QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc rễ cây.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cọc rễ cây.

    Em hiện là SV năm 4 - nghe nói và cũng có đọc qua nhiều đến các loại cọc rễ cây dùng để gia cố nền đất yếu hoặc gia cố móng trên mái dốc... tuy nhiên kiến thức vẫn còn rất hạn chế
    Vậy em muốn hỏi các thầy và các anh chị:
    - Mục đích sử dụng và các trường hợp điển hình, các công trình đã thực hiện
    - Cấu tạo cọc rễ cây
    - Các phương pháp và công tác thi công rễ cây

    Em mong được chỉ bảo
    Huynh Kim An  - Site Implementation
    Site Business Department
    Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
    Contact No. +84 904 880 836

  • #2
    Ðề: Cọc rễ cây.

    em cám ơn những thông tin chị Xuân Thủy đã đưa - nhưng cho em hỏi thêm vài điều. Theo em đọc thì cọc rễ cây có thể là các loại cọc bê tông có tiết diện nhỏ đan chéo với nhau như dạng rễ cây, em cũng chưa đọc đến phần rễ cây thuộc phần lâm sinh nữa

    thế thì ở VN người ta có xài loại này gia cố móng ko vậy? có công trình nào thực tế điển hình ko ah? và phương pháp thi công của nó
    thanks
    Huynh Kim An  - Site Implementation
    Site Business Department
    Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
    Contact No. +84 904 880 836

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cọc rễ cây.

      Nguyên văn bởi XUAN THUY
      Vấn đề bạn hỏi hơi bị mới quá, tui chưa thấy ai làm như vậy ở VN, có chăng dùng cây làm cọc để gia cường đất thì nhiều (cọc tra, cừ tràm). Chứ nếu dùng cọc rào BTCT mà đan lung tung lên như rễ cây thì e, ở VN, không kinh tế.
      Chào bạn Xuân Thuỷ
      Vấn đề cọc rễ cây ở Việt nam đã có đơn vị thi công, theo tôi được biết cọc rễ cây được khoan vào đất theo các góc nghiêng khác nhau, với đường kính 80 đến 120mm. Khi cọc rễ cây được khoan nghiêng thì sức chịu tải của nhóm cọc tăng lên rất nhiều so với cọc khoan thẳng đứng.
      Cọc rễ cây phù hợp với các công trình chống lún, gia cố...
      Còn sự ra đời của cọc rễ cây trên thế giới rất lâu rồi khoảng năm 1978 Fernando Lizzi đã làm thí nghiệm về nhóm cọc theo hình rễ cây xem sự tăng sức chịu tải như thế nào ( xem ảnh dưới) và ông được giới khoa học gọi là "god father" của vấn đề này, sau đó cọc rễ cây được áp dụng rộng rãi làm gia cố đường tàu hoả và nhiều công trình dân dụng khác.
      Attached Files

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cọc rễ cây.

        Hình ảnh thi công cọc rễ cây tại TOKYO PANORAMA TƠWER
        Attached Files

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cọc rễ cây.

          Hình ảnh công trình tại Hong Kong Country Club móng thi công bằng cọc rễ cây

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cọc rễ cây.

            Cọc rễ cây thi công gia cố mái dốc cao 22 mét, do công ty CE CONSULTANTS thi công
            Attached Files

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cọc rễ cây.

              Gia cố mái dốc đường cao tốc tại ITALY
              Còn có điều gì bạn muốn hỏi liên hệ tahoang307@yahoo.com hoặc dd0903235533
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cọc rễ cây.

                Công nghệ này hay nhỉ!
                Cọc chịu nén thì giống trường hợp mở rộng chân thì phân bố ứng suất rộng hơn và giảm tải xuống.
                Cọc chịu nhổ thì cũng tăng độ ngàm của cọc vào đất, (không chỉ có chịu lực ma sát mà còn có cả lực ép mặt lên đất, và vùng đất chịu tải cũng được mở rộng hơn.
                To: CNXD moi
                - Cái công trình tokyo panorama tower thì cái metro có ảnh hưởng gì đến việc quyết định biện pháp cọc rễ cây không nhỉ, hay chỉ là do chiều cao công trình lớn, cọc chịu uốn và nhổ lớn nhỉ.
                - Các công trình đã được thiết kế và thi công ở VN? Ngoài ra cho hỏi chút công ty nào chuyên về việc thi công công nghệ này? Bởi thấy thi công chắc cũng phức tạp, thấy trong bản vẽ cọc cứ đâm lung tung hết, lại thấy đâm cả vào nhau, chẳng biết thế nào mà lần.
                - Nguyên lý thiết kế chắc cũng mới nhỉ, bởi sự làm việc một cọc dưới ảnh hưởng tổng thể nhóm cọc này là rất phức tạp, vì trước đây để bỏ qua ảnh hưởng của cọc lân cận thì phải cách nhau 3d, nay lại nằm ngay sát nhau (chung 01 neo) lại còn đâm vào nhau, hay có thể nói là đâm ngay sát nhau ==> nói chung: mọi thứ đều đảo lộn chẳng biết thế nào mà lần.
                - Đã có tiêu chuẩn VN về cái này chưa nhỉ

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cọc rễ cây.

                  Gửi dinhnghia
                  Ở Việt nam chưa thấy có tiêu chuẩn về cọc rễ cây.
                  Thi công ở VN đã có rất nhiều rồi. Công nghệ mới so với Việt nam thôi, như bạn thấy đấy ở nước ngoài đã làm và có cả thí nghiệm nghiêm chỉnh.
                  Thi công nhiều nhất tại các vách đường Hồ Chí Minh, theo công nghệ của Trung Quốc.
                  Gửi bạn thi công cọc rễ cây trên đỡ móng nhà trên các đường hầm ở nước ngoài.
                  Công ty đã thi công các công trình dạng này bạn liên hệ: Công ty tư vấn xây dựng và môi trường, số điên thoại 045373201
                  Attached Files

                  Ghi chú

                  Working...
                  X