Giới khoa học cảnh báo: Hầm chui Thủ Thiêm có thể lún
22:48' 17/07/2006 (GMT+7)
(VietNamNet)- Cần quan tâm trạng thái lún chưa tắt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ tác động đến hầm chui trên tuyến cầu Thủ Thiêm. Do đó cần có biện pháp gia cố đất trước tại vị trí đặt hầm để tránh "bù lún"...
Các nhà khoa học vừa đưa ra lời cảnh báo về những sự cố có thể xảy ra trong quá trình triển khai xây dựng cầu Thủ Thiêm.
Chiều 17/7, các chuyên gia đầu ngành về xây dựng cầu đường tại TP.HCM đã có buổi hội nghị góp ý kiến thiết kế kỹ thuật phần hầm chui thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm.
Ông Nguyễn Việt Sơn, Phó giám đốc Sở GTCC đặt vấn đề: Giải pháp móng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đã là giải pháp phù hợp nhất (so với điều kiện, trình độ công nghệ trong nước hiện nay) đảm bảo khả năng ổn định, bền vững cho công trình chưa hay còn có giải pháp móng nào có các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tối ưu hơn.
Mô hình cầu Thủ Thiêm.
Trong điều kiện nền đường vẫn còn tiếp tục diễn tiến lún theo thời gian thì cần lưu ý những vấn đề gì trong giải pháp cấu tạo của kết cấu công trình? (Nền đường Nguyễn Hữu Cảnh tại vị trí hầm cầu Thủ Thiêm thuộc đoạn tuyến đắp thấp nên quá trình lún đã cơ bản đạt đến giai đoạn ổn định chứ không diễn tiến lớn như ở đoạn nền đường đắp cao đầu cầu văn Thánh 2).
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thi công hầm chui phải được thực hiện theo phương pháp khoan nhồi bêtông cốt thép nhằm tránh lún nứt công trình nhà dân xung quanh.
Tuy nhiên, vấn đề lún của hầm chui vẫn gây nhiều lo ngại: hầm chui cầu Thủ Thiêm sẽ đi vào “vết xe đổ” như hầm chui Văn Thánh 2. Nhưng, ông Sơn cho rằng, sau khi khoan sâu xuống mặt đất gần 30 lỗ nơi thi công để khảo sát địa chất công trình cho thấy vùng địa chất khá tốt.
GS.TS Nguyễn Văn Đạt, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM khuyến cáo cần quan tâm trạng thái lún chưa tắt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh tác động đến sự làm việc của hầm chui trên tuyến cầu Thủ Thiêm. Do đó cần có biện pháp gia cố đất trước tại vị trí đặt hầm để tránh cái gọi là ”bù lún”.
GS.TS Trần Bình cho rằng, cầu Thủ Thiêm cũng phải chú ý đến hài hòa về kiến trúc, cảnh quan vì đây là một trong những công trình tiêu biểu của thành phố.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối từ quận Bình Thạnh (tại giao lộ nguyễn Hữu Cảnh- Ngô Tất Tố hiện hữu) sang quận 2 (điểm cuối dự án ở đường Lương Định Của hiện hữu) đã được chủ tịch UBND thành phố phê duyệt vào năm 2004 và giao cho Khu quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư.
Theo Sở GTCC, do công trình có quy mô lớn, nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp nên việc phê duyệt nội dung cơ bản của thiết kễ kỹ thuật chính là tạo ra phần khung cơ sở để từng bước triển khai thiết kế kỹ thuật của từng hạng mục của công trình ( không chờ phê duyệt toàn bộ thiết kế kỹ thuật mới thực hiện các công việc tiếp theo nhằm tranh thủ thời gian, phấn đấu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án). Ngoài ra, để phát huy hiệu quả đầu tư- khai thác của dự án, UBND thành phố đã chấp thuận cho tiếp tục triển khai các dự án liên quan.
Điểm khác biệt chủ yếu giữa hầm chui cầu Thủ Thiêm và hầm chui Văn Thánh 2 là hầm chui cầu Thủ Thiêm dành cho xe ô tô kể cả xe tải nặng, có tĩnh không trên 4,75m; hầm Văn Thánh là hầm chui dân sinh, chỉ giới hạn cho xe con lưu thông, có tĩnh không 2,5m.
Trần Duy
22:48' 17/07/2006 (GMT+7)
(VietNamNet)- Cần quan tâm trạng thái lún chưa tắt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ tác động đến hầm chui trên tuyến cầu Thủ Thiêm. Do đó cần có biện pháp gia cố đất trước tại vị trí đặt hầm để tránh "bù lún"...
Các nhà khoa học vừa đưa ra lời cảnh báo về những sự cố có thể xảy ra trong quá trình triển khai xây dựng cầu Thủ Thiêm.
Chiều 17/7, các chuyên gia đầu ngành về xây dựng cầu đường tại TP.HCM đã có buổi hội nghị góp ý kiến thiết kế kỹ thuật phần hầm chui thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm.
Ông Nguyễn Việt Sơn, Phó giám đốc Sở GTCC đặt vấn đề: Giải pháp móng cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đã là giải pháp phù hợp nhất (so với điều kiện, trình độ công nghệ trong nước hiện nay) đảm bảo khả năng ổn định, bền vững cho công trình chưa hay còn có giải pháp móng nào có các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tối ưu hơn.
Mô hình cầu Thủ Thiêm.
Trong điều kiện nền đường vẫn còn tiếp tục diễn tiến lún theo thời gian thì cần lưu ý những vấn đề gì trong giải pháp cấu tạo của kết cấu công trình? (Nền đường Nguyễn Hữu Cảnh tại vị trí hầm cầu Thủ Thiêm thuộc đoạn tuyến đắp thấp nên quá trình lún đã cơ bản đạt đến giai đoạn ổn định chứ không diễn tiến lớn như ở đoạn nền đường đắp cao đầu cầu văn Thánh 2).
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thi công hầm chui phải được thực hiện theo phương pháp khoan nhồi bêtông cốt thép nhằm tránh lún nứt công trình nhà dân xung quanh.
Tuy nhiên, vấn đề lún của hầm chui vẫn gây nhiều lo ngại: hầm chui cầu Thủ Thiêm sẽ đi vào “vết xe đổ” như hầm chui Văn Thánh 2. Nhưng, ông Sơn cho rằng, sau khi khoan sâu xuống mặt đất gần 30 lỗ nơi thi công để khảo sát địa chất công trình cho thấy vùng địa chất khá tốt.
GS.TS Nguyễn Văn Đạt, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM khuyến cáo cần quan tâm trạng thái lún chưa tắt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh tác động đến sự làm việc của hầm chui trên tuyến cầu Thủ Thiêm. Do đó cần có biện pháp gia cố đất trước tại vị trí đặt hầm để tránh cái gọi là ”bù lún”.
GS.TS Trần Bình cho rằng, cầu Thủ Thiêm cũng phải chú ý đến hài hòa về kiến trúc, cảnh quan vì đây là một trong những công trình tiêu biểu của thành phố.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối từ quận Bình Thạnh (tại giao lộ nguyễn Hữu Cảnh- Ngô Tất Tố hiện hữu) sang quận 2 (điểm cuối dự án ở đường Lương Định Của hiện hữu) đã được chủ tịch UBND thành phố phê duyệt vào năm 2004 và giao cho Khu quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư.
Theo Sở GTCC, do công trình có quy mô lớn, nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp nên việc phê duyệt nội dung cơ bản của thiết kễ kỹ thuật chính là tạo ra phần khung cơ sở để từng bước triển khai thiết kế kỹ thuật của từng hạng mục của công trình ( không chờ phê duyệt toàn bộ thiết kế kỹ thuật mới thực hiện các công việc tiếp theo nhằm tranh thủ thời gian, phấn đấu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án). Ngoài ra, để phát huy hiệu quả đầu tư- khai thác của dự án, UBND thành phố đã chấp thuận cho tiếp tục triển khai các dự án liên quan.
Điểm khác biệt chủ yếu giữa hầm chui cầu Thủ Thiêm và hầm chui Văn Thánh 2 là hầm chui cầu Thủ Thiêm dành cho xe ô tô kể cả xe tải nặng, có tĩnh không trên 4,75m; hầm Văn Thánh là hầm chui dân sinh, chỉ giới hạn cho xe con lưu thông, có tĩnh không 2,5m.
Trần Duy
Ghi chú