QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về phụ gia

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hỏi về phụ gia

    Bác nào có các tài liệu về phụ gia sử dụng trong bêtông (đông cứng nhanh, chống thấm...) thì cho em xin với
    Hoặc bác nào có kinh nghiệm về sử dụng phụ gia thì post bài lên cho em tham khảo.
    Cảm ơn rất nhiều !!!
    KỈ SỞ BẤT DỤC - VẬT THI Ư NHÂN
    Mail: minhbu107@gmail.com
    Add: Thủ Dầu Một - Bình Dương.
    Tel: 0982.391379

  • #2
    Ðề: Hỏi về phụ gia

    Bác tới nhà sách Đại học bách khoa tp HCM (phía đường Tô Hiến Thành) tìm quyển sách "Phụ gia và hóa chất dùng trong xây dựng" do thầy Nguyễn Viết Trung và một số tác giả khác chủ biên (sách màu xanh).
    không chỉ biết ước mơ, mà hãy biến ước mơ thành sự thật!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Hỏi về phụ gia

      Bạn muốn tìm hiểu về phụ gia để sử dụng thì nên tìm các catalogue của các hãng hóa chất chuyên dùng như MBT, Sika de tham khao. Cac tram beton tuoi hien nay thuong dung phu gia cua MBT; neu duoc nen tham khao them các anh kỹ thuật của các trạm beton tươi ay.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Hỏi về phụ gia

        Mình xin hỏi các bạn 1 chút:
        Gia sử mình đổ bêtông sàn nhà M200 sau 21 ngày, tính theo công thức Rt=0.7*R28*lgt=185 thì dỡ được cốp pha. Nếu dùng M250 thì sau 14 ngày
        Rt=200, như vậy có được dùng M250 thay M200 để tháo dỡ cốp pha cho nhanh không?
        Nếu vẫn dùng M200 thì dùng phụ gia như thế nào để tháo dỡ nhanh?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Hỏi về phụ gia

          Công thức tính theo lg không đúng đâu. VD sau cỡ 7D, cường độ thực tế đạt (0.8% - 0.85%)R28 nhưng theo công thức thì chỉ 0.6%R28.
          Các giá trị này phụ thuộc vào từng loặi XM, nhiệt độ môi trường...

          Nếu bạn dùng mác 250 thì sau 7D cường đã đạt 200. Như vậy nếu mác thiết kế là 200 thì bạn có thể đổ BT mác 250, sau 7D đã đạt cường độ thiết kế.

          Dùng phụ gia giảm nước thực chất là giảm lượng nước trộn -> giảm tỷ lệ N/X (XM không đổi) -> tăng cường độ. Do đó nguyên tắc để tháo ván khuôn sớm là tăng cường độ R28 để cho cường độ của ngày tháo ván khuôn Rx đạt mác thiết kế. Như vậy không thể nói đơn giản là vẫn dùng mác 200 thêm phụ gia chung chung (loặi gì: giảm nước, kéo dài thời gian đông kết, tăng nhanh quá trình đông kết, cuốn khí...) mà vẫn tháo được khuôn sớm cho mác thiết kế 200.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Hỏi về phụ gia

            Cam on cac ban nhieu!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Hỏi về phụ gia

              Một sai lầm thường thấy là khái niệm cho thêm phụ gia vào để đạt cường độ sớm. Hiện nay tại VN hầu như không dùng phụ gia tăng nhanh quá trình đông kết (accelerator). Chủ yếu dùng 2 loặi phụ gia là giảm nước (water reducer) hoặc giảm nước (water reducer) kết hợp kéo dài thời gian ninh kết (retarder).

              Các phụ gia giảm nước không chỉ dùng cho betong đúc sẵn. Phụ gia giảm nước và kéo dài thời gian ninh kết dùng cho các công trình xây dựng do phải kéo dài thêm thời gian cỡ 2-3h để vận chuyển và thi công liên tục tránh cold joint.

              Nếu dùng cấp phối tương tự (XM, cát, đá) nhưng vẫn giữ nguyên độ sụt do dùng phụ gia thì có nghĩa là giảm nước do đó giảm N/X -> tăng mác -> tăng tất cả các cường độ (3D, 7D, 28D...). Nếu có dùng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết thì có thể cường độ 1D, 2D có thể chậm hơn khi không dùng phụ gia nhưng sau đó cường độ sẽ phát triển vượt lên.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Hỏi về phụ gia

                Đúng đấy bác Raklei ạ. Thường thì chỉ cường độ 1D thấp thôi, đôi khi không thể tháo khuôn mẫu được vì betong vẫn còn mềm. Thường thời gian đông kết của betong thương là: initial: 5-6h, final: 8-9h. Với betong dùng phụ gia có retarder thì initial: 8-9h, final: 11-12h. Các thời gian đông kết này thay đổi rất rộng tùy theo cấp phối: lượng nước, XM, liều lượng phụ gia... Một số trường hợp final set lên đến 16-17h hay hơn nữa. Khi đó thì không thể có cường độ 1D và cường độ 2D khá thấp. Tối đa chậm đông kết có thể lên đến 72h khi quá liều phụ gia, lúc này chắc chắn các cường độ 1D, 2D, 3D là không có.

                Nhưng sau khi đã đông kết cường độ beton phát triển theo đúng mác của nó (theo N/X), do đó sẽ cao hơn cấp phối tương đương mà không dùng phụ gia (cùng XM, Cát, đá khác lượng nước).

                Accelerator có nghĩa là nếu ta thêm phụ gia này vào thì tốc độ đông kết sẽ phát triển nhanh hơn khi không dùng. Loặi này chủ yếu dùng ở các nước hàn đới khi nhiệt độ môi trường rất thấp ảnh hương đến tốc độ đông kết bình thường của beton hoặc khi dùng beton phun. Lưu ý là accelerator chỉ ảnh hưởng đến setting time chứ không ảnh hưởng đến cường độ nếu không kết hợp với water reducer. Accelerator chỉ ảnh hương đến cường độ sớm của beton mà thôi như cường độ trước 1D, 1D,..., 3D. Đến 7D thì nó không còn tác dụng vào thời gian ninh kết như bạn XUAN THUY đề cập đâu, lúc này cường độ chỉ phụ thuộc vào N/X thôi. Về thời gian đông kết thì tác dụng của accelerator ngược lại với retarder.

                Vậy nếu ta muốn tháo khuôn sớm, đạt cường độ đủ để căng cáp... thì ta phải tăng mác beton. VD: thiết kế mác 400, cường độ đủ để căng cáp theo thiết kế phải là 300 thì phải sau cỡ 6 ngày. Muốn căng sớm lúc lúc 3D thì lúc 3D phải đạt cường độ 300, lúc bấy giờ cường độ 28D sẽ là cỡ 500. Như vậy mác thi công mới sẽ là 500 thay vì 400 như thiết kế. Chứ không phải thêm phụ gia để đạt cường độ sớm lúc 3D là 300 mà 28D vẫn là 400 như thiết kế.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Hỏi về phụ gia

                  XUAN THUY men,

                  Bạn cho biết công trường bạn dùng accelerator để làm gì vậy?

                  Khái niệm ướt khô của beton để phụ gia có tác dụng là không đúng đâu. Hiện các mục đích của retarder là để kéo dài thời gian ninh kết đủ để vận chuyển và thi công liên tục. Thường thời gian này chỉ vài tiếng đồng hồ (2-3h) do đó các thành phần hóa học của phụ gia được chọn để kéo dài thời gian trong khoảng 2-3h. Do đó ta cảm tưởng là phụ gia chỉ tác dụng khi beton còn ướt.
                  Tương tự với accelerator, thay vì đông kết bình thường thì khi pha accelerator sẽ thúc đẩy thời gian đông kết sớm hơn một vài giờ. Ta củng cảm tưởng nó hiệu quả khi beton còn ướt.

                  Ướt khô là ta cảm thấy thôi chứ phản ứng hóa học của XM và nước kéo dài rất nhiều năm. Lượng nước mao dẫn, liên kết... trong beton đủ để nó phát triển cường độ nhiều năm.

                  Với các loặi phụ gia hiện dùng rộng rãi trên thị trường thì chắc không có hiện tượng chậm ninh kết đến 1 tuần. Hiện tượng bạn thấy beton cọc không đủ cứng sau cả 1 tuần có thể do nhiều nguyên nhân: quá nhiều nước, quá ít XM, mới đổ beton gap mưa lớn, beton khối nhỏ mới đổ bị ngâm trong nước, trộn beton một thời gian khá lâu rồi mới trộn lại và đổ beton... Thường với các hiện tượng này thì chắc chắn cường độ beton không đạt mác thiết kế (thường mác 28D chỉ đạt dưới 150 kg/cm2) và ta cảm thấy beton cứng sau khá lâu (3-4 ngày trở lên). Tuy nhiên cảm giác cứng đó không giống hiện tượng beton động kết mà là sự phát triển cường độ theo thời gian của beton.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Hỏi về phụ gia

                    - Mình đính kèm phân loặi phụ gia theo ASTM C494:

                    Type Function
                    A Water reducing adm.
                    B Retarding adm.
                    C Accelerating adm.
                    D Water reducing and retarding adm.
                    E Water reducing and accelerating adm.
                    F Water reducing, high range adm.
                    G Water reducing, high range, and retarding adm.

                    Sikament NN thuộc loặi F là high-range water reducer (superplasticizer), chỉ là phụ gia siêu dẻo thôi không có tính Accelerator. Loặi này chỉ dùng cho beton đúc sẵn thôi bạn ạ. Nếu một phụ gia là accelerator thì phải quy là loặi C hay E theo ASTM C494.
                    Sikament R4 thuộc loặi D&G là loặi high-range water reducer và retarder. Như vậy chắc chắn R4 chậm hơn NN nhưng không có nghĩa NN là accelerator. Bạn có thể xem Manual của Sika để check lại về phân loặi.

                    - Sự hóa keo vẫn xảy ra theo nhiều năm vì lúc bấy giờ hạt XM vẫn tiếp xúc với nước liên kết, nước trong các mao dẫn trong beton và phản ứng hóa học.

                    - Hiện tượng cứng của beton chỉ là cảm giác mà thôi và chỉ lúc beton có một độ cứng nhất định khi chuyển từ trạng thái dẻo mềm sang cứng. Mác beton 1200 và 150 cũng đều cứng chắc. Chỉ nén mẫu hay dùng hammner test mới biết độ cứng như thế nào và cường độ như thế nào. Vì vậy beton cứng không đồng nghĩa với đạt chất lượng.
                    Last edited by chauphan; 13-10-2006, 04:25 PM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Hỏi về phụ gia

                      Nguyên văn bởi XUAN THUY
                      Chauphan đúng về phân loại phụ gia NN,

                      nhưng cũng từ tài liệu của Sika cho biết "As superplasticiser for flowing concrete or as hardening accelerator for high early strength concrete", điều này cũng cho thấy NN có tính chất accelerator. mặc dù không được công nhận đúng theo phân loại.
                      (thực chất thì phụ gia nào giảm nước cũng là tăng cường độ cả thôi).

                      NN thường được dùng cho đúc sẵn vì thời gian từ khi trộn đến khi đổ là hạn chế. Cũng lý do đó mà khi chủ đầu tư yêu cầu cường độ sớm, phải mang nó tới công trường mới trộn.

                      Bây giờ, khi khách hàng cần mác 7 ngày, thì cũng chỉ dùng R4, (nếu không thì dùng plastiment R cho rẻ hơn). Hic, nếu ai cần bê tông chống thấm, cũng chỉ là R4 thôi (thấm hay không là do nhiều hay ít cát, đầm có tốt hay không, chứ phụ gia có tác dụng đâu bao nhiêu, hhehee).

                      Cái phần sau đây lấy từ trang web của sikavietnam.

                      Về cường độ của những cây cọc trên, sau đó vẫn xuất cho khách hàng và được đóng xuống đất ngon lành. Chắc chắn nó có giảm về cường độ so với cọc khác, vì tác dụng tiêu cực từ việc dư phụ gia. Như từ mác 400 xuống còn 350 chẳng hạn.

                      Có điều việc chậm ninh kết đến 1 tuần hoàn toàn có cơ sở để loại trừ các nguyên nhân như mưa nhiều, kéo dài thi công, ít xi măng, vì các yếu tố này hoàn toàn kiểm soát được.

                      .
                      - Thông tin trên của Sika chỉ là marketing thôi bạn ơi. Muốn xem xét có phải accelerator hay retarder phải làm thí nghiệm setting time so với cấp phối tương đương cùng độ sụt không phụ gia. Do đó chỉ cần nhìn phân loặi là biết ngay.
                      Thực chất do dùng NN thì có thể giảm nước, sau khi final set (cũng tương đương với không phụ gia) thì tốc độ tăng cường độ nhanh hơn do đó ta cảm giác là có accelerator.

                      - Độ chống thấm do tỷ lệ N/X quyết định chứ không phải do cát đá đâu, đầm nén chỉ là giúp hỗn hợp đồng nhất và tách bớt các bọt khí thôi.

                      - Raklei nói đúng cơ chế của phụ gia chậm ninh kết là hấp phụ trên bề mặt hạt XM, ngăn XM phản ứng với nước. Tuy nhiên các loặi phụ gia retarder hiện nay thường chỉ tác dụng tối đa 72h thôi bác à. Nhưng nếu trong thời gian chưa ninh kết đấy mà bị tác động bởi mưa, nước ngập... thì sẽ cộng tác dụng làm chậm ninh kết thêm đấy.
                      Trước đây khi còn làm ở dịch vụ kỹ thuật của một công ty XM lớn, tôi và anh em đã giải quyết hàng mấy trăm khiếu nại về chậm động kết thì trên 95% là do quá nhiều nước trộn, bị mưa, nước thủy triều dâng, nước ngập... Có công trình sau 2 tuần tôi đến nơi beton vẫn còn rất yếu. Do các công trình ngoài trời nên nếu thời gian ninh kết kéo dài ta rất khó có thể khống chế mưa, ngập, độ ẩm cao...

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Hỏi về phụ gia

                        Nguyên văn bởi XUAN THUY
                        Đồng ý với châuphan là thông tin chỉ mang tính quảng cáo, nhưng cũng không thể nói là hoàn toàn khoa trương 100%, vì chí ít cũng không phải là hãng nhỏ.
                        Có thể các loại phụ gia đó chưa hoàn toàn đúng chỉ tiêu accelerator theo phân loại, nhưng thực tế hoàn toàn có thể ứng dụng cho mục đích này (có thế người ta mới dám quảng cáo), mà nếu bác đã từng làm ở ngành bê tông thì cũng hoàn toàn đồng ý với tôi các tính năng đó là có ứng dụng thực sự.

                        - Độ chống thấm "trên sách vở" là do N/X như bạn nói, nhưng thực tế thi công ở hiện trường hoàn toàn không như thí nghiệm trong phòng, là nơi mà tất cả các mẫu thử thấm đều đã được đầm chặt.
                        Còn ở hiện trường thì, chỉ tính dẻo của bê tông giúp cho quá trình đầm không bị rỗng rỗ là đảm bảo tính chống thấm rồi. Nguyên nhân thấm bể nước, si lô là do đầm không chặt, chứ không phải do tỷ lệ N/X. Bằng chứng là dù M150 mà đầm chặt thì cũng không thấm, còn M300 mà đầm bị rỗng thì cũng thấm như thường.
                        Nếu bê tông có nhiều cát thì đầm dễ hơn, vì nó không vướng cốt thép, hạn chế rỗng rỗ.

                        - Trường hợp mấy cây cọc tôi đề cập ở trên đã loại trừ các nguyên nhân mưa móc như bạn nói. Vì tôi là người trực tiếp kiểm soát mọi khâu của công việc đó, lúc đổ bê tông là một ngày nắng ráo, khoảng cách từ nơi trộn đến nơi đổ là 2km. Trạm trộn và bãi đúc đều là của cty tôi.
                        Lý do của việc chậm cứng này đúng như raklei nói, đó là cơ chế của phụ gia.

                        Tôi nghĩ các lý do dư nước chỉ là phụ thôi, không phải là lý do chính làm kéo dài đông kết đến nhiều này. Bác xem, hồ xi măng ngâm trong nước cũng sẽ cứng sau vài giờ đồng hồ đấy thôi.
                        - Khi chúng ta làm việc thì phải căn cứ các số liệu chính xác, tiêu chuẩn, qui trình... chứ không nói không không vì không đi đến đâu cả. Bác XUAN THUY chỉ cần yêu cầu Sika (Mr. Laurent Bouet - Technical Manager) cho công văn xác nhận là NN có thuộc loặi Accelerator không thì biết Sika có dám xác nhận không.

                        - Bạn XUAN THUY da sai khi dong nhat khai niem thi cong va ban chat cua hien tuong tham. Mác chống thấm (B2-B12...) tùy thuộc vào chất lượng beton: kích thước mao dẫn, các mao dẫn có nối liên tục với nhau không, độ sạch của cốt liệu... Các mao dẫn này lại phụ thuộc vào tỷ lệ N/X.
                        Còn việc đầm nén là chuyện bắt buộc của thi công, nếu đầm không đạt để nhiều bọt khí lớn trong beton, để beton rỗ tổ ong là lỗi của thi công.

                        Chuyện thiết kế cấp phối phù hợp để dễ đầm, đặc biệt khi beton có cốt thép dày đặc lại là chuyện khác. Nếu beton có quá nhiều cát thì rất dễ nứt -> càng dễ thấm. Nếu bạn nghĩ beton chống thấm là do đầm thì vậy beton tự đầm (self compacting concrete) không cần đầm cái nào thì độ chống thấm bằng 0 chắc????

                        Có thể bạn chỉ để ý đến thấm bình thường nên có các quan niệm trên. Chứ nếu bạn cần mác chống thấm cao như B12 có thể chịu được cột nước cao 120m thì nếu không có thiết kế chống thấm phù hợp thì bạn dùng mác 150 của bạn đầm đến thiên thu thì nó vẫn thấm.

                        - Vấn đề mưa, nước ngập, độ ẩm cao tác hại đến beton khi nó chưa set xong (trong trường hợp các cọc của bạn là 1 tuần tính từ ngày đổ beton) chứ không phải chỉ trong 1 ngày bạn đổ beton đâu.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Hỏi về phụ gia

                          Nguyên văn bởi XUAN THUY
                          Bác chauphan nói nhiều cái cũng có lý, nếu mà tranh luận kiểu này chắc dài lắm, vì nhiều khi bên này không hiểu trước ý bên kia, nên dài...

                          Về lý thuyết thuần tuý vật liệu bê tông, chắc bác nắm nhiều hơn tui, và bác nói đều đúng. Tui cũng chỉ biết về phụ gia và bê tông vì có một số năm làm việc với nó, kể cả việc chế phụ gia (ông xếp) cũ. Các tài liệu sâu của Sika tui cũng có đọc (hồi trước Sika vào VN theo đường "chính ngạch" Viện-Tổng Côngty-Thịtrường).

                          1- Về việc xác nhận ở Sika tôi nghĩ không cần thiết, chắc họ cũng chỉ nói như catalogue là cùng. Chúng mình phải công nhận với nhau rằng: thực tế ở VN có nhu cầu phải dùng accelerator cho một vài ứng dụng, và NN cũng là một lựa chọn chấp nhận được và sẵn có.

                          2- Trong thực tế xây dựng thiết kế bể nước hay silo chứa nước, sàn mái, chẳng ai thiết kế mác chỉ 150, vì yêu cầu chịu lực kết cấu không cho phép mác thấp như vậy. Nếu nói về độ chống thấm so với bề dày sàn/thành đó dư sức qua cầu, nhưng vẫn xảy ra thấm.
                          Bất kỳ cán bộ xử lý chống thấm nào cũng sẽ phải tìm cho ra vết nứt kết cấu hay lỗi rỗng rỗ để xử lý, vì đó là nguyên nhân thấm gần như duy nhất. Cái này khác với "bản chất hiện tượng thấm" như bạn đang nói, vì các nguyên nhân gây thấm ở đây rộng hơn so với thí nghiệm thấm thuần túy của bạn (bạn chỉ xét riêng mác bê tông chống thấm, không xét đến độ rỗng cốt liệu/cốt thép tạo ra, độ "lười" của người thợ thi công vv, độ "lì" của máy móc thi công).
                          (Nếu mà do lỗi thiết kế mác chống thấm thấp thì sẽ thấm toàn thân, chỉ có cách đập bỏ).

                          * Khi thiết kế bê tông chống thấm, người ta cho tăng lượng cát dùng. Còn nhiều đến mức, lý thuyết, nói là gây nứt, thì phải coi lại khả năng của người thiết kế.

                          * Bê tông tự đầm thì có khả năng thi công tốt hơn, nhưng nếu gặp phải chỗ cốt thép hóc bê tông không vào được, hay bị rỗng rỗ, thì sẽ thấm ở chỗ đó, dù tính chất bê tông là ổn. Đây là lỗi từ phía thi công, không phải tại đặc tính thi công của bê tông.

                          3- Vấn đề mưa, ngập nước thì tôi đã loại trừ rồi (tôi giám sát thi công). Mặt khác, mưa, hay độ ẩm cao không thể là nguyên nhân cho hiện tượng nói trên, vì mưa hay độ ẩm cao chỉ có thể tác độ lên bề mặt ngoài của kết cấu, không thể tác dụng ở bên trong kết cấu. Tui cho rằng, nguyên nhân và giải thích như trên đã là hợp lý.

                          Mấy lời cùng bạn.
                          Đúng như bạn XUAN THUY đã nói ở trên, cách tranh luận của chúng ta không đi đến đâu cả. Tôi chỉ làm rõ hơn một số ý của bạn mà tôi thấy chưa phù hợp lắm (ý cá nhân tôi), hy vọng bạn hiểu tôi.

                          - Accelerator theo tôi biết là có dùng ở các dự án ở VN như beton phun ở vỏ hầm Hải Vân sau khi khoan. Tôi nhớ không lầm cách đây cỡ 2-3 năm thì một đồng nghiệp trong ngành beton ở cty MBT - Degussa có giới thiệu vào dự án này accelerator có thể phát triển cường độ sau 6-8h gì đó và sự phát triển cường độ này nhanh đến mức khác biệt theo từng giớ một. Đây là loặi phu gia loặi E.

                          - Do chủ đề này là phụ gia nên ta không nên bàn loãng vấn đề ra vấn đề thi công vì nếu thi công tệ như vậy thì không giám sát nào để yên.

                          - Nếu bạn nắm nhiều về beon thì bạn sẽ không nghĩ muốn chống thấm thì sẽ tăng lượng cát do dễ đầm nén. Bạn chỉ việc yêu cầu mác beton, độ sụt, hàm lượng thép, kích thước cấu kiện, beton có bơm hay không... thì dân làm beton sẽ thiết kế đúng cho bạn không cần phải tự lý luận đâu.

                          - Đã gọi là beton tự đầm thì có nghĩa là không cần đầm. Nếu bạn chứng kiến các thí nghiệm về beton tự đầm như độ chảy qua các lớp thép thì sẽ an tâm về loặi này.

                          - Đúng là mưa, nước... ảnh hưởng bên ngoằi của beton nhưng kết cấu cọc của bạn chỉ cỡ 300-350 thì mưa ảnh hưởng tuốt luốt hết. Bạn thấy khi thi công cọc nhối, người ta đập đầu cọc cỡ 1.5m thì mới thấy tác dụng của bentonite và nước tác dụng lên beton ra sao.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Hỏi về phụ gia

                            Xin chào bác chauphan, bác xuan thuy.
                            So với các bác, có lẽ tôi chỉ là tiểu tốt vô dạnh nhưng thấy hai bác "kịch liệt" quá nên cũng "ngứa mồm" muốn phát biểu.

                            Tôi thấy thế này, hai bác đều đúng (có lý). tuy nhiên không thể nghe theo một bác được mà phải đồng thời nghe cả hai. trước hết, muốn chống thấm thì đương nhiên phải thiết kế bê tông chống thấm và phải đạt mác chống thấm (xin nói lại là mác chống thấm) theo một bộ tiêu chuần nào đó (Ví dụ : TCVN). sau đó trong quá trình thi công thì phải có biện pháp thi công để đảm bảo chống thấm (mẫu bê tông đem đi thử phải đạt). xem ra có lẽ bác chau phan là tư vấn thiết kế còn bác xuanthuy là tư vấn giám sát. nếu hai bác mà kết hợp với nhau thì đảm bảo từ nay trở chẳng có công trình nào là "Cầu Văn Thánh 2" nữa. Hy vọng các bác còn hợp tác với nhau dài dài cho tụi em nhờ.
                            còn về vấn đề phụ gia thì nó phải tuan thủ theo các tiêu chuẩn thôi, nó (Ví dụ Sika NN) thuộc type nào (E hay F, A, D...), còn thực tế thi công thì cứ thí nghiệm (nhiều lần) thấy nó đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và quan trong là được tư vấn chấp thuận, giá thành rẻ là OK.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Hỏi về phụ gia

                              Bác Raklei nói đúng đấy, MEYCO SA 160 loại C chứ không phải loại E. Phụ gia này chỉ trộn với beton ngay đầu vòi phun và beton set ngay sau vài phút.
                              Bác Raklei có xài qua loặi này rồi à.

                              Bác XUAN THUY ơi, có gì cứ trao đổi nhé, anh em hỗ trợ nhau thông tin, kiến thức thôi mà. Lâu lâu nhớ post hình lên cho vui nhé
                              Last edited by chauphan; 16-10-2006, 05:04 PM.

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X