QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

    Như vậy là ở đây chúng ta có đến 125%lực ngang!
    Anh Minh cho em hỏi trong Etabs em đặt tải trọng động đất tại Diaphragm(D1,D2....) thì có đúng không ạ?

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

      khi bạn dùng Etap hay Sap thì khai báo tại các tầng các Diaphragm(D1,D2....) mỗi tầng là 1 loại D1 và các nút tại 1tầng khai báo dạng D1; nghĩ là tại tầng một có n nút thì khai báo 1 loại D1;tại tầng 2 thì khai báo D2 cho n nút của tầng hai; cứ vậy cho các tầng nhà. sau khi tính bằng tay ra được lực động dất tổng cộng S phân bố tại các tầng;thì có hai cách ; c1: tính tay dể tìm ra lực dộng đất Si(Svách 1; Svách 2----) phân bố cho các vách và đạt tại vách là lực Si đó tạinút bất kì thuộc vách thứ i đó theo phương của lực Si của từng tầng ;talàm cho tất cả các tầng tương tự các bước trên. việc đạt tại nút bất kì thuọc vách thứ i là đúng vì các nút đó chuyễn vị như nhau trên 1 mặt phẳng tâng. nên đạt tại nút nào cũng dượcmiễn sao phải đảm bảo dúng theo phương Si;Lựcđộng dất có thể sảy ra theo 2 phương ; nên cũng phải làm theo các bước trên cho phương còn lai.Cách thứ hai là khi đã tính tay ra S ; và tìm dược vị trí đặt lực của động đất bằng phương pháp CAD ; khi đã xác dính vị trí của lực dộng đất S thì chia sàn như thế nào đó tại vị trí của S phải có ít nhất 1 nút ;và từ đó cũng Diaphragm(D1,D2....) và đặt lực S tại nút đó; tương tự cho các tầngkhác.Theo tôi cách 1 chính xác hơn cách hai.
      Chúc bạn thành công ; than chao

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

        Cậu có phần mềm Etap Ha? có rack dầy dủ không? cậu có thẻ post lên cho anh emsai dượckhông ;tui có etáp nhưng chạy dược vài ngày là phải cại lại;ai có rack hay phần mềm etap hoàn chỉnh cho tôi mượn ( liên lạc qua số máy 0988 938336) hoac ksminh82@yahoo.com
        chân thành cảm on.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

          Chào! Nhưng tôi muốn hỏi rõ thêm là mình có thể đặt luôn vào điểm ảo D1, D2, D3... được kỏ

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

            xin lỗi các bác em đang phải làm đồ án TN về thiết kế quy trình công nghệ cho một cái đường hầm đứng để giảm áp cho nhà máy thủy điện trong Quảng Nam,nhưng em không biết nhiều về các vấn đề của bên thủy điện lắm nó có khác với thiết kế tường của các tầng hầm không,nếu ai có tài liệu gì thì giúp đỡ em cái, em chăng biết làm gì cả

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

              Vách cứng khi tính ta phải quan niêm như là cột có tiết diện lớn, sau đó quy tải trọng từng tầng về vị trí nút của vách giao với sàn! Khi tính toán ta đưa các tải trọng gió về quy tại các nút sau đó đưa vào Sap hay Etabs để chạy tìm ra dao động. Ai cần phần mềm tính tổ hợp của vách tôi có thể trợ giúp! Free vì mình cùng là dân lao động( trí óc) mà
              Chú để anh!
              Thôi bác để em!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                Khi tính động đất cho nhà cao tầng ta tính tải trọng ngang do động đất gây ra chỉ cho các vách cứng chịu. Tuy nhiên khung BTCT nhà cao tầng cũng có khả năng chịu các tải ngang nhưng vì an toàn ta bỏ qua. Hiện nay tính động đất có 2 phương pháp: thứ nhất là dựa trên các phổ, cách này chính xác và phù hợp với thực tế tuy nhiên việc xác định phổ và tính cách này rất phức tạp nên ít người dụng người ta thường dùng cách thứ hai là tính lực động đất tổng cộng đặt tại trọng tâm của công trịnh sau đó phân các lực này trên các sàn. xem công trình như một thanh công son ngàm tại móng và tại các mức sàn là các khối lượng tập trung của từng sàn. Các này mô phỏng nhưng thiên về an toàn. nếu dùng theo cách của GS Mai Hà San thì tính tay và bạn có thể dùng Sap để kiểm tra chu kỳ dao động của công trình thông qua độ cứng Jx, Jy. Vì động đất có thể xảy ra theo hai phương nên tốt nhất chúng ta bố trí vách cứng sao cho độ cứng của hai phương bằng nhạu Các công trình hình đối xứng là tốt nhất. Theo một phương bạn nên bố trí vách cứng đối xứng nhau để tâm cứng của công trình trùng với trọng tâm của nó nghĩ là sẽ không xảy ra mômen xoắn. và như thế ứng lực của các tường cứng chỉ do chuyển vị ngang của nó gây nên. Chú ý là tải động đất sẽ phân theo độ cứng của các vách theo phương của nó. các sàn của chúng ta khia báo các diaphram để đảm bảo sàn tuyệt đối cứng và như thế sẽ không bị" ứ đọng ứng suất".
                Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                  Anh ayenluho cho em hỏi, khi đã tính dc lực động đất tổng cộng, sau đó phân về từng tầng dc các lực Sk [số nguyên là Tấn]. Thì khi khai báo trong ETABS hoặc SAP thì mình gán tải Sk cho từng tầng như thế nào? Gán cho từng nút giao nhau giữa khung và sàn hay là gán phân bố cho sàn theo phương ngang.
                  Cám ơn anh.
                  Nguyễn Cảnh Toàn

                  ---/\----\o/----- help me !

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                    Nguyên văn bởi ducxd
                    Theo em quan niệm vách là 1 cột lớn có vẽ không ổn lắm ! Em không rành lắm nhưng thực tế em vẫn chưa thấy ai tính như vậy ! Đọc manual Etabs em cũng thấy vậy
                    đúng vậy, vách là vách mà cột là cột, cả trong tính toán và thiết kế thép cho cột và vách cũng khác nhau nhiều đấy! cột chỉ chịu lực tương đương như vách (chịu tải trọng ngang) khi nó được giằng với cột khác bởi dầm, giằng tạo thành khung thôi. mà phân bố ứng suất trong vách cũng khác rất nhiều trong khung phẳng (cứ cho vào sap, etabs chạy ra kết quả và quan sát phổ là thấy ngay thôi mà), cột chỉ phần nào giống vách khi chịu tải thẳng đứng thôi.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                      coi là thanh công xon thì không ổn rồi chú ducxd ạ, riêng việc chú tính toán kiểm tra độ mảnh của nó là đủ đứt rồi, chắc chắn là không đảm bảo. khi tính toán chú phải kể vách này được ngàm hay gối tại các vị trí có sàn liên kết vào mới tính được chứ tính như thanh congxon ngàm vào đất thì đứt là cái chắc.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                        To Ngcanhtoan2: cái này tôi cũng đang tìm hiểu, không dám chắc để gợi ý cho bạn được. Xin nhờ các sư phụ về nhà cao tầng chỉ giáo.
                        To Ducxd: Chúng ta có thể xem công trình là một thanh công son ngàm tại móng và tại mỗi mức sàn là một cục khối lượng. Còn nếu xem chỉ một vách cứng là một thanh công son thì hoằn toằn không phải. Coi chừng bạn hiểu nhầm.
                        Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                          Nguyên văn bởi ducxd
                          Theo em quan niệm vách là 1 cột lớn có vẽ không ổn lắm ! Em không rành lắm nhưng thực tế em vẫn chưa thấy ai tính như vậy ! Đọc manual Etabs em cũng thấy vậy
                          Bạn Đức thân mến!
                          Ở đây tôi muốn nói quan niệm vách là cột tiết diện lớn để bạn tính dao động riêng thôi! Còn về cách tính vách đương nhiên không thể nào giống cách tính như cột được! theo tôi tính vách mà tính theo ứng suất là không ổn lắm vì như thế lượng thép dư lớn không tiết kiệm được thép.
                          Chú để anh!
                          Thôi bác để em!

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                            To NgCanhtoan2:
                            Tôi đưa ra ý kiến của mình như thế này, bạn Toàn và mọi người góp ý.
                            Quan niệm khí tính động đất theo các cách hiện nay là chúng ta tính tải trọng ngang hoàn toàn cho các vách chịu, và kết cấu khung chịu tải thẳng đứng. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không an toàn cho các cấu kiện còn lại là cột, dầm sàn và nhất là các cột của chúng ta. Tại các mức sàn sẽ có dao động khác nhau, do vậy sẽ làm cho cột của chúng ta bị xiên và sinh ứng suất. Thứ hai, khi tính động đất và gió động các lực ngang này trước khi tác động vào sàn rồi truyền vào các vách cứng chịu thì cũng đã tác động vào các cột trước. Do vậy khi tính khung thì chúng ta phải nhập các giá trị tải ngang cho khung, nhằm đảm bảo khung vẫn chịu tải ngang. Theo tôi khi đã tính xong cho các vách thì việc nhập vào khung như sau: theo từng tầng ta lấy 25% tải ngang của động đất phân cho các nút và cũng theo độ cứng của từng nút. Mô hình trong Sap vẫn nhập và khai báo đầy đủ mô hình khung vách cứng. Con số 25% này thì còn tham khảo.
                            Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                              Cám ơn anh đã reply. Sau khi tham khảo ý kiến thầy giáo của em, em có ý kiến như vậy. Đúng như anh nói, thật ra thì cột cũng có chịu tải ngang. Nhưng khi tính toán, để an toàn, người ta quan niệm chỉ có vách chịu. Ngay cả bản thân vách cứng, nếu xét chiều dài vách/bề dày vách < 5 cũng dc xem là cột và có thể bỏ qua ko xét tới khi phân lực động đất tổng cộng cho từng tường (theo GS. Mai Hà San). Rõ ràng cách tính như vậy là thiên về an toàn.
                              Vấn đề 25% lực ngang dc cột (hệ khung) chịu cũng dc đề cập đến, nhưng chưa thống nhất, mỗi người mỗi ý. Do đó, em có cách tính sau, cũng tham khảo từ 1 thầy:
                              1. Nhập khung bình thường (bao gồm: cột, dầm, sàn, vách)
                              2. Khai báo sàn tuyệt đối cứng. Sap: Chọn tất cả các nút sàn - Assign - Joint -Constraint - Chọn Diaphragm. ETABS : Chọn tất cả các nút sàn - Assign - Joint - Add Rigid Body
                              3. Nhập lực ngang trên từng tầng vào 1 nút bất kỳ, nút này là giao điểm giữa sàn, khung và dầm biên; mặt khác nút dc gán tải nên nằm đối xứng. Nếu muốn gán bn nút thì cứ lấy tải ngang chia cho bấy nhiêu nút sao cho lực trên các nút bằng lực động đất trên tầng.
                              Như vậy, nếu ta ko xem sàn tuyệt đối cứng và vách chịu toàn bộ lực ngagn thì cách này ko làm dc.
                              Quay lại bài của anh ayenluho, nếu anh gán 25% vào nút, và theo độ cứng từng nút thì chỗ này em có thắc mắc chưa rõ. Độ cứng từng nút là gì? Anh gán 25% lực ngang cho từng nút sàn, có lẽ anh chỉ tính khung, không tính vách? Nếu tính luôn cả vách 75% còn lại của lực ngang, anh giải quyết như thế nào?
                              Mạo muội trao đổi vài dòng, xin dc chỉ bảo thêm.
                              Nguyễn Cảnh Toàn

                              ---/\----\o/----- help me !

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Những điểm lưu ý khi tính toán vách cứng, lõi cứng

                                Chào Ngcanhtoan2.
                                Cảm ơn bạn đã đưa ra cách tính của mình. Nói chung là cả 2 chúng ta đều quan niệm tính cho vách cứng hoằn toằn chịu tải ngang ( tính riêng cho vách cứng chịu lực ngang 100%). Còn sau đó ta lấy 25% tải ngang này tính cho khung chịu( không kể vách cứng nữa ). Như vậy công trình dự trữ 25% khả năng chịu tải ngang, đều này hoằn toằn hợp lý. vấn đề quan trọng là cách chúng ta nhập tải ngang này vào Sap như thế nào cho đúng. ý của tôi là chúng ta tính riêng vách cứng trước, sau đó phần 25% này ta phân chia theo độ cứng của các nút, thường là độ cứng của cột( độ cứng của cột vẫn tính theo 2 phương như bình thường ), như vậy lúc này ta có khung ( có cả vách cứng) chịu tải trọng đứng và riêng khung chịu 25% tải ngang. Bạn nhập tải ngang của mình vào sàn ( khai báo tuyệt đối cứng) thì sàn sẽ phân lực này cho toằn bộ tầng và theo độ cứng của từng cấu kiện trong đó, và dĩ nhiên là vách sẽ chịu phần lớn nhưng riêng phần 25% này ta chỉ muốn cho khung chịu thôi.
                                Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X