QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chống thấm nhà vệ sinh

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chống thấm nhà vệ sinh

    Trong công trình nhà ở dân, việc chống thấm nhà vệ sinh không tốt đôi khi dẫn đến nhiều chuyện phiền toái sau khi đưa vào sử dụng. Có một cách cổ điển mà hiệu quả mà các cụ nhà ta từ xưa vẫn sử dụng. Đó là đun nóng nhựa đường rồi tráng lên nền nhà vs trước khi láng xi măng nền và trát lót. Vấn đề của chúng ta ở đây (so với các trường hợp các cụ đã sử dụng) là liên kết giữa lớp xi măng láng nền với sàn BTCT cũng như lớp trát lót với tường ( chỉ 5-10 cm chân tường) bị giảm đáng kể so với khi không tráng nhựa đường.

    Vậy theo các bác, pp này ảnh hưởng thế nào tới kết cấu và độ bền của công trình.

    PT.

  • #2
    Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

    Phương pháp xưa này còn tốt chứ, chỉ có khác là bây giờ bạn có những tấm không thấm dùng làm mái nhà (roofing= bitume + cốt sợi thủy tinh + bitume), hay là bằng EPDM (cao-su nhân tạo) tiện lợi hơn, thi công nhanh và sạch sẽ hơn.

    Phần lớn tường bên tầng dưới bị ẩm do nước từ WC tầng trên là do các mối nối từ WC ra không kín : bạn thay các joint cao-su (sau 10 năm tuổi thay một lần).

    Nhà của tôi không cần kỹ như ở VN, nhưng trong phòng tắm, tôi có lót roofing, xong đổ vữa 5cm trước khi lót gạch. Ðã dùng trên 25 năm nay không bị chi cả, có một lần rỉ nước từ cái vòi (robinet mixer) mà thôi.
    Ở Âu-châu, khí hậu khô (độ ẩm 30-70%) nên nếu có rỉ nước một chút là tự nó nó khô ngay, nước lại có vôi nên nếu ống nước có bị rỉ chút đĩnh, nó hợp với rỉ sét sẽ bít lại vài ngày sau đó. Còn ở VN thì phải thật kỹ, cửa sổ phải có để thông khoáng phòng vệ sinh, và như vậy nếu có rĩ nước, phòng sẽ mau khô hơn.

    Bạn có hỏi là nó ảnh hưởng thế nào đến kết cấu và độ bền của công trình : câu trả lời là không ảnh hưởng chi cả, trừ khi lớp không thấm hư, nước cả lâu ngày làm bể bê-tông ra (lớp bảo vệ bị bể trước), sau đo đến cốt thép và sàn sẽ bị nứt, nhưng để cho tới nước này thì là quá rôi (cũng 5-7 năm rĩ nước), Ban Bảo Trì đã phải sửa chữa khi thấy có vết ẩm !
    Last edited by Nguyễn-văn-Thu; 07-07-2006, 04:49 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

      Cám ơn bác! Nhưng không biết cái roofing bên đó thì ở VN có không và gọi nó là gì nhỉ. Hay bây giờ trong XD có còn dùng các loại giấy sơn (giấy quét hắc in cuộn thành từng cuộn) như ngày trước dùng lợp mái nhà không nhỉ??

      PT.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

        Thấm nhiều nhất và đau đầu nhất là từ bên dưoi cái bế xí bệt.

        Khi đúc bê tông sàn nhà vệ sinh, người ta dể lại cái lỗ cho lắp các ống nước cấp và nước thải ,kể cả bệ xí. Ngày xưa dùng ống gang, rồi ống sành, xấu nhưng lại dể bít khe hở giữa ông và lỗ sàn đã chừa sẵn. nay dung ống nhựa rất nhiều. Thợ chỉ dùng vữa XM cát để chèn quanh ống này. Khi lắp các thiết bị, thợ lắp bệ xí chẳng hạn ,thường có thể phải điều chỉnh, cưa ngắn đoạn nhô lên của ống nhựa, Lúc đó đã làm lỏng liên kết vữa quanh ống, sau này nước cứ thấm quanh ống mà xuông đáy sàn nghĩa la xuống trần của tầng dưới.

        Cách chữa cũng như cách làm đúng ngay từ đầu là sau khi bít khe bằng vữa XM-cát cẩn thận phải dùng keo gốc polyurethane (không dùng gốc silicon) , ví dụ như Sikaflex của Hãng Sika mà bơm quanh chố tiếp xúc ngaoi ống với sàn bê tông.

        Ngoài ra cũng phai co lớp vữa XM chông thấm và tạo độ dốc nghiêng của sàn về miệng ống cống nữa. Có lớp chống thấm gốc bitum thì tốt mà không có thì tôi thấy qua thực tế XD ở nhiều khách sạn và nhà dân thì các biện pháp nêu trên cũng đủ rồi.
        GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
        ĐT: 0913 555 194

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

          Bác cho hỏi keo gốc polyurethane là loại keo thế nào và tại sao lại không dùng gốc silicon???

          PT.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

            Nguyên văn bởi phanta
            Cám ơn bác! Nhưng không biết cái roofing bên đó thì ở VN có không và gọi nó là gì nhỉ. Hay bây giờ trong XD có còn dùng các loại giấy sơn (giấy quét hắc in cuộn thành từng cuộn) như ngày trước dùng lợp mái nhà không nhỉ??

            PT.
            Ðúng vậy bạn phanta. Chữ roofing có cái gốc roof là mái nhà, bây giờ không ai còn dùng giấy quét hắc nữa, mà dùng cốt polyester, sợi thủy tinh...

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

              Nguyên văn bởi Namdinh80
              Bác gì hỏi chống thấm WC cho nhà dân, em đưa luôn về tất cả các nhà, kể cả công trình công cộng. Vì thực ra nhà dân thường làm sàn kỹ thuật nên thấm ít chưa chắc đã thấy. Công trình công cộng thấm 1 chút là chảy ngay xuống trần thạch cao, có chạy đằng giời. Chưa kể tư vấn giám sát bắt ngâm 72h, nước ko thấm mới lạ
              Về vấn đề thấm trong nhà WC chỉ có 2. Một là thấm xuyên sàn qua các ống như thoát xí, thoát sàn. Hai là thấm ngang tường, ví dụ WC nhà bác ở tầng 2, bên ngoài nhìn thấy 1 vệt nước, có phải là xấu nhà ko
              Vấn đề ngấm ngang tường thì em cho là ko nghiêm trọng. Vì làm sàn độ dốc chuẩn đến thoát sàn là ok. Chứ có mấy khi ngâm nước như Tết Lào đâu mà lo. Về vấn đề thấm xuyên sàn. Khi đục lỗ đặt ống hoặc đã đặt sẵn khi đổ BT sàn nên để khoảng cách BT cách thành ống ít nhất 1cm. Sau khi đặt ống cuốn lưới thép 2mm quanh ống nhưng ko nên cuốn chặt quá để tránh hiện tượng mao dẫn quanh ống nhựa. Xong dùng vữa không co, đơn cử ở đây em đã dùng Mapeifill (20 nghìn/1kg) hoặc MBT Degussa, đại loại là vữa ko co để tránh nứt quanh thành ống nước thoát xuống tầng dưới. Thi công xong nên tránh va chạm ống cho đến khi đạt đủ cường độ liên kết, thường em thấy là 6h là ok. Theo quy trình chống thấm của bọn Mapei thì còn lưới sợi thủy tinh trải sàn, quét 1 lớp gốc Bitum, 1 lớp hóa chất tăng cường liên kết bê tông nhưng em thấy chả để làm gì cả. Vấn đề cần thấy là chỗ nào nguy hiểm, chỉ có thân ống thoát sàn, thoát xí là cần thiết cho việc chống thấm xuyên sàn. Cứ thi công cẩn thận là ok.
              Sao lại không để làm gì??? Ngộ nhỡ sau thời gian sử dụng, do chấn động, nhà bên cạnh xây cao tầng..., nhà có vết nứt lại đúng vùng WC thì tránh sao đây.

              PT.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                Nguyên văn bởi phanta
                Trong công trình nhà ở dân, việc chống thấm nhà vệ sinh không tốt đôi khi dẫn đến nhiều chuyện phiền toái sau khi đưa vào sử dụng. Có một cách cổ điển mà hiệu quả mà các cụ nhà ta từ xưa vẫn sử dụng. Đó là đun nóng nhựa đường rồi tráng lên nền nhà vs trước khi láng xi măng nền và trát lót. Vấn đề của chúng ta ở đây (so với các trường hợp các cụ đã sử dụng) là liên kết giữa lớp xi măng láng nền với sàn BTCT cũng như lớp trát lót với tường ( chỉ 5-10 cm chân tường) bị giảm đáng kể so với khi không tráng nhựa đường.

                Vậy theo các bác, pp này ảnh hưởng thế nào tới kết cấu và độ bền của công trình.

                PT.
                Ăn chơi thì tốn kém, Phan ta hãy làm như sau :

                1. Sau khi bảo dưỡng bê tông theo quy định hiện hành, hãy dùng CT-11A ( KƠVA chống thấm) trộn với xi măng theo tỷ lệ 1: 1 quét 3 lần bằng chổi. 6 tiếng quét 1 lần. ưu điểm không bị bẩnthỉu như FLUKOTE. Sau khi khô, mặt sàn BT đanh như đánh vữa XM.

                2. Điều lưu ý: khi đổ sàn WC cần đổ thành khay chống thấm bằng cách vén 4 cạnh sàn bằng bo cao khoảng 100-150.

                3. Khi mua bệ bồn cầu cần xem kỹ khoảng cách từ mép tường ( đã kể ốp, trát) đén tâm lỗ để chừa lỗ chính xác, tránh đục tẩy khi đã đổ xong sàn. Khoảng cách này thường là 350m.

                Khi lắp bồn cầu, cần phải để miếng nhựa có bitum để vào miếng lỗ và ấn mạnh bệ xuống. Miếng nhựa này sẽ phủ đầy khe lỗ tiếp xúc với ống bồn cầu.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                  Đúng là tốn kém như vậy thì sẽ được một cái là sạch sẽ. Nhưng xin bác cho biết cái CT-11A đó sau khi khô thì nó cứng dòn hay có đủ độ dẻo cần thiết để nếu lớp bê tông dưới bị nứt thì nó vẫn có độ đàn hồi, co dãn nhất định để không bị hở ra. Một Kg CT-11A thì quét được bn m² và trả giá cho sự tốn kém này là thế nào??

                  Cám ơn các bác nhiều.

                  PT.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                    Nguyên văn bởi phanta
                    Đúng là tốn kém như vậy thì sẽ được một cái là sạch sẽ. Nhưng xin bác cho biết cái CT-11A đó sau khi khô thì nó cứng dòn hay có đủ độ dẻo cần thiết để nếu lớp bê tông dưới bị nứt thì nó vẫn có độ đàn hồi, co dãn nhất định để không bị hở ra. Một Kg CT-11A thì quét được bn m² và trả giá cho sự tốn kém này là thế nào??

                    Cám ơn các bác nhiều.

                    PT.
                    Hãy vào địa chỉ sau để hiểu rõ hơn :

                    http://www.kovapaint.com/Vietnamese/Faq/index_faq.html

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                      Cám ơn bác, trang WEB có râtss nhiều thông tin bổ ích

                      PT.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                        Theo minh duoc biet, cac san pham cua KOVA thi chat luong ko duoc tot lam. Truoc day minh co su dung cac san pham cua KOVA o cac cong trinh ngoai Bac, nhung vi chat luong ko tot nen bay gio minh ko su dung nua (rat de bi mat uy tin). Vi chong tham la viec quan trong nen minh ko nen vi tiet kiem tien ma su dung loai kem chat luong, sau nay minh se rat kho de khac phuc, chang le đập bỏ de làm lai. nhu cac bac o tren da noi, minh phai lam dung ngay tu dau. Co nhieu cong trinh, nhieu vi tri, chung ta ko the khac phuc duoc neu nhu da thi công dối hay sử dụng sản phẩm kém. Chap nhan gia cao hon 1 chut nhung chat luong dam bao, yen tam, dam bao uy tin cua minh. Hien nay, doi voi cac du an o Trung Quoc hay Han Quoc, minh deu su dung cac san pham cua mang nhan hieu CERESIT hay THOMSIT cua cty HENKEL, sap toi khi thuc hien cac du an o HCM minh cung se tiep tuc su dung san pham cua hang nay, chat luong rat tot. Neu ban can thong tin them ban co the vao trang web sau de tham khao: www.henkel.com hay www.henkelasia.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                          Theo quan điểm của tôi, nếu ta biết sử dụng VL đúng nơi, đúng chỗ, đúng với ưu điểm vốn có của nó thì VL nào cũng tốt.
                          Quay lại vấn đề chính, tôi không thấy Bác nào đề cấp đến chống thấm nhà vệ sinh ngay từ lúc đổ bê tông. Việc chống thấm, nói chung, phải được thực hiện trong từng giai đoạn thi công. Khi đổ bê tông sàn khu vệ sinh cũng phải thực hiện việc chống thấm; lắp đặt ống thoát cho bồn cầu cũng phải thực hiện việc chống thấm; lót nền, lát gạch cũng phải thực hiện chống thấm... Nếu ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều quan tâm và thực hiện chống thấm thì ko cần phải dùng đến VL cao siêu đâu.
                          Từ "chống thấm" ở đây ko có nghĩa là phải sử dụng VL chống thấm (như các hãng quảng cáo). VD: tạo dốc để sàn thoát nước nhanh và tốt cũng được xem là một cách "chống thấm" có hiệu quả, ở đây, vữa XM-Cát trộn đều + tay nghề người thợ cao sẽ đem lại hiệu quả "chống thấm" cao mà chưa phải dùng đến các VL được gọi là VL chống thấm.
                          Mạn phép các Bác chỉ đưa ra giải pháp mang tính tổng thể như vậy. Nếu cần trao đổi kỹ kỹ thuật thi công chống thấm cho từng giai đoạn như đã nêu, xin các Bác cứ cho ý kiến.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                            Bac "NTKhoa" noi ko sai nhung ma bac noi noi la dieu qua hoan hao ma tren thuc te kho thuc hien duoc, hon nua co 1 dieu Bac quen la neu nhu thuc hien dung nhu loi bac NTkhoa noi nhieu khi kinh phi sau khi thuc hien con cao hon nhieu (gan nhu khong kha thi) so voi su dung vat lieu ma bac cho la "cao sieu"

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Chống thấm nhà vệ sinh

                              Em thấy các bác toàn nói về chuyện chống thấm lúc thi công công trình, em xin hỏi : Hiện nay công trình đã thi công xong, xuất hiện hiện tượng thấm nguyên mảng trần dưới nhà vệ sinh, về nguyên nhân thì có thể là do thi công bồn tắm không kỹ, vấn đề là bây giờ làm sao khắc phục được mảng trần bị thấm (ố vàng). Bác nào biết xin chỉ giáo, em xin cảm ơn !
                              Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi

                              Ghi chú

                              Working...
                              X