QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khai báo hệ số nền thế nao?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khai báo hệ số nền thế nao?

    Tôi dùng chương trình SAFE để tính toán tiết kế 1 móng bè (có kích thước khá lớn khoảng 50x60m). Nhưng tôi đang lúng túng khi lấy Subgrade Modulus. Bác nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo!
    Tôi tính hệ số nền theo công thức của Bowles khi làm thuyết minh liệu có ổn không? Các bác có công thức nào tính hệ số nền theo TCVN xin mách giùm! Thanks!

  • #2
    Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

    Hệ số nền là vấn đề phức tạp đang còn trong phạm vi nghiên cứu, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tải trọng, chỉ tiêu cơ lý của đất, kể cả độ sâu khác nhau cũng thay đổi... Tôi biết đã có luận án tiến sĩ nghiên cứu về "hệ số nền động" biến thiên chứ không phải cố định cho từng công trình.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

      Nguyên văn bởi kết cấu sư
      Tôi dùng chương trình SAFE để tính toán tiết kế 1 móng bè (có kích thước khá lớn khoảng 50x60m). Nhưng tôi đang lúng túng khi lấy Subgrade Modulus. Bác nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo!
      Tôi tính hệ số nền theo công thức của Bowles khi làm thuyết minh liệu có ổn không? Các bác có công thức nào tính hệ số nền theo TCVN xin mách giùm! Thanks!
      Bác dùng SAP hoặc Midas mô hình nền bằng phần tử solid, mô hình móng bằng phần tử Shell. Trong Midas còn có cả mô hình Mohr-Coulomb, bác có thể phân tích phi tuyến để kiểm tra sức chịu tải của nền.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

        Tôi cũng thấy sap có hướng dẫn cách tính hệ số nền khi input dữ liệu, nhưng cơ sở lý thuyết thì vẫn chưa hoằn chỉnh, còn vấn đề kiểm chứng nữa chứ.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

          muốn khai báo hệ số nền thì nên giới hạn độ lún trươcsau đó lấy tổng tải trọng chia cho độ lún là ra ngay mà, nhưng chú ý khi nhập hệ số nền vùa tính vào thì nên chạy máy để xác định lại chuyển vị xem có giống hay xấp xỉ bằng độ lún giói hạn ban đầu không

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

            Very good, chắc chỉ có cách tính lặp như vậy là chuẩn thôi, nếu độ lún giả thiết và tính toán chưa phù hợp thì giả thiết lại để tính.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

              đúng thế. tôi đã chạy thử,kết quả tốt, mặt khác nội lực trong dầm móng không thay đổi đáng kể khi độ lún thay đổi khoảng 1cm. cách tính này còn áp dụng tốt cho cả móng bè.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

                Nguyên văn bởi duongkcx3
                đúng thế. tôi đã chạy thử,kết quả tốt, mặt khác nội lực trong dầm móng không thay đổi đáng kể khi độ lún thay đổi khoảng 1cm. cách tính này còn áp dụng tốt cho cả móng bè.
                Theo em thấy phương pháp của bác duongkcx3 có gì đó chưa ổn, đó là cách xác định hệ số nền. Hệ số nền là tỷ số giữa ứng suất và độ lún, đơn vị của nó là kN/m3, T/m3. Nếu theo bác duongkcx3 thì thứ nguyên là T/m (tổng giá trị lực dọc của công trình / độ lún giới hạn). Xin bác giải thích rõ hơn về vấn đề này. Theo các bác, nếu như thiết kế không được cung cấp hồ sơ khảo sát địa chất thì hệ số nền của móng băng và móng bè (nếu được) được xác định như thế nào? Mong được học hỏi thêm.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

                  Nguyên văn bởi tuanxd
                  Theo em thấy phương pháp của bác duongkcx3 có gì đó chưa ổn, đó là cách xác định hệ số nền. Hệ số nền là tỷ số giữa ứng suất và độ lún, đơn vị của nó là kN/m3, T/m3. Nếu theo bác duongkcx3 thì thứ nguyên là T/m (tổng giá trị lực dọc của công trình / độ lún giới hạn). Xin bác giải thích rõ hơn về vấn đề này. Theo các bác, nếu như thiết kế không được cung cấp hồ sơ khảo sát địa chất thì hệ số nền của móng băng và móng bè (nếu được) được xác định như thế nào? Mong được học hỏi thêm.
                  Trong các giáo trình nền móng của các thầy ở trường ĐHXD thì hệ số nền có thứ nguyên là T/m3 là vì khi tính toán đã chia cho cả diện tích móng còn trong Sap thì hệ số nền được khai báo chưa chia cho diện tích móng nên có thứ nguyên là T/m. Thực tế hệ số nền mà bọn mình được học trong trường với hệ số nền khai báo trong Sap có ý nghĩa như nhau.
                  vấn đề thứ hai nếu không có khảo sát địa chất thì không thể tính móng được vì tính móng bao gồm tính lún (biến dạng) và tính áp lực đất đáy móng. ở trong sáp thực chất không có lún nà chỉ là chuyển vị của dầm móng (nó tương đương độ lún) từ chuyển vị tính ra nội lực trong dầm móng và tính cốt thép dầm móng. còn trong sáp không hỗ trợ tính áp lực đất dưới đáy móng mà cái này phải căn cứ vào khảo sát đia chất của nền móng mới xác định được

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

                    Nguyên văn bởi kết cấu sư View Post
                    Tôi dùng chương trình SAFE để tính toán tiết kế 1 móng bè (có kích thước khá lớn khoảng 50x60m). Nhưng tôi đang lúng túng khi lấy Subgrade Modulus. Bác nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo!
                    Tôi tính hệ số nền theo công thức của Bowles khi làm thuyết minh liệu có ổn không? Các bác có công thức nào tính hệ số nền theo TCVN xin mách giùm! Thanks!
                    Tôi xin phép được góp vài ý :
                    Tính toán hệ số nền trên cơ sở Cz=p/∆S, trong đó S là độ lún trực tiếp khi chất tải, ( TCVN gọi là tính theo phương pháp lớp biến dạng tuyến tính ) cần phân biệt độ lún này khác với độ lún do cố kết thấm
                    Quan hệ áp lực p trên bàn nén và độ lún S khi chịu tải cho bởi đường cong trong phạm vi tuyến tính : Cz=P/S (KN/m^3) được gọi là hệ số nền
                    Kz=p.Fm/S(KN/m^3) được gọi là độ cứng theo phương đứng Z
                    Theo các phương khác :
                    Trượt : Kx=T/x=t.Fm/x=Cx.Fm
                    Quay : Kφ=M/φ=Cφ.Ix
                    Xoắn : Kψ=Mz/ψ=Cψ/Iz
                    Tính độ lún trực tiếp khi đặt tải ( Immediate Settlement)
                    THeo công thức Bowles ( 1987) được phát triển từ lý thuyết đàn hồi của Timoshenko và Goodier


                    với B'=0,5B tại tâm móng và =B tại góc
                    m=4 tại tâm và =1 tại góc; chọn μ=0,25:0,3, tra biểu đồ ảnh hưởng theo chiều sâu Hm/B: => tính được If
                    Lần lượt tính giá trị trung bình của của hệ số nền tại tâm móng và góc móng tính được hệ số nền
                    Theo công thức trong tài liệu của Bowles được suy từ khả năng chịu tải nền giống như quy phạm CHnII 18-53 của Nga
                    Cz=40.(HSAT).qa

                    Theo công thức Vogt
                    Móng chữ nhật : Cz=1,33.E_0/∛(b^2.a)
                    Theo lí thuyểt bán không gian đàn hồi đẳng hướng
                    Cz=x_z.E_s/(1-μ^2 ).1/√F
                    Viện Khoa học Việt Nam cho đất dính
                    Cz=(250B+650).E0, B; độ sệt đất dính
                    Ngoài ra còn nhiều công thức khác như Vesic, koler Scheidig, phương pháp Xavinov,Pauw... , cần có sự lựa chọn các kết quả và so sánh để chọn ra được hệ số nền nào tương ứng thích hợp để tính toán cho hợp lí ( tùy thuộc vào quan niệm của từng người thiết kế).
                    Vài dòng xin được đóng góp
                    Thân chào.
                    Last edited by ksnbk; 01-08-2010, 01:35 PM.
                    "Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi là duy nhất"
                    sigpic

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

                      Nguyên văn bởi sonxd2003
                      "Cz=P/S (KN/m^3) được gọi là hệ số nền
                      Kz=p.Fm/S(KN/m^3) được gọi là độ cứng theo phương đứng Z"
                      Rất cảm ơn bác vì bài viết về hệ số nền hay tuyệt. Bác xem cái đơn vị màu đỏ có ổn không, e nghĩ cái đơn vị đó phụ thuộc vào đơn vị của Fm.
                      Vâng bác nói đúng , em chỉ lấy ví dụ thôi thường thì em dùng đơn vị này( theo TC mới cho phù hợp) . Cái này tuỳ thuộc từng người thiết kế thôi.
                      Chúc bác Sơn và anh em công tác tốt !
                      Thân ái
                      "Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi là duy nhất"
                      sigpic

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Khai báo hệ số nền thế nao?

                        Sẵn vấn đề tôi xin nói thêm đôi chút :
                        Như các kết quả đã được nghiên cứu và thực nghiệm , cho thấy sự phân bố áp lực đáy móng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như dạng tải trọng đặt lên hệ móng, độ cứng móng, tính biến dạng dẻo trong đất nền... Cho đến nay vẫn chưa có được một phuơng pháp hoàn chỉnh nào để xác định chính xác sự phân bố áp lực dưới đáy móng có xét đến đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đó. Các phuơng pháp xác định áp lực đáy móng hiện nay thường dùng trong thực tế chỉ là những phương pháp gần đúng. Có 2 phuơng pháp chính , đó là phuơng pháp hệ số nềnphuơng pháp nền biến dạng tuyến tính. Phuơng pháp được áp dụng rộng rãi hơn hiện nay là phuơng pháp coi đất nền như một môi trường biến dạng tuyến tính. Về các vấn đề này các bác nghiên cứu thêm ở giáo trình cơ học đất ! Có lẻ những lí thuyết đàn hồi được áp dụng trong cơ đất còn cứng nhắc chưa thể hiện hết được bản chất của đất ( đất có 3 pha lỏng khí rắn ,tính đồng nhất, không đồng nhất đẳng hướng),vì vậy còn nhiều hạn chế, chỉ tính gần đúng chứ chưa hoàn toàn chính xác.
                        Vấn đề tôi muốn nói ở đây chúng ta cần cẩn trọng trước nhưng con số cơ lý về đất, cần nắm vững kiến thức một cách chắc trước khi đưa ra phuơng án thiết kế khả thi nhất , hợp lí nhất đấy mới là tiêu chí cần đạt đến của người thiết kế
                        "Tôi không hoàn hảo, nhưng tôi là duy nhất"
                        sigpic

                        Ghi chú

                        Working...
                        X