      Tháng năm 1985, có một phiên chợ bất thường gọi là « Marché aux Puces » (dịch là chợ Rận), chợ này nổi tiếng trên thế giới gần 4 trăm năm, đáng cho ta tưởng nhớ đến Eugène Poubelle, người đã cho cái tên « Poubelle «  cho những thùng rác. Thật vậy, nếu dịch thẳng từ « thùng rác » sang tiếng Pháp, ta phải dịch là « bac d’ordures », nhưng tại sao ngày nay trong từ điển Pháp, chữ poubelle có nghĩa là « bac d’ordures » nữa ? Thật ra là vì những công trình, sự đấu tranh của ông Eugène Poubelle, đặt ra luật lệ là nhà nào cũng phải bỏ rác trong thùng rác, mà từ đó dân Paris đã đặt tên cái thùng rác là « poubelle « . Có ăn thua gì giữa cái chuyện nhà sáng chế « cái thùng rác «  và nhà sáng lập ra « chợ Rận » (Marché aux Puces)? Ðể trả lời câu hỏi này cho thoả đáng, ta phải hình dung lại một thành phố Paris ở hai thế kỷ trước đây với những sự cố thiếu vệ sinh thật khủng khiếp.

      Vào khoảng cuối thế kỷ 19, ở đô thị bên Pháp, rác rến thường được liệng đổ ra ngoài đường, hay trong những sân nhà, từ từ chất lên thành đống cao chỉ chực đổ xuống cứ mỗi lần ai đụng tới. Cống thì như là mương lộ thiên, không che đậy, các hủ bô dùng chứa phân được liệng bỏ ngay ngoài đường. Từ năm 1831 đến 1832, có khoảng 774.000 người tử vong vì bệnh thổ tả, và có lúc chỉ trong vài tháng, đã có 184.020 tử vong mà một phần lớn là những người nghèo, sinh sống thiếu vệ sinh trong những điều kiện cùng cực. Trong lúc bệnh dịch lan tràn, người Pháp đã có tổ chức hốt rác thừa thải nhưng những người nghèo sống bằng cách lượm trong các đống rác chống lại mạnh mẽ vì vi chạm đến quyền sống của họ, đúng hơn là nguồn sống duy nhất. Theo ước tính, có hàng chục ngàn người sống bằng cách lượm rác với chiếc xe đẩy của họ dọc theo bờ sông Seine. Vệ sinh trở thành mục tiêu đấu tranh hàng đầu nên ông thị trưởng nổi giận đàn áp những người nghèo lựơm rác. Dân chúng đã nổi loạn, và trong những ngày loạn lạc, lính đã xô sát với dân biểu tình làm cho 800 tử vong.

      Vào khoảng giữa thế kỷ, rác rến được hốt đi ban đêm trên các đường phố bằng những chiếc xe đẩy. Giờ giấc đổ rác, hốt rác cũng được xác định cho từng khu phố. Tuy nhiên, đường phố cũng vẫn là đống rác công cộng. Dĩ nhiên là « kinh đô ánh sáng » xông mùi thối nồng nặc. Một số người dùng nước hoa để bán mùi khi đi vào Paris.

      Năm 1864, nước Pháp cho ban hành đạo luật quốc gia nhằm bảo trì các thành phố, nhưng cũng không thay đổi được bao nhiêu tại Paris. Tới năm 1883, một người đô trưởng mới được bổ nhiệm.

      Mặc áo Apollo để đấu tranh !

      Eugène-René Poubelle sinh năm 1831 ở Caen. Ông ta theo học luật và được tặng thưởng mề đai vàng cho bằng Tiến Sĩ. Sau đó ông được bổ nhiệm làm giáo sư đại học luật khoa ở Caen, Grenoble và Toulouse. Năm 1870, ông ta bỏ đại học như bao nhiêu người yêu nước, cầm súng chống lại Ðức đang xâm chiếm nước Pháp. Ông ta xin làm lính tình nguyện cho đội pháo binh và đã tham gia nhiều trận chiến đẫm máu như Champigny, Le Bourget và Buzenval, và nhờ đó ông trở nên một quân nhân danh tiếng.

      Năm 1871, ông được bổ nhiệm làm Thị trưởng, với nhiều chức vụ quan trọng và bức xúc. Ông Poubelle đề nghị chương trình hành động về vệ sinh thành phố và ra điều lệ vi-cảnh năm 1864, không may, không có chút kết quả nào. Hơn nữa, phía đối lập đặt cho ông cái tên tục « Apollo« , cái áo mà ông ta mặc mỗi khi ra ngoài đường để công tác, như là cái áo lệnh để bắt phạt những ai không thi hành nghiêm chỉnh luật lệ. Hình ảnh này cho thấy ông ta hoàn toàn thay đổi so với 4 năm trước đây khi làm Thị trưởng ở Marseille, khi ông vừa rời Tunisie để về Pháp, vì nguy hiểm do đám Câu-lạc bộ Ý (Club Italien). « Nhờ vào tánh nghiêm chỉnh, quyết tâm », như có ghi lại trong tiểu sử năm 1883, « mà ông đã giải quyết được cuộc đình công của công nhân bốc xếp một cách êm thấm » .

      Không ai lấy làm lạ khi biết ông được bổ nhiệm đô trưởng năm 1883. Ban quản lý văn phòng thương mại Marseille đã thử ông bằng một cuộc bầu thăm dò ý kiến trước sự bổ nhiệm ông ở thủ đô. Và trong khi đó, một ý kiến cách mạng đã nẩy mầm, làm giải pháp cho vấn đề rác thải của thủ đô Paris. Ngày 7 tháng 3 năm 1884, ông ký bản luật vi-cảnh thành phố gọi là « mỗi người chủ nhà phải chịu trách nhiệm về rác rến, chất thải do mình đổ ra « . Từ đó, những cái thùng rác, mà ai cũng gọi là cái « poubelle «, hay thùng rác gia đình đã trở thành hiện thực. Những phu quét đường phải bỏ rác trong những thùng tôn-nô dùng cho rác rến, và cứ mỗi lần họ đi qua, người dân nghe một tiếng tù và thổi lên báo hiệu cho họ đem rác ra đổ. Dân Paris thấy chuyện có vẻ đùa giỡn, không đứng đắn. Tờ báo « Courrier de Paris » có ghi lại : «Một tên bạo chúa như Louis XVI, đã bị lên đoạn đầu đài, cũng chưa dám làm một chuyện mất lòng dân như vậy. » Nhưng đến năm 1885 bệnh dịch tả đã trở lại với các thành phố lớn ở Pháp, vị trí ông Poubelle lại càng vững chắc. Paris không còn sưu tầm gì thêm nữa. Lập tức, các mương rãnh được khép kín lại : năm 1892, ống cống đầu tiên được đặt xuống dưới lòng đường.

      Còn những người lượm rác ?

      30.000 người lượm rác moi móc trên các đống rác trong đường phố thủ đô hàng ngày để kiếm sống, họ cảm thấy nồi cơm của họ bị va chạm. Họ cùng những đồng nghiệp đứng lên đòi quyền sống, dành lại những thùng rác. Dân Paris rất sợ những cây móc sắt cán dài mà người lựơm rác dùng, vì họ có thể dùng như khí giới. Tháng 5 năm 1885, Poubelle nhượng bộ, nhưng mà ra điều kiện là họ chỉ được moi rác ở những chỗ đã xác định trước (nơi dùng để phân loại rác rến) của dân lượm rác. Người ăn xin như vậy đã tìm được chỗ của họ, một mảnh đất bỏ hoang của quân đội, nằm tại Saint-Ouen ở một ngoại ô phía bắc Paris. Dân Paris cứ đi chợ « Rận » mỗi tuần, vừa đi dạo, vừa ngắm cảnh khi uống tách cà-phê ngoài trời gần một khu rừng kế đó. Người lượm rác trưng bày những gì họ lượm nhặt được trên thảm cỏ : từ đó bắt nguồn « chợ Rận » (marché aux Puces).

      Poubelle ở lại « chức đô trưởng vùng sông Seine« tới năm 65 tuổi và sau đó được bổ làm đại sứ cho « Saint Siège «  (tức thành phố Vatican của giáo hoàng ngày nay). Năm 1898, ông ta về hưu. Khi ông mất năm 1907, tờ báo Paris « L’illustration » có viết : « Nhờ vào những biện pháp mạnh ở những thời kỳ đó, ông đã có thể trong 13 năm tại chức, giữ gìn chất phẩm của thành phố như một quản trị viên, kỹ thuật của ông là nhờ vào tài hùng biện trong các buổi thảo luận, họp mặt. Nhờ vào dân Paris mà ông trở nên nổi tiếng, được dân tôn kính, do từ những cải cách về vệ sinh thành phố về rác thải gia đình ». Dân Paris còn gọi ông là ông thị trưởng rác. Mới nghe thì buồn cười thật, nhưng phải hiểu qua lịch sử Paris mới cảm thấy tôn kính ông, và cảm phục ông.
      Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

        Nguyên văn bởi co1972nguyen
        Buồn quá Bác Thụ ơi Việt Nam thế kỷ 21 năm 2006 mà còn thua nước Pháp năm 1806 tức gần 200 năm sau mà Việt Nam cũng chưa bằng nước Pháp thời Napoleon cởi truồng bời vậy không biết đất nước VN tiến hay lùi trên bản đồ thế giới về RÁC chuyện nhỏ nhặt ấy còn chưa làm được huốn hồ gì nói đến gia nhập WTO chẳng biết để làm cái gi?????????????????????????????????????????????????????? Bó tay Bác Thụ à
        ??????? EM không hiểu ý bác lắm; Thua la thua cái j hả bác? Ớ vn bây h cũng có thùng rác d9e63 bá con quần chúng cho vào ma. Buổi sáng hàng ngày còn có các cô chú công nhan gom rác hàng ngày, ai ẵ từng ở các cước khác chắc hiểu ý của em về cái từng ngày,
        Ở pháp có sạch sẽ j đâu mà bác nỡ lòng nào nói VN thế nhi? ga train o P bẩn nhu ga hàng cỏ của mình cách đây cả chục nặm, ra đường ở P thì toẳn shit mèo shit chó, em thấy mọi người cứ chê VN sính ngoặi, cái j của họ củng cho là hay la tốt (tất nhiên có cái tốt thật ) mà cứ chê VN. Mình cũng fải có tí tự hào dân tộc chứ các bác nhỉ

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

          Bạn kiendh,
          Thật tình mà nói, từ hơn 20 năm nay tôi không đi tàu hỏa đến Paris, gare Nord cho nên không biết dơ cỡ nào, lý do là tôi lái xe hơi khi đi Pháp. Dù sao, nhà ga này cũng ở ngoại ô Paris, vùng dơ dáy mà trong câu chuyện thùng rác này có nói.
          Ðó cũng là nơi xãy ra những việc bạo động mà đám trẽ đốt hàng ngàn chiếc xe hơi nếu các bạn có theo dõi thời sự.
          Ngoài ra nhà ga tại Âu-châu là nơi tụ tập của những kẻ không nhà, dân tị nạn tứ xứ, đi chui lậu, do đó họ xã ra những gì xú uế rất là ghê khiếp, chánh phủ nào cũng muốn đuổi dân di cư lậu về nước thì bị đám Nhân quyền chống đối, chánh phủ muốn đem dân không nhà về cư xá cho ở thì họ trốn đi (lý do là vì họ muốn được tự do say sưa, tự do dùng ma túy..., ở trong cư xá có giờ giấc, khó mua thuốc phiện v.v...)
          Nhưng nếu bạn đi vào trong lòng Paris, như khu Chinatown mà người Viêt-Nam, Miên, Lào, Trung Hoa, Thái lan tụ tập buôn bán, vùng tháp Eiffel v.v... thí khá sạch sẽ :
          1) Hàng ngày, xe bồn hút nước sông Seine lên, xịt trọn các vĩa hè, cứt chó cũng được tẩy và trôi theo vào cống, phải nhìn nhận là ở Âu-châu chỉ có Paris mà thôi, tôi sang Ðức (Munich) cũng không thấy.
          2) Từ bên vệ đường : có những miệng cống (trào nước sạch ra, bơm tư sông Seine lên), chảy dọc theo lề đường, và kéo theo rác rến... Nếu bạn có đọc về hệ thống cống tại Paris, các bạn sẽ thấy đồ sộ, như là mot thành phố bên dưới (xem chuyện Les misérables của Victor Hugo, bây giờ vẫn còn).
          Thật sự châu Âu vì có hội bảo vệ súc vật, cho nên người nào có chó thì phải kiểm tra, đem nó xem bệnh thú y v.v... còn tốn tiền hơn mình đi bác sĩ nữa (vì súc vật không có bảo hiểm sức khoẻ như người).
          Nhiêu người mua chó lỡ không biết làm sao mà bỏ khi không đủ sức để nuôi (luật cấm bỏ súc vật), cho nên phải nuôi với nó cho tới khi nó chêt, nghèo thì không có nhà cao của rộng, họ cho chó làm ở ngoài đương, dĩ nhiên khi cảnh sát gặp thì bị phạt, nhưng làm sao phạt người không có tiền? Cảnh sát cũng chịu thôi.

          Ðó là những trường hợp cá nhân của những ngươi nghèo, hay công dân vô trách nhiệm, nhưng chính mắt tôi thấy tại thành phố Nha-Trang, khi vê chiều đi dạo, đôi khi thấy xe rác ngừng lại kế bên đống rác to lớn trên lê đường (gần Cục hay Nha Cảnh-sát gì đó), xong công nhân dùng xuống vớt rác liệng lên xe : không có thùng rác lớn cho Cảnh-sát bạn à.
          Cũng may, không có nhiều xương, thịt, cá, tôm mà rau cãi nhiều hơn. Có lẽ vì thành phố Nha trang không tiền mua xe cam nhông ép rác chăng, xe có hệ thống đổ container rác loại lớn?

          Viêt-Nam được bây giờ là đã mừng lắm rồi, 10-15 năm trước đây, Việt-Nam được sắp hạng trong 7 nước nghèo nhất thế giới. Theo tôi nghĩ, đât nước nghèo, mình nên chịu nghèo đi, và cố gắng tiến lên, cũng không quên trừ tham nhũng. Việt-Nam hiện nay còn thua xa những quốc-gia như Arabie Saoudite, Irak trước chiến tranh, Lybie... Còn so vơi các nước Âu-châu, nghèo nhất Âu-châu như các quốc-gia vừa bỏ khôi Nga như Roumanie, Yougoslavie, Pologne v.v... vẫn còn đẹp và sạch sẽ hơn Việt-Nam thập bội.

          Là người Việt-Nam, tôi chỉ hãnh diện là mình có lòng yêu nước cao hơn dân Âu-châu, sống vì tình người nhiều hơn vì vật chất.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

            Ở châu Âu và Pháp chỉ có thùng rác lớn và không có chuyện vứt rác ra đường để công nhân gom a? Có vẻ hơi lạ vì cháu thấy cứ 1 tuần 2 ngày bà con quần chúng vứt rác đầy dườngdde63 hôm sau mấy chú gom rác đền lây!
            Vào trung tâm sạch thì bác vào trung tam Hà Nội hoặc trung tâm Sài Gòn, đường Đồng Khởi Nguyễn Huệ, sạch ko kém j Paris!
            Hệ thống cống ở Paris đồ sộ, tác fẩm "những người khốn khổ" của Victo Huygo (xin lỗi, cháu không biết tiếng P nên ko biết viết thế nào cho chình xác) cháu đọc từ hồi lớp 3, đọc đi đọc lại cũng ko dưới 10 lần vì cháu rất thích, nhưng hình như cũn từ hệ thống cống này mà Paris cung co vài trận dịch tả, mãi đến khi dịch tả xảy ra người ta mới nạo vét nó==> qui hoặch trước e rằng ko tốt lắm, chỉ có cài ng ta làm trc nên bây h tốt hơn mịnh
            Người nghèo thì ý thực thấp nên để thế, cảnh sát phạt cũng chịu vì ho không có tiền, thế thì ý thực cung có khác gì VN dâu hả bac.

            Xin lổi bác, cháu chỉ thấy bât mãn về một vài câu không suy nghĩ của người khác nên viết thề chứ không có ý định j đâu a. Đồng ý VN còn nghèo, còn fải cố gắng nhiều, nhưng cũng làm gì đến nỗi chán hả bac. Đang ở Vn thì nhìn sang các nước khác thì nghì là ghê gớm, thực ra cũng thế cả thôi. Quan trọng là bọn nò nhiều tiền hơn minh.

            Chàu tự hào vì mình là Người Việt Nam! Không vì tình người hay la trình độ hay giàu có , chỉ đơn giàn mình là người Việt Nam, nói đến VN cháu không cảm thấy chán quá như người khác thôi, không biết người đáy làm được j cho tổ quốc chưa mà đã thấy chán rồi, lúc nào cũng chê bai tổ quốc mà không thấy y kiến đóng góp gì cả ??????? Chán!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
            Last edited by kiendh; 11-07-2006, 04:06 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

              [QUOTE=kiendhthì toẳn shit mèo shit chó, em thấy mọi người cứ chê VN sính ngoặi, cái j của họ củng cho là hay la tốt (tất nhiên có cái tốt thật ) mà cứ chê VN. Mình cũng fải có tí tự hào dân tộc chứ các bác nhỉ[/QUOTE]
              Tôi chẳng phai chê bai gì Việt nam cả mà tự chúng ta phải nhìn lại mình hiện tại sống ở thế kỷ 21 mà nước mình vẫn còn lạc hậu nhỏ nhất là chuyện RÁC lớn hơn là chuyện GIAO THÔNG lớn hơn nữa là chuyện GIÁO DỤC............... đó là những chuyện đến lúc này có thể kết luận Nhà nước Việt Nam đành bó tay, chấp nhận thực trạng và chúng ta phải tự thay đổi thì mới thoát khỏi những bước tụt lùi lại của thế giời chứ đừng có tự ti cho những ý kiến đó là PHẢN ĐỘNG, LẬP TRƯỜNG KHÔNG VỮNG VÀNG, TỰ TI, NHỎ BÉ............... THÌ CHỈ LÀM NƯỚC VIỆT CÀNG THÊM TỤT HẬU
              Bác nên đọc thêm các bài trên diễn đàn "Nước việt nam nhỏ hay không nhỏ" của báo Thanh Niên thì sẽ thấy không lẽ mọi người đều là PHẢN ĐỘNG, LẬP TRƯỜNG KHÔNG VỮNG VÀNG hêt........................Bó tay

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

                Nguyên văn bởi co1972nguyen
                Buồn quá Bác Thụ ơi Việt Nam thế kỷ 21 năm 2006 mà còn thua nước Pháp năm 1806 tức gần 200 năm sau mà Việt Nam cũng chưa bằng nước Pháp thời Napoleon cởi truồng bời vậy không biết đất nước VN tiến hay lùi trên bản đồ thế giới về RÁC chuyện nhỏ nhặt ấy còn chưa làm được huốn hồ gì nói đến gia nhập WTO chẳng biết để làm cái gi?????????????????????????????????????????????????????? Bó tay Bác Thụ à
                Bạn có72nguyen, tôi đọc rất kỹ các bài về VNm chê có khen có, mọi người đề có quyền bày tỏ chính kiến của mình, tôi không bảo thu. Còn bạn hãy xem lại bài của bạn post lần truóc đi nhé, không vào WTO thì tiến bộ kiểu j, hội nhập kiểu j. Bó tay là sao, tôi hoằn toằn không đồng ý cái cách bạn thể hiện ý kiến của mình một cách tiêu cục như thê.
                Bạn nói VN thua nước P năm 1806 ===> tại sao thua? thua ở đâu?
                Vào WTO để làm j thì bạn hãy chịu khó đọc thêm báo chí và các phương tiện truyền thong khác để hiểu vào để làm j nhe.
                Còn bó thay bó chân j thì bạn bó được bó luôn đi để đừng có phát ngôn bừa bãi thế nưa.Xin lỗi nhả, tôi nói hơi nặng lời nhưng quả thật tôi rất bực khi thấy co người post bài ma không suy nghĩ kĩ trược khi post.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

                  Bác kiendh ơi tôi đang nói VN của thế kỷ 21 đang thua nước Pháp năm 1860 về cái THÙNG RÁC, về cái đầu quản lý , về cách giáo dục nhân cách sống lich sự...v....v...... chúng ta đang bàn về cái thùng rác chứ không bàn chuyện chính trị chứ tôi không bêu rếu người Việt thua người Pháp năm 1860, nước Việt thua nước Pháp Bác kiendh phải hiểu cho rõ
                  Tôi cũng là người Việt cũng tự ái, tự ti chứ nhưng cái gì đúng thì là đúng sai là sai đó là chân lý

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Câu chuyện cái thùng rác.

                    Topic end!

                    Ghi chú

                    Working...
                    X